Do hiện nay chƣa có quy định, tiêu chuẩn của Bộ Y tế để đánh giá điều kiện vệ sinh tại bếp chế biến hộ gia đình nên nghiên cứu đã dựa vào tiêu chí đánh giá của Bộ y tế dành cho cơ sở chế biến bếp ăn tập thể có điều chỉnh cho phù hợp với hộ gia đình để đánh giá điều kiện vệ sinh bếp ăn tại hộ gia đình.
THƢỚC ĐO CÁC TI U CHÍ BẢO ĐẢM ATTP TẠI BATT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/2001/QĐ-BYT ngày 03/10/2001 về việc “Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và các cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn”) [3].
5.1. Tiêu chí về vệ sinh đối với cơ sở
- Vị trí nhà bếp, nhà ăn phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trƣờng và phải cách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác.
- Bếp ăn phải đƣợc thiết kế và tổ chức theo nguyên tắc một chiều.
- Phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm, kho chứa hoặc nơi bảo quản thực phẩm phải đƣợc giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Thùng chứa rác phải có nắp đậy, không để rác rơi vãi ra xung quanh và nƣớc thải rò rỉ ra ngoài. Rác đƣợc tập trung xa nơi chế biến, phòng ăn và phải đƣợc chuyển đi hàng ngày, không để ứ đọng.
- Thùng chứa thức ăn thừa có nắp đậy và kín, không để thức ăn thừa vƣơng vãi ra ngoài, không để nƣớc thức ăn thừa rò rỉ.
- Cống rãnh khu vực chế biến, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng, không lộ thiên, hoặc cống phải có nắp đậy.
- Cơ sở phải có đủ nƣớc sạch để duy trì các sinh hoạt bình thƣờng của cơ sở, cũng nhƣ để cho ngƣời ăn rửa tay trƣớc và sau khi ăn. Nếu dùng nƣớc giếng, bể chứa thì phải có nắp đậy, miệng giếng, mặt bể cách mặt đất ít nhất 1 mét, không bị ô nhiễm từ bên ngoài. Các dụng cụ chứa đựng nƣớc sạch để chế biến và rửa tay phải đƣợc cọ rửa thƣờng xuyên, giữ gìn sạch sẽ.
5.2. Tiêu chí về vệ sinh đối với nhân viên
- Đeo khẩu trang, mặc quần áo chuyên dụng khi chế biến, chia thức ăn. - Mọi nhân viên phải tự giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt ngắn và giữ sạch móng tay; rửa tay bằng xà phòng trƣớc khi chế biến, phục vụ, bán thức ăn chín.
- Khi chia suất ăn, nhân viên phải dùng đụng cụ để chia thức ăn, không đƣợc dùng tay để bốc, chia thức ăn chín.
- Nhân viên chế biến không đƣợc ăn uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc lá trong bếp.
5.3. Tiêu chí về vệ sinh đối với dụng cụ
- Bát, đĩa, thìa, đũa, cốc, tách, các dụng cụ khác dùng cho ăn uống phải đƣợc rửa sạch, giữ khô.
- Ống đựng đũa, thìa phải khô, thoáng, sạch, làm bằng vật liệu không thấm nƣớc; sau khi rửa, phơi khô mới cắm đũa vào ống.
- Rổ, rá đựng thực phẩm luôn giữ sạch không đƣợc để xuống đất, chỗ bẩn và ẩm ƣớt.
- Các dụng cụ khác nhƣ dao, thớt, nồi và các dụng cụ khác khi dùng xong phải cọ rửa ngay và giữ gìn ở nơi sạch sẽ. Mặt bàn chế biến thực phẩm phải đƣợc làm từ các vật liệu không thấm nƣớc và dễ lau sạch.
- Có dao, thớt riêng cho thực phẩm chín và riêng cho thực phẩm sống. - Chỉ dùng các chất tẩy rửa đƣợc phép sử dụng trong sinh hoạt và chế biến thực phẩm; không dùng chất tẩy rửa công nghiệp.
5.4.Tiêu chí về vệ sinh trong chế biến, bảo quản thực phẩm
- Không dùng thực phẩm bị ôi thiu, ƣơn, dập nát; thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bị bệnh để chế biến thức ăn.
- Thức ăn đã nấu chín, bày bán hoặc phục vụ phải đƣợc che đậy để chống ruồi, bụi và các loại côn trùng gây nhiễm bẩn và tuyệt đối không dùng vải để che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn.
- Thức ăn chín có thịt gia súc, hải sản, nếu không đƣợc bảo quản mát (< 10 0 C), thì sau 2 giờ phải nấu lại trƣớc khi đem ra phục vụ ngƣời ăn.
- Các loại rau quả tƣơi phải đƣợc ngâm kỹ và rửa ít nhất ba lần nƣớc sạch hoặc đƣợc rửa sạch dƣới vòi nƣớc chảy.
5.5. Tiêu chí về yêu cầu xử lý khi có ngộ độc thực phẩm
Khi có ngộ độc thực phẩm phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế gần nhất và giữ lại mẫu thực phẩm lƣu, thức ăn thừa để gửi cơ quan y tế dự phòng của tỉnh hoặc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đƣợc gọi chung là huyện) xét nghiệm tìm nguyên nhân.