công tác kháng nghị trong tố tụng dân sự
Điển hình:
Thị Hà, được Tòa án nhân dân huyện Thiệu Hóa xét xử sơ thẩm. Tòa sơ thẩm quyết định: chấp nhận yêu cầu ly hôn của anh Hồng, anh Hồng được ly hôn chị Hà. Về tài sản anh Hồng được quyền sử dụng đất, sở hữu nhà tại tờ bản đồ số 9 thửa 294 diện
tích 124,2m2, phía bắc giáp quốc lộ dài 3,9m; phía nam giáp sông nhà Lê dài 4,08m;
phía tây giáp nhà ông Lê Văn Thu dài 31,19m, phía đông giáp nhà ông Cao Văn Bình dài 31,23m. Trị giá 1.051.829.000đ.
Giao cho chị Hà quyền sử dụng đất, sở hữu nhà tại tờ bản đồ số 09 thửa 171
diện tích 254,9m2; phía bắc giáp nhà bà Nguyễn Thị Duyên dài 17,6 m; phía nam
giáp nhà ông Kiểm dài 7,39m và nhà ông Thuộc dài 7,81m. Phía tây giáp nhà ông Tuấn dài 8,21m và ông Kỳ Nhữ dài 7,96m; phía đông giáp đường làng dài 15,96m; trị giá 381.930.000đ, ki ốt bán hàng trị giá 130.000.000đ. 01 tủ gỗ công nghiệp là 300.000đ, 01 bộ bàn ghế đồng kỵ là 5.000.000đ. 02 tivi Sam sung là 200.000đ, tổng cộng là 517.430.000đ.
Anh Hồng phải trả cho chị Hà là 319.949.500đ. Tổng tài sản chị Hà được hưởng trị giá 837.379.500đ; anh Hồng được hưởng tài sản trị giá 731.879.500đ
Dành quyền dân sự cho chị Lê Thị Định khởi kiện bằng vụ án dân sự khác nếu có yêu cầu.
Sau khi án tuyên có hiệu lực pháp luật, chị Hà và chị Định đã có đơn khiếu nại yêu cầu cấp giám đốc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm nêu trên để đảm bảo quyền lợi cho các chị.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự đã ban hành quyết định kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm vụ án dân sự nêu trên, đề nghị Hủy án sơ thẩm với lý do: Hai thửa đất mà Tòa án huyện Thiệu Hóa chia cho hai vợ chồng có số thửa và số diện tích không đúng, không trùng khớp với hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hai vợ chồng, trong khi hai giấy chứng nhận này vẫn nguyên giá trị pháp lý, chưa bị thay thế hoặc hủy bỏ.
Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa xét thấy: theo tài liệu của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên Môi trường
huyện Thiệu Hóa gửi cho anh Phan Xuân Hồng thì hộ anh Phan Xuân Hồng sử dụng 5 thửa đất trong đó có 2 thửa gồm: thửa số 171, tờ bản đồ số 09, diện tích
254,9m2 mục đích sử dụng là đất ở tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số
EO286638 và thửa số 294, tờ bản đồ 09, diện tích 124,2m2, đất ở và đã được cấp
giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AG 480407. Tòa sơ thẩm đã căn cứ vào các tài liệu này để chia tài sản cho anh Hồng, chị Hà. Sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, chị Hà khiếu nại và xuất trình 2 giấy giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất của vợ chồng thửa số 528, diện tích sử dụng là 250m2, đất ở và đất vườn
và thửa 555, tờ bản đồ số 4, diện tích sử dụng 88,5m2, đất ở. Ngày 18/4/2013 Viện
kiểm sát tỉnh Thanh Hóa có tiến hành xác minh về hiệu lực pháp luật của hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chị Hà xuất trình. Kết quả cho thấy: hai giấy chứng nhận này chưa bị thay thế, hủy bỏ, ngoài 2 thửa đất này, vợ chồng chị Hà, anh Hồng không còn thửa đất nào khác.
Như vậy, giữa tài liệu về nhà và đất ở mà Tòa án sơ thẩm lấy làm căn cứ chia tài sản vợ chồng và tài liệu giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất do chị Hà xuất trình không có sự trùng khớp về số thửa và diện tích đất sử dụng. Việc không trùng khớp các tài liệu về đất đai giữa cơ quan có thẩm quyền với đương sự đã làm cho quyết định của bản án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án. Do đó, Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa chấp nhận quan điểm kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa: Hủy bản án dân sự sơ thẩm nêu trên của Tòa án cấp sơ thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại từ đầu, đảm bảo chính xác, có căn cứ và đúng pháp luật [18].
