Nguyên nhân của những hạn chế nhược điểm trên

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 59)

2.1.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Trước hết lực lượng cán bộ, Kiểm sát viên chưa đáp ứng yêu cầu biên chế cán bộ, kiểm sát viên của phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh, bộ phận công tác của Viện kiểm sát cấp huyện chưa tương xứng với số vụ việc dân sự mà đơn vị thụ lý kiểm sát; ở một số địa phương, Kiểm sát viên nghiên cứu số lượng hồ sơ, tham gia phiên tòa bình quân trong tháng là cao.

Một số lãnh đạo Viện kiểm sát còn nể nang trong việc thực hiện thẩm quyền kiến nghị, kháng nghị. Tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, kiểm sát viên chưa đáp ứng yêu cầu; không ít cán bộ, kiểm sát viên còn hạn chế trong nhận thức và vận dụng các quy định của pháp luật trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự.

Nhiều kiểm sát viên nhận thức chưa đúng về quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm, cho là Kiểm sát viên chỉ được hỏi và phát biểu về tố tụng; không được hỏi, phát biểu về nội dung vụ án. Vì vậy, Kiểm sát viên khi hỏi đương sự hoặc phát biểu tại phiên tòa thường né tránh những vấn đề liên quan đến nội dung vụ án.

Công tác quản lý chỉ đạo điều hành trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự của Viện kiểm sát các cấp phát sinh những bất cập; việc phối hợp gửi bản án, quyết định của Viện kiểm sát cấp dưới cho Viện kiểm sát cấp trên; việc phân công kiểm sát bản án, quyết định còn mang tính hình thức.

2.1.3.2. Nguyên nhân khách quan

Một số Thông tư liên tịch, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì nhưng vẫn còn chậm. Gần đây một số văn bản mới được ban hành nên những khó khăn vướng mắc của các địa phương phản ánh trong khi thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi thời gian đầu còn chưa tháp gỡ kịp thời; sự phối hợp giữa Tòa án và Viện kiểm sát ở một số địa phương chưa chặt chẽ.

Một số quy định của Thông Tư liên tịch số 04/2012/TTLT chưa được nhận thức đúng đắn và thực hiện thống nhất giữa hai ngành Kiểm sát, Tòa án; như việc

thông báo những vụ án mà Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm, yêu cầu chuyển hồ sơ để xem xét kháng nghị. Một số Tòa án chậm chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát khi có yêu cầu, nhất là những yêu cầu chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Đánh giá chung

Mặc dù còn có những khó khăn, túng túng bước đầu và những hạn chế, nhược điểm như phân tích, đánh giá trên nhưng được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện, tổ chức triển khai kịp thời của Thủ trưởng các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của lãnh dạo Viện, các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, toàn ngành Kiểm sát đã chủ động đề ra các chủ trương biện pháp quản lý, điều hành đồng bộ, hợp lý nên chỉ trong thời gian ngắn các cấp Kiểm sát đã triển khai thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, nhiều mặt công tác đạt kết quả tích cực.

Qua hơn một năm thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, vị thế, vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự được đề cao, tác động mạnh mẽ đến các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng dân sự, nhất là ở giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, góp phần làm cho việc thụ lý giải quyết các vụ, việc dân sự của Tòa án tốt hơn, tạo thêm niềm tin của nhân dân với các cơ quan tư pháp. Đồng thời, người dân ngày càng hiểu rõ hơn về quyền hạn, trách nhiệm pháp lý của Viện kiểm sát trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự đã trưởng thành về nhiều mặt, có bản lĩnh vững vàng, ý thức trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ ngày càng được nâng cao; đại bộ phận Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp đảm bảo chất lượng, hiệu quả, nhất là ở các phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm.

Viện kiểm sát các cấp khẩn trương sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ; kịp thời thông tin, báo cáo về tình hình kết quả công tác kiểm sát; những khó khăn, vướng mắc trong nhận thức và áp dụng pháp luật dân sự. Các đơn vị thực hiện công tác kiểm sát dân sự phối hợp chặt chẽ, hổ trợ nhau trong thực hiện chức

năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát các cấp.

