Những đóng góp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 94)

công tác xây dựng ngành

Đầu năm 2013, phòng dân sự được biên chế 7 cán bộ, kiểm sát viên, 100% cán bộ có trình độ Đại học, 85% là đảng viên. Trong năm đơn vị đã xây dựng được khối đoàn kết, hỗ trợ tạo điều kiện giúp nhau trong công tác cũng như trong sinh hoạt, hiện nay cả 7 đồng chí về cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ song số lượng công việc nhiều, thực hiện việc tăng thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, theo đó Viện kiểm sát tham gia 100% phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Đề nghị lãnh đạo điều động tăng cường thêm cán bộ, kiểm sát viên cho phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chung.

Lãnh đạo phòng phối hợp với Bí thư chi bộ thường xuyên quán triệt các Quy chế, quy định của ngành đối với cán bộ trong đơn vị, sắp xếp công việc để mọi cán bộ, đảng viên tham gia học tập các Nghị quyết, Chỉ thị đầy đủ, đúng quy định.

Đơn vị đã tăng cường quản lý việc thực hiện Quy chế, quy định, kỷ luật lao động; qua đó tập trung nâng cao chất lượng hoạt động công tác, chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động. Tiếp tục duy trì, tổ chức nghiêm túc việc đọc báo đầu giờ làm việc buổi sáng để cập nhật thông tin và quản lý lao động, kết hợp phân công công tác trong đơn vị; Lãnh đạo phòng thực hiện việc chấm công lao động đối với công chức, nhân viên trong đơn vị; Công chức, nhân viên trong đơn vị phấn đấu thực hiện nghiêm túc việc mặc trang phục của ngành Kiểm sát nhân dân đeo phù hiệu Kiểm sát trong giờ làm việc và khi thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Thực hiện việc ghi nhật ký công tác cá nhân hàng ngày, tham gia giải quyết các vụ việc dân sự đúng theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao vị thế của ngành trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện cuộc vận động "Đổi mới, chất lượng, kỷ cương, hướng về cơ sở" của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Cán bộ, kiểm sát viên trong phòng đều có ý thức rèn luyện, học tập chuyên môn, chính trị, đạo đức lối sống… nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hoạt động của

đơn vị đều gắn với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", phấn đấu hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Trong năm 2013 toàn thể cán bộ, kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ ở khâu công tác này đã có nhiều cố gắng, nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, không ngừng nâng cao nhận thức pháp luật, trách nhiệm trong công tác đã phát hiện được nhiều vi phạm trong áp dụng pháp luật của Tòa án, từ đó tham mưu cho lãnh đạo ban hành văn bản kháng nghị, kiến nghị đến các Tòa án, bảo đảm cho việc thực thi pháp luật nghiêm chỉnh, thống nhất, chất lượng các bản kháng nghị của 2 cấp kiểm sát ngày càng được nâng lên, do đó tỉ lệ Tòa án chấp nhận kháng nghị ngày càng cao [19].

Bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau: một số cán bộ, kiểm sát viên, kiểm tra viên ở cả hai cấp chưa tâm huyết với khâu công tác này, chưa đào sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật nên việc phát hiện các vi phạm của Tòa án đang còn hạn chế.

Thực hiện Nghị quyết số 1253 Ủy ban tư pháp khóa 13 thành lập Đoàn giám sát việc Chấp hành pháp luật trong việc xử lý tội phạm về tham nhũng, chức vụ và chấp hành pháp luật đối với việc giải quyết khiếu nại, đề nghị xem xét lại bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm tại tỉnh Thanh Hóa.

* Việc chấp hành pháp luật của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân đối với việc giải quyết khiếu nại đề nghị xem xét lại bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tòa án và Viện kiểm sát tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận thụ lý giải quyết 45 đơn khiếu nại, đề nghị xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Kết quả Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 10 vụ; Viện kiểm sát đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 20 vụ.

Số lượng đơn khiếu nại, đề nghị xét lại bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại địa phương không nhiều, nhưng có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân của tình trạng này là do số vụ, việc tranh chấp dân sự phát sinh ngày càng nhiều, tính chất ngày càng phức tạp, trình độ năng lực của một số cán bộ, kiểm sát viên, thẩm phán còn có những hạn chế nên có

trường hợp quyết định thiếu chính xác… Trước tình hình đó, Tòa án tỉnh Thanh Hóa và Viện kiểm sát tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cố gắng trong công tác giải quyết đơn khiếu nại, đề nghị xem xét lại bản án, quyết định dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc tiếp nhận thụ lý và giải quyết đơn nhìn chung bảo đảm trình tự và thời gian theo đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện các sai sót, vi phạm của bản án, quyết định thì Viện trưởng Viện kiểm sát và Chánh án Tòa án tỉnh đã kịp thời ban hành kháng nghị, đưa ra xét xử giám đốc thẩm, không để xảy ra tình trạng khiếu nại kéo dài. Đối với những bản án, quyết định có căn cứ, đúng pháp luật thì Tòa án nhân dân đều có văn bản trả lời kịp thời cho người khiếu nại, người kiến nghị. Khi Viện kiểm sát tỉnh có yêu cầu rút hồ sơ để nghiên cứu, Tòa án nhân dân các cấp đều thực hiện nghiêm túc. Qua xem xét, không có trường hợp nào Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân đã trả lời không có căn cứ kháng nghị, nhưng sau đó người có thẩm quyền lại ban hành kháng nghị để giải quyết lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

* Thực trạng xét xử của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với các vụ án có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã thụ lý, xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm 30 vụ (10 vụ do Chánh án Tòa án tỉnh kháng nghị; 20 vụ do Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị); đã xét xử 30 vụ và chấp nhận kháng nghị 25 vụ (10 vụ của Tòa, 15 vụ của Viện); không chấp nhận 5 vụ do Viện tỉnh kháng nghị [19].

