Theo nghiên cứu thực trạng vệ sinh và KAP của nhân viên các cơ sở dịch vụ ăn uống thức ăn đƣờng phố tại quận Đống Đa - Hà Nội năm 1999 - 2000 của nhóm Đỗ Thị Hòa, Hoàng Tuấn và cộng sự trên 404 cửa hàng với 624 ngƣời phục vụ ăn uống cho thấy có 94,1% các đối tƣợng chƣa qua lớp học về ATTP, 53% điểm bán hàng bẩn và rất bẩn, 94,8% không biết nhiệt độ nào để bảo quản thức ăn chín tốt nhất [16].
Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hƣơng cho thấy kiến thức ATTP của nhân viên nhà bếp các trƣờng mẫu giáo còn thấp 18,4%, thực hành tốt chƣa cao chiếm 34,2% dẫn đến vệ sinh môi trƣờng bếp chƣa đạt nhƣ đun nƣớc sôi chƣa đảm bảo, rửa bát không sạch, tỷ lệ bàn tay nhân viên có Coliforms rất cao chứng tỏ thực hành vệ sinh của nhân viên là nền tảng cơ bản trong chế biến [19] .
Nghiên cứu của Vũ Yến Khanh về KAP của ngƣời nội trợ về ATTP tại 1 phƣờng nội thành Hà Nội năm 2000 với 300 đối tƣợng cho thấy chỉ có 19,0% đối tƣợng có kiến thức đạt mức yêu cầu (mức B) và 81% còn lại không
đạt yêu cầu (mức C), không có đối tƣợng nào có kiến thức mức A, có 43% ngƣời nội trợ chƣa nhận thức đƣợc là có nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong khâu chế biến, bảo quản thực phẩm tại hộ gia đình, 60,7% đối tƣợng trả lời là thiếu kiến thức ATTP [24].
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Châu Quyên trên 250 ngƣời nội trợ tại quận Hoàn Kiếm - Hà Nội cho thấy: số ngƣời nội trợ biết sử dụng phụ gia thực phẩm độc hại hoặc không an toàn là nguy cơ gây NĐTP chỉ có 8,4%; 44,0% biết thời gian an toàn cho thực phẩm (<4 giờ) [29].
Nghiên cứu của Trƣơng Quốc Khanh đánh giá KAP về ATTP của nhân viên các trƣờng mầm non và tiểu học có bán trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2006 cho thấy thực hành vệ sinh vẫn chƣa chấp hành triệt để vệ sinh cá nhân, chƣa tuân thủ trong việc sử dụng trang phục bảo hộ lao động, có yếu tố nguy cơ từ bàn tay bị nhiễm bẩn vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh, nấm móng nhƣ tỷ lệ bị nấm móng ở mầm non là 8,8%, tiểu học là 3,2%; Ecoli là 25,6% và 31,2% [23]
Nghiên cứu về ngộ độc trẻ em tại Thừa Thiên Huế và Đồng Tháp năm 2006 của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng, trẻ em thƣờng bị NĐTP. Với trẻ dƣới 2 tuổi thƣờng xảy ra tại nhà do cha mẹ hoặc ngƣời trông trẻ vô tình gây ngộ độc. Tình huống ngộ độc với trẻ từ 2 đến 5 tuổi xảy ra phạm vi rộng hơn (tại nhà hoặc nhà trông trẻ), do cha mẹ hoặc ngƣời trông trẻ vô tình hay do chính trẻ vô tình gây ngộ độc. Hoàn cảnh xảy ra với trẻ trên 5 tuổi do vô tình hay cố ý tại nhà, trƣờng học, quán ăn đƣờng phố. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kiến thức, kém ý thức, và thói quen thao tác mất vệ sinh của ngƣời dân trong quá trình sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm, dẫn đến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, dƣ lƣợng hóa chất tồn đọng trong thực phẩm và sử dụng hóa chất, phẩm màu cấm hoặc không rõ nguồn gốc trong tẩm ƣớp, chế biến thức ăn [40].