Công tác kiểm sát việc thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án được thực hiện chặt chẽ, đầy đủ hơn. Nhiều địa phương có sự phối hợp tốt giữa các cấp kiểm sát, các đơn vị hữu quan trong việc kiểm sát bản án, quyết định giải quyết các vụ, việc dân sự của Tòa án, kịp thời phát hiện vi phạm và ban hành kháng nghị hoặc kiến nghị yêu cầu cơ quan xét xử khắc phục vi phạm. Viện kiểm sát các cấp đã tích lũy được những bài học kinh nghiệm bước đầu về bố trí, phân công cán bộ thực hiện công tác kiểm sát, về kiểm sát tuân theo pháp luật tại phiên tòa, phiên họp.

2.2. Công tác thực hiện chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay

Sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự trong ngành kiểm sát nhân dân

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT -VKSTC ngày 2/1/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sơ kết một năm thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi

Ngay sau khi Quốc hội thông qua Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung,

ngày 20/5/2011, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số

06/2011 chỉ đạo, quán triệt triển khai thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi trong ngành; ban hành Chỉ thị 04/CT ngày 17/5/2012 về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự, hành chính. Chỉ thị công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2012, 2013, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo Viện kiểm sát các cấp tập trung thực hiện các biện pháp đồng bộ để làm tốt công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự; rà soát các quy chế về tổ chức và hoạt động, quy chế nghiệp vụ; hệ thống sổ sách, biểu mẫu thống kê… để báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát tối cao chỉ đạo sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự; rà soát các văn bản hướng dẫn pháp luật không còn phù hợp để báo cáo cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung. Viện kiểm sát nhân dan tối cao tổ chức hội nghị tập huấn quán triệt những nội dung mới, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Hội nghị tập huấn quán triệt Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT ngày 1/8/2012, Quy chế công

tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự.

Nhằm đổi mới và tăng cường công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy chế về chế độ thông tin báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân, Quy chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự; Hệ thống biểu mẫu tố tụng dân sự; Hệ thống các chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành kiểm sát nhân dân. Công tác quản lý báo cáo tình hình chấp hành pháp luật trong hoạt động tư pháp.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát các địa phương đã chủ động phối hợp với Tòa án cùng cấp sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các Quy chế phối hợp; trao đổi về chức năng, mục đích, yêu cầu của công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự; về quan điểm nhận thức pháp luật trong thực hiện một số quy định mới của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi. Chủ động triển khai các văn bản pháp luật; hướng dẫn nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, xây dựng các tài kiệu hướng dẫn kỷ năng kiểm sát cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên của đơn vị và ở địa phương.

Khẩn trương kiện toàn về tổ chức cán bộ

Viện kiểm sát các cấp khẩn trương rà soát tổ chức cán bộ để kiện toàn, sắp xếp bố trí hợp lý, tăng cường cán bộ, Kiểm sát viên cho các đơn vị thực hiện công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính. Vụ Tổ chức cán bộ đã xây

dựng Đề án: "Kiện toàn bộ máy cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện

chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính đáp

ứng yêu cầu nhiệm vụ" [23], trên cơ sở nội dung Đề án, Viện kiểm sát các cấp triển

khai kiện toàn về tổ chức, điều động, tăng biên chế cho các đơn vị thực hiện công tác kiểm sát dân sự:

Năm 2012, Vụ dân sự thuộc Viện kiểm sát tối cao thành lập thêm 2 phòng: phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự khu vực phía Nam và phòng tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ Viện kiểm sát các địa phương. Hiện nay, Vụ dân sự có 6 phòng, 49 biên chế; Vụ Hành chính có 3 phòng, 17 biên chế. Các Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm 1,2,3

thành lập phòng kiểm sát theo thủ tục phúc thẩm các vụ, việc dân sự, hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, có 40 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố có các phòng Hành chính, kinh doanh, lao động riêng và phòng Dân sự riêng, còn 23 Viện kiểm sát cấp tỉnh, thành phố chung phòng án hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động, dân sự chung…