* Vụ án Tranh chấp hôn nhân gia đình giữa chị Nguyễn Thị Nhung và anh Trương Đức Thể do Tòa án nhân dân huyện Cẩm Thủy xét xử. Cấp sơ thẩm quyết định: Về hôn nhân công nhận sự thuận tình ly hôn giữa bà Nhung và ông Thể. Về con chung, công nhận cháu Trương Đức Tài là con chung của ông Nhung, bà Thể. Giao cho bà Nhung trực tiếp nuôi cháu Tài đến tuổi thành niên, anh Thể có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con chung một tháng là 500.000đ kể từ tháng 2/2014 trở đi
ở thuộc thửa 1158, tờ bản đồ số 01 tại thôn Đại Đồng 1-2, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy là tài sản riêng của chị Nhung. Chị Nhung có trách nhiệm trả nợ cho chị Lê Thị Thanh số tiền 30 triệu đồng và 5 triệu đồng tiền vay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cẩm Thủy. Anh Thể được sở hữu 910 cây xoan trên diện tích 2,3 ha đất đồi của gia đình trị giá 10.920.000đ và anh Thể phải có trách nhiệm trả nợ 40 triệu đồng tiền vay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cẩm Thủy.
Không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm, anh Thể kháng cáo về việc anh không đánh đập cô Nhung, việc anh phải trả nợ cho Ngân hàng 40 triệu là quá nhiều, vì số tiền đấy cô Nhung chi tiêu anh không biết.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, tham gia các phiên tòa, phiên họp phúc thẩm với những vụ việc dân sự có kháng cáo, kháng nghị. Đối với hồ sơ vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án kiểm sát viên được phân công nhận thấy: Tòa án nhân dân huyện Cẩm Thủy đã có những vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án như sau:
1. Bản án sơ thẩm bị tẩy xóa, viết thêm. Như vậy cấp sơ thẩm đã vi phạm Điều 240 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về Sửa chữa, bổ sung bản án.
"Điều 240 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: 1. Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai..."
2. Hồ sơ vụ án thể hiện, chị Nhung có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không thu tiền tạm ứng án phí là vi phạm khoản 3, 4 Điều 11 Nghị quyết 01 ngày 13/6/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao.
"Điều 11. Nghị quyết 01 quy định về Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh.... 3. Trong trường hợp ngoài yêu cầu ly hôn, đương sự còn yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu chia 1/2 giá trị tài sản chung của vợ chồng thì người có yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với 1/2 giá trị tài sản chung của vợ chồng".
3. Trong vụ án này, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định: anh Thể có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con chung một tháng là 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng) nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không tuyên thu tiền án phí cấp dưỡng nuôi con là vi phạm khoản 10 Điều 27 Pháp lệnh án phí lệ phí Tòa án.
" Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí quy định về Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm...10. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ theo quyết định của Tòa án phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch".
4. Tài liệu thể hiện, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định thu thập tài liệu chứng cứ bằng biện pháp ra quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản chung của vợ chồng anh Thể chị Nhung theo quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự nhưng không thông báo đến Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm như vậy Tòa án cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vi phạm khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 04 ngày 1/8/2012; vi phạm khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự.
Điều 7 Thông tư liên tịch số 04 quy định: Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự, Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án dân sự sau đây:
1. Vụ án dân sự do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 86,87,88,89,90,92,93 và 94 Bộ luật tố tụng dân sự. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, kể từ khi thụ lý đến khi xét xử sơ thẩm, nếu phát hiện vụ án dân sự thuộc một trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát biết để Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm [21].
Từ những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng nêu trên, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm hủy một phần bản án sơ thẩm nêu trên về phần tài sản, giao hồ sơ để cấp sơ thẩm giải quyết lại từ đầu về phần tài sản đảm bảo đúng quy định của pháp luật [16].
* Vụ án Kiện dòi tài sản giữa ông Vũ Đình Hiền và bà Vũ Thị Từ, Vũ Thị Quyết. Tòa án nhân dân huyện Cẩm Thủy đã xét xử và quyết định: chia cho ông Hiền được quyền sở hữu trị giá tài sản 333.333.000đ. Chia cho bà Từ được quyền
sở hữu trị giá tài sản 193.333.000đ, trong đó bà đã nhận tiền đền bù 45.530.000đ và chia cho bà được quyền sử dụng đất ở 120m tại lô số 5 tờ bản đồ số 3 thửa 196 trị giá 30.000.000đ. Bà Quyết được sở hữu giá trị tài sản 187.867.000đ. Ông Hiền
được sử hữu diện tích đất ở 118,3m2 trị giá 567.840.000đ tại thửa số 667, tờ bản đồ
số 7 và nhà ở trị giá 45.631.000đ.