Kết quả điều tra KAP về vệ sinh an toàn thực phẩm của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2006 cho thấy thực trạng kiến thức - hành vi của các nhóm đối tƣợng tham gia chuỗi cung cấp TP tại Việt Nam còn khá hạn chế [26]:
+ Đối tƣợng quản lý (chỉ đạo, tổ chức, điều hành các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm): hiểu biết đúng, quan tâm và trực tiếp chỉ đạo về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở tuyến tỉnh là 96%, tuyến huyện là 82% và tuyến xã là 40%.
+ Đối với đối tƣợng trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm: tỷ lệ có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đạt yêu cầu mới chỉ là 47,8% số ngƣời đƣợc điều tra.
+ Đối với đối tƣợng kinh doanh thực phẩm: tỷ lệ có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đạt yêu cầu mới chỉ là 38,6% số ngƣời đƣợc điều tra.
+ Đối với đối tƣợng là ngƣời tiêu dùng thực phẩm: tỷ lệ có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đạt yêu cầu là 38,3% số ngƣời đƣợc điều tra.
Nhƣng đến năm 2011, tỷ lệ hiểu biết đúng về ATTP của các nhóm đối tƣợng tham gia chuỗi TP tăng lên rất nhiều [12]:
+ Nhóm ngƣời sản xuất: tỷ lệ có kiến thức về ATTP đạt yêu cầu là 82,9% số ngƣời đƣợc điều tra.
+ Nhóm ngƣời kinh doanh: tỷ lệ có kiến thức về ATTP đạt yêu cầu là 82,1% số ngƣời đƣợc điều tra.
+ Nhóm ngƣời tiêu dùng: tỷ lệ có kiến thức về ATTP đạt yêu cầu là 82,4% số ngƣời đƣợc điều tra.
+ Nhóm ngƣời quản lý, lãnh đạo: tỷ lệ có kiến thức về ATTP đạt yêu cầu là 93,5% số ngƣời đƣợc điều tra.
4.2. Một số yếu tố liên quan đến ATTP tại hộ gia đình
- Nhóm nhà đang ở của gia đình:
Theo nghiên cứu của Vũ Yến Khanh về KAP của ngƣời nội trợ về ATTP tại một phƣờng Hà Nội năm 2000, tác giả đã so sánh mức độ kiến thức ATTP giữa các nhóm nghiên cứu và nhận thấy rằng ngƣời nội trợ ở nhóm nhà từ 2 tầng trở lên có kiến thức ATTP cao hơn nhóm ngƣời ở nhà tập thể và nhà 1 tầng, nhà tạm [24].
Theo nghiên cứu của Vũ Yến Khanh cho thấy tuổi và kiến thức ATTP có mối liên quan với nhau. Kiến thức đƣợc tăng lên so với số năm làm nội trợ [24]. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Phƣơng Lâm [25] và Khuất Văn Sơn [31].
- Trình độ học vấn:
Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Phƣơng Lâm cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức ATTP của ngƣời nội trợ [25]. Tác giả Vũ Yến Khanh cho thấy rằng những ngƣời ở nhóm văn hóa cấp I đều có mức nhận thức về ATTP không đạt yêu cầu [24].
- Kinh tế gia đình:
Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Phƣơng Lâm cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức ATTP với mức kinh tế của hộ gia đình có đối tƣợng điều tra [25].
- Nơi làm việc của ngƣời nội trợ:
Theo kết quả nghiên cứu của Khuất Văn Sơn cho thấy có mối liên quan giữa nơi làm việc của ngƣời nội trợ với kiến thức về ATTP. Những ngƣời nội trợ là cán bộ, công nhân viên nhà nƣớc có kiến thức ATTP cao hơn những ngƣời làm việc trong khối sản xuất tƣ nhân [31].