Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 76)

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa

kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2013; Hướng dẫn công tác số 06/HD- VKSTC-V5 ngày 18/1/2013 của Vụ 5 Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự năm 2013 và Kế hoạch công tác kiểm sát số 01/KH- VKSTH ngày 18/1/2013 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Phòng dân sự Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã đạt kết quả công tác năm 2013 như sau:

Kiểm sát thụ lý, giải quyết vụ, việc sơ thẩm: 14 vụ, việc đều là án hôn nhân, kiểm sát 100% các Thông báo thụ lý, tham gia 100% các phiên họp dân sự, lập hồ sơ kiểm sát đầy đủ; các phiên họp Kiểm sát viên đã chuẩn bị bài phát biểu đầy đủ, có chất lượng, đúng luật. Kiểm sát thụ lý giải quyết các vụ, việc phúc thẩm: 164 vụ, trong đó Viện kiểm sát kháng nghị 14 vụ; Tòa án chấp nhận 14 kháng nghị của Viện kiểm sát. Kết quả kiểm sát: Viện kiểm sát tham gia 100% phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, nghiên cứu và lập hồ sơ đầy đủ. Kiểm sát thụ lý, giải quyết vụ, việc giám đốc thẩm: 8 vụ trong đó Viện kiểm sát kháng nghị 7 vụ Tòa án kháng nghị 1 vụ. Các kháng nghị được chấp nhận 6 vụ, đương sự không yêu cầu giải quyết 1 vụ, còn 1 vụ Tòa án không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát với lý do: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự tuy có sai sót trong việc tính án phí ly hôn sơ thẩm và án phí cấp dưỡng định kỳ nhưng không gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, thiệt hại của đương sự cũng không lớn và đương sự không yêu cầu giải quyết lại vụ án, việc sai sót này chưa đến mức độ vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, do đó chưa cần thiết phải hủy án sơ thẩm về phần án phí [19].

Nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện: tổng số 3349 bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện gửi đến, yêu cầu chuyển 28 hồ sơ vụ việc để nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền. Kết quả, đã ban hành 8 kiến nghị đối với Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh, ban hành 6 kháng nghị phúc thẩm, 3 kháng nghị giám đốc thẩm. Tổng số vụ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa kháng

nghị trong năm 2013 là 26 vụ (23 kháng nghị phúc thẩm; 3 kháng nghị giám đốc thẩm); 40 bản kiến nghị Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh khắc phục những vi phạm và thiếu sót trong quá trình áp dụng pháp luật. Viện kiểm sát tỉnh báo cáo đề nghị Viện kiểm sát tối cao kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm 4 vụ [19].

Qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện những vi phạm của Tòa án trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự: Vi phạm trong việc tiếp nhận, xác minh, thu thập, sử dụng chứng cứ chứng minh không đầy đủ, toàn diện, vi phạm về trình tự, thủ tục lấy lời khai đương sự, người có liên quan, vi phạm trong việc trưng cầu giám định, định giá tài sản. Vi phạm về việc triệu tập không đầy đủ người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng. Vi phạm trong việc thực hiện các quy định về án phí, lệ phí (không quyết định về án phí cấp dưỡng, thu tiền tạm ứng án phí, quyết định không chính xác số tiền án phí có giá ngạch, căn cứ áp dụng pháp luật về án phí…). Những vi phạm khác như: áp dụng căn cứ đình chỉ vụ án, hậu quả của việc đình chỉ vụ án, quyền tự định đoạt của đương sự, căn cứ áp dụng pháp luật, trách nhiệm chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, hình thức, nội dung… Vi phạm về việc gửi bản án, quyết định cho Viện kiểm sát, vi phạm về việc thông báo thụ lý vụ án cho đương sự chậm, vi phạm thời hạn thẩm định, vi phạm thời hạn giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn. Vi phạm thời hạn ra quyết định Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Vi phạm về thời hạn thu tiền tạm ứng án phí về việc phản tố của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Vi phạm về việc xác định quan hệ pháp luật, vi phạm về thời hiệu khởi kiện đối với số tiền lãi…

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2012 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, hai cấp kiểm sát tỉnh Thanh Hóa đã tích cực chủ động, linh hoạt trong việc kiểm sát các bản án, quyết định tố tụng cũng như bố trí Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp theo tinh thần của Luật sửa đổi một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011. Kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật về nội dung và thủ tục tố tụng tại phiên tòa, trong bản

án, quyết định của Tòa án để thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị theo các thủ tục tố tụng. Trong năm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã Thông báo rút kinh nghiệm công tác kiến nghị, kháng nghị, thống kê nghiệp vụ và việc sao gửi các bản án, quyết định tố tụng dân sự năm 2012. Thông báo rút kinh nghiệm 6 tháng đầu năm 2013 về tăng cường công tác kháng nghị, kiến nghị và kỹ năng phát hiện vi phạm. Yêu cầu Viện trưởng 27 Viện kiểm sát cấp huyện sơ kết 1 năm việc thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. Thông báo rút kinh nghiệm vụ án Hôn nhân gia đình có vi phạm nghiêm trọng trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm. Thông báo rút kinh nghiệm vụ án chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn của Tòa án cấp huyện vi phạm thủ tục tố tụng. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành các đoàn kiểm tra công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự của 7 đơn vị cấp huyện, cho ý kiến thỉnh thị công tác nghiệp vụ đối với 5 đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện. Tổ chức tập huấn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự sau một năm thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự và triển khai 5 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho Lãnh đạo và cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác dân sự của 27 đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện. Chỉ đạo triển khai 27 đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện thực hiện phiên Tòa rút kinh nghiệm theo công văn số 2085 ngày 27/6/2013 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, từ đó nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kiểm sát tại phiên tòa, giảm bớt tình trạng khiếu kiện của nhân dân. Viện kiểm sát tỉnh Thanh Hóa tổng hợp tình hình tranh chấp nhà đất, những kinh nghiệm, kỹ năng, khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự liên quan đến nhà đất. Báo cáo Ủy ban tư pháp Quốc hội về việc chấp hành pháp luật đối với việc giải quyết khiếu nại, đề nghị xét lại bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; xây dựng kế hoạch tổ chức lấy ý kiến đối với Luật Đất đai sửa đổi [19].

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 76)