Bà Từ và bà Quyết có đơn kháng cáo đề nghị xem xét lại bản án, vì cấp sơ thẩm giải quyết không khách quan.
Thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa có quyết định kháng nghị bản án theo thủ tục phúc thẩm. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa xét xử phúc thẩm theo hướng hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vì vi phạm nghiêm trọng về nội dung và tố tụng.
Tại bản án dân sự phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa quyết định sửa bản án sơ thẩm, không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Thanh Hóa. Xác định 118,3m2 tại thửa số 667, tờ bản đồ số 07, tại Cửa Hà 1, xã
Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy thuộc quyền sử dụng của ông Vũ Đình Hiền. Xác định
bà Từ, bà Quyết có công tôn tạo duy trì, bảo quản đối với diện tích 118,3m2 đất của
ông Hiền và xây dựng, phát triển một số vật kiến trúc trên diện tích trên và trích công sức cho bà Từ, bà Quyết một phần giá trị trong khối tài sản trên bằng hiện vật.
Trích công sức cho bà Quyết 32,5m2 đất tại thửa số 667 tờ bản đồ số 7, thôn Cửa
Hà 1, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy có ranh giới tổng thành tiền 212.036.000đ. Ông Hiền có tổng trị giá thành tiền 469.582.000đ.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Vũ Đình Hiền có đơn khiếu nại bản án phúc thẩm theo trình tự giám đốc thẩm.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa cũng có báo cáo đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm bản án nêu trên.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đề nghị Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên giao hồ sơ vụ án về cho Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá xét xử phúc thẩm lại với nhận định: bố mẹ
ông là các cụ Vũ Đình Khải và Nguyễn Thị Khoa sinh được 4 người con. Năm 1971, ông đi bộ đội. Năm 1973 bố ông mất, mẹ và các em ông chuyển từ nơi ở xã Cẩm Phong về ở nhờ trên đất của ông Thọ. Năm 1976, ông dùng tiền về chế độ
phục viên, tiền dành dụm được vay thêm tiền mua khu nhà, đất 784m2 của bà
Nguyễn Thị Bến ở thôn Đương Huệ, xã Cẩm Phong nay là thôn Cửa Hà. Việc mua bán có giấy tờ ông đã nộp cho chính quyền địa phương và sang tên đổi chủ cho ông. Quá trình sử dụng ông đã bán đất cho anh Dũng, ông Lát và ông Toàn Chúc. Sau khi bán, diện tích đất còn lại 220m, năm 2002 nhà nước giải tỏa làm đường, chỉ còn
118,3m2. Tiền đền bù ông đã làm nhà, mua đất chuyển cư ở thôn Cửa Hà 2, đất này
đã làm trích lục cho bà Từ, tiền đền bù ông cho bà Từ để nộp tiền đất và góp tiền làm đường, bà Từ trực tiếp nhận ông cho luôn sau này lấy tiền làm nhà. Nay ông yêu cầu hai bà trả nhà đất cho ông. Các đương sự đều thừa nhận nguồn gốc diện tích đất đang tranh chấp được mua từ năm 1976 và sau đó cả gia đình sống trên mảnh đất này. Ông Hiền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích
118,3m2 đất đang tranh chấp. Cấp phúc thẩm xác định diện tích đất đang tranh chấp
thuộc quyền sử dụng của ông Hiền và xác định bà Từ, bà Quyết có công tôn tạo,
duy trì, bảo quản đối với diện tích đất 118,3m2 của ông Hiền để trích công sức cho
bà Từ 120 m2 đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Từ
năm 2003 trị giá 30 triệu đồng, trích cho bà Quyết 32,5m2 đất là phù hợp.
Trong vụ án này diện tích đất đang tranh chấp thực tế là 118,6m2. Theo quy
định tại Điều 17 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2008 của Chính phủ và khoản 2 Điều 4 Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo quyết định số 1700/2008/QĐ-UBND ngày 13/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đối với đất ở tại vùng nông thôn, vùng miền núi diện tích được phép tách thửa phải đảm bảo thửa đất còn lại và thửa đất được hình thành sau khi tách thửa có đủ điều kiện kích thước cạnh và diện tích tối thiểu (về kích thước cạnh tối
thiểu 5m, diện tích tối thiểu 60m2). Do đó, diện tích đất trên không đủ điều kiện để
chia, Tòa án cấp phúc thẩm chia cho bà Quyết 32,5m2 là trái với quy định trên,
Mặt khác, tại phần quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm còn tuyên bà Từ được sử dụng phần nhà ngói, các bán bình trên đất trị giá 56.036.000đ và cũng tuyên phần diện tích nhà ngói, bán bình, nhà vệ sinh, cây ăn quả có trên phần đất