Về cơ bản công tác xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án đã được Tòa án và Viện kiểm sát tỉnh Thanh Hóa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Việc ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và chuyển giao quyết định cho các đương sự và các cơ quan có liên quan, việc tổ chức xét xử bảo đảm đúng trình tự, thủ tục và thời hạn theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Kết quả xét xử giám đốc thẩm của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhìn chung đều có căn cứ đúng pháp luật.

Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tuyên không chấp nhận 5 quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

dân tỉnh, trong đó có 4 vụ có sai sót về việc tính án phí. Qua báo cáo, Đoàn giám sát của Ủy ban tư pháp Quốc hội kết luận: mặc dù các kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đối với 4 vụ án này là có căn cứ, nhưng lỗi vi phạm là không lớn, không làm thay đổi bản chất vụ việc. Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa cần có biện pháp khắc phục nghiêm túc, rút kinh nghiệm chung trong toàn ngành để việc áp dụng pháp luật cần nghiêm chỉnh và đúng đắn. Trong thời gian tới Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cần phối hợp tốt hơn nữa với Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa để nâng cao hơn nữa chất lượng các kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm [19].

Chất lượng giải quyết, xét xử các vụ, việc dân sự của ngành Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa từng bước được nâng cao; việc ra bản án, quyết định cơ bản đúng quy định của pháp luật; hầu hết các quyết định đều rõ ràng, bảo đảm tính chính xác, cụ thể, phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, do lỗi chủ quan của Thẩm phán nên vẫn còn có những bản án, quyết định tuyên thiếu cụ thể, sai sót, cơ quan thi hành án không thi hành được. Viện kiểm sát tỉnh, đề nghị Tòa án tỉnh cần tổng kết, rút kinh nghiệm để chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục tình trạng này trong toàn ngành.

Nguyên nhân của tình trạng trên do biên chế còn hạn chế mà công việc nhiều. Thực tế có vụ qua kiểm tra giám đốc án nhưng Tòa cấp tỉnh không phát hiện được, Viện kiểm sát tối cao và Tòa án tối cao rút hồ sơ lên nghiên cứu thì lại phát hiện vi phạm và có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, kết quả Hội đồng giám đốc thẩm Tòa án tối cao đã hủy án để xét xử lại 7 vụ. Qua công tác, Tòa án tỉnh và Viện kiểm sát tỉnh đã rút kinh nghiệm, tăng cường công tác kiểm tra, giám đốc án, kiện toàn đội ngũ cán bộ, thẩm phán, kiểm sát viên bảo đảm kịp thời phát hiện các vi phạm để kháng nghị hoặc đề nghị Chánh án tối cao, Viện trưởng tối cao kháng nghị, góp phần hạn chế khiếu nại kéo dài và giảm bớt tình trạng quá tải trong việc giải quyết đơn khiếu nại, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm tại Viện tối cao và Tòa tối cao.

* Việc chấp hành pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân đối với việc giải quyết khiếu nại, đề nghị xét lại bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhận được 16 đơn khiếu nại và 03 báo cáo của cơ quan tổ chức đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Qua nghiên cứu, Viện kiểm sát tỉnh Thanh Hóa đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 6 vụ, Tòa án nhân dân tỉnh đã xét xử 5 vụ và chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Viện kiểm sát, còn 1 vụ chưa xét xử. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã báo cáo đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 2 vụ; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 4 vụ, Viện kiểm sát tối cao đã rút hồ sơ nghiên cứu, giải quyết 1 vụ, còn lại 6 đơn không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nên Viện kiểm sát tỉnh Thanh Hóa đã trả lời cho đương sự biết [19].

Đoàn giám sát nhận thấy, việc giải quyết đơn khiếu nại, đề nghị xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa quan tâm, giải quyết, cơ bản không để xảy ra tình trạng khiếu nại gay gắt, kéo dài. Không có trường hợp nào Viện kiểm sát trả lời đơn khiếu nại, đề nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thảm, tái thẩm là không có căn cứ nhưng sau đó người có thẩm quyền lại kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trong thời gian qua, thông qua kiểm sát việc giải quyết các bản án, quyết định dân sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 20 vụ; Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã chấp nhận kháng nghị 15 vụ, không chấp nhận 5 vụ [19].

Đoàn giám sát đánh giá cao những cố gắng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, đề nghị xét lại bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và công tác kiểm sát việc giải quyết các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nhân dân. Mặc dù vậy, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa cần nâng cao hơn nữa chất lượng các kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, bảo đảm các căn cứ kháng nghị, sự cần thiết phải kháng nghị, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phải rút kháng nghị hoặc Tòa án không chấp nhận kháng nghị.

* Tình hình tổ chức cán bộ tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa, nhìn chung đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và giải quyết đơn thư khiếu nại, đề nghị xem xét lại bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đã được kiện toàn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Việc phân loại đơn khiếu nại cơ bản kịp thời, đúng thời gian quy định và Quy chế của Ngành, tạo điều kiện để các đơn vị nghiệp vụ nghiên cứu xem xét đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh kháng nghị hoặc báo cáo đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm kịp thời.

Chương 3

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Thời gian tới, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên về nhận thức và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi. Viện kiểm sát các cấp cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 94)