Từ 01/01/2012 đến 30/4/2013, Viện kiểm sát các địa phương biên chế 2.919 cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác dân sự, kinh doanh, thương mại, hành chính, lao động. Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 618 biên chế, gồm 323 Kiểm sát viên trung cấp, 82 Kiểm sát viên sơ cấp, 213 kiểm tra viên, chuyên viên. Trình độ chuyên môn: 100 % Cử nhân Luật, 71 đ/c thạc sỹ hoặc tiến sỹ. Viện kiểm sát cấp tỉnh phân công 1 lãnh đạo phụ trách. Viện kiểm sát cấp quận, huyện, thị xã,thành phố thuộc tỉnh có 2.301 biên chế: gồm 432 Kiểm sát viên trung cấp, 1432 Kiểm sát viên sơ cấp, 437 kiểm tra viên, chuyên viên. Trình độ chuyên môn: 100% Cử nhân luật; 31 người có thạc sỹ; 01 lãnh đạo Viện hoặc 1 Kiểm sát viên phụ trách [20].

Với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên trong thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự của toàn ngành kiểm sát nhân dân có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nhiều mặt công tác đạt kết quả tích cực.

Công tác xây dựng pháp luật, hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ đáp ứng công tác mới của công tác kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Viện khoa học kiểm sát, Vụ dân sự, các đơn vị liên quan thuộc Viện phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao tham mưu cho lãnh đạo hai ngành ban hành Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLN ngày 01/8/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi về kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Thông tư số 04 đã giải quyết những vấn đề cơ bản của công tác kiểm sát việc tuân

theo pháp luật trong giải quyết các vụ, việc dân sự, tháo gỡ những vướng mắc trong việc yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để Viện kiểm sát xem xét kháng nghị; Tham gia ý kiến để ban hành 05 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi [5]; Hai ngành tiếp tục hoàn thiện để ban hành 03 Thông tư liên tịch trong thời gian tới.

Để kịp thời thực hiện Chỉ thị của Viện trưởng về triển khai thi hành Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành nhiều văn bản Hướng dẫn về kiểm sát việc tuân theo pháp luật và phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm; tập hợp các vướng mắc về nhận thức và áp dụng pháp luật trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự để hướng dẫn thực hiện thống nhất. Vụ dân sự tập hợp những vướng mắc pháp luật và ban hành tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tổng hợp kinh nghiệm kỷ năng kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự.

Để quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương kịp thời xây dựng các Kế hoạch, Chương trình công tác năm của đơn vị, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ. Nhiều địa phương tổ chức các hội nghị quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bồi dưỡng kỷ năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật cho cán bộ, kiểm sát viên làm công tác dân sự.

Năm 2013, Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát Hà Nội nay là Trường Đại Học Kiểm sát Hà Nội đã mở trên 10 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát cho hơn một nghìn lượt cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát dân sự, hành chính của các Viện kiểm sát địa phương. Cùng với đào tạo, bồ dưỡng nghiệp vụ, Viện kiểm sát tối cao còn tổ chức các lớp tập huấn, biên soạn các tài liệu, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ… góp phần bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự [24].

Viện kiểm sát các địa phương chú trọng công tác tổng kết thực tiễn, tổng hợp những án bị hủy, sửa để thông báo rút kinh nghiệm chung ở địa phương, các đơn vị cũng đã chú trọng công tác chỉ đạo và tích cực hỗ trợ Viện kiểm sát cấp huyện trong công tác kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết các vụ, việc dân sự của Tòa án.

Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho Viện kiểm sát cấp dưới.

Do tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các đơn vị trong ngành; cố gắng của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên nên sau hơn một năm thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự có chuyển biến tích cực về chất lượng, hiệu quả.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổng hợp kết quả một năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, kết quả đạt được như sau:

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)