3.1.1 Thông tin khái quát:
Tên công ty: Công ty TNHH Thành Đạt.
Trụ sở chính: số 101 B, Võ Văn Tần, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Điện thoại: 0710.3823149 – 0710.3817491. Fax: 0710.3830091.
Email: thanhdatchem@gmail.com.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1800154642 đăng ký lần đầu ngày 23 tháng 12 năm 1994.
Vốn điều lệ: 4.100.000.000 đồng.
Loại hình pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn.
3.1.2 Lịch sử hình thành:
Năm 1994, công ty chuyên kinh doanh mua bán hóa chất phục vụ ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Việc sản xuất kinh doanh giai đoạn này gặp nhiều khó khăn do trang thiết bị cũ, lạc hậu nên sản phẩm làm ra rất khó cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập, giá chất lượng không ổn định, giá cả lại cao. Việc đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị cũng gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu thông tin thị trường... Thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra cộng với giá nông sản các loại giảm mạnh làm cho sức mua của nông dân đối với các sản phẩm của Công ty suy giảm theo. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và những xung đột chính trị ở Trung Đông cũng làm Công ty mất đi một số khách hàng truyền thống.
Tuy nhiên, nhờ có chính sách đổi mới của Đảng, được sự chỉ đạo có hiệu quả của các cấp, các ngành, trung ương và địa phương, tập thể lãnh đạo Công ty đã chủ động và sáng tạo đưa Công ty vượt qua khó khăn, hoạt động hiệu quả. Phần lớn các thành viên của Công ty đã nâng cao được năng lực sản xuất cũng như trình độ công nghệ, kỹ thuật. Các sản phẩm làm ra đã có sức cạnh tranh, nhiều sản phẩm có uy tín với bạn hàng trong nước.
32
Năm 2010, công ty mạnh dạn đầu tư qua lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn, lắp đặt hệ thống xử lý nước, kinh doanh thuốc lá bia, sản xuất nước cất và nước tinh khiết…
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 3.2.1 Ngành nghề kinh doanh: 3.2.1 Ngành nghề kinh doanh:
3.2.1.1 Kinh doanh hàng hóa:
Mua bán dụng cụ thí nghiệm, hóa chất phục vụ ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
Mua bán nguyên liệu ngành công nghiệp thực phẩm như: Caramen, Carfosel, Vitel.
3.2.1.2 Kinh doanh dịch vụ:
Kinh doanh thuốc lá, bia.
Kinh doanh dich vụ nhà hàng, khách sạn. Lắp đặt hệ thống xử lý nước.
3.2.1.3 Sản xuất:
Sản xuất chất tẩy rửa gồm: Nước tẩy Javel, kem giặt và xà bông nước, sản xuất nước cất và nước tinh khiết.
3.2.2 Mảng kinh doanh mà đề tài chọn thực hiện:
Ngành nghề được chọn thực hiện trong đề tài là kinh doanh hàng hóa bao gồm: mua bán dụng cụ thí nghiệm, hóa chất phục vụ ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, nguyên liệu ngành công nghiệp thực phẩm.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: BAN GIÁM ĐỐC BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH QUẢN ĐỐC P.X PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH Tổ bán hàng Tổ kỹ thuật Xưởng sản xuất
33
3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận:
Ban giám đốc:
Ban giám đốc gồm 4 vị trí một Giám đốc và ba Phó giám đốc, là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động của công ty hàng ngày và có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn, trung và ngắn hạn cho công ty. Đưa ra mô hình tổ chức quản cho công ty, quy hoạch đào tạo lao động.
- Ký kết, tổ chức và thực hiện các hợp đồng kinh tế. chỉ đạo, xây dựng và phê duyệt các định mức kinh tế.
Phòng Tổ chức – Hành chính:
Có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc trong việc điều hành, quản lý lĩnh vực cán bộ, lao động tiền lương và quản lý hành chính. Xây dựng và nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ và công nhân lao động.
Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc tuyển dụng, ký kết các hợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật cán bộ và công nhân lao động trong công ty. Xây dựng kế hoạch tiền lương, các định mức lao động, đơn giá tiền lương, tiền thưởng,…
Thực hiện chức năng hành chính quản trị như quản lý, lưu chuyển và lưu trữ công văn theo đúng quy trình. Soạn thảo phát hành các văn bản.
Phòng kinh doanh:
Theo dõi, thực hiện hợp đồng đã được ký kết và xử lý những hợp đồng đã thực hiện xong.
Tổ chức hệ thống thông tin kinh tế, nắm bắt nhanh diễn biến của thị trường giá cả.
Bộ phận kế toán:
Giúp Ban giám đốc thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty. Mở sổ sách kế toán theo dõi toàn bộ tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, thực hiện đúng theo chế độ kế toán hiện hành. Phản ánh kịp thời tình hình sử dụng, biến động về tài sản và nguồn vốn.
Thường xuyên kiểm tra đối chiếu tình hình công nợ. Xác định và phân loại các khoản nợ tồn đọng, phân tích khả năng thu hồi vốn để có biện pháp xử lý hợp lý. Tổ chức thực hiện giám sát tài chính, tiền vốn của công ty.
Định kỳ hàng quý và kết thúc năm tài chính, Kế toán trưởng tổ chức kiểm tra toàn bộ tài sản, nguồn vốn hiện có. Đồng thời, Thực hiện báo cáo tài chính cho công ty.
34
Chịu trách nhiệm quản lý chung về sản xuất, quản lý chung các tổ: Sản xuất, kế toán viên, kỹ thuật.
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
3.4.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
3.4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn từng bộ phận:
Kế toán trưởng: Là người đứng đầu của phòng kế toán có trách nhiệm kiểm tra công việc của tất cả các nhân viên kế toán, thủ quỷ trong phạm vi kế toán của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật mọi số liệu liên quan đến báo cáo tài chính của công ty.
Phó phòng kế toán: có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng quản lý nhân viên kế toán và xác định kết quả kinh doanh của công ty.
Thủ quỹ: thực hiện, kiểm đúng các thu, chi tiền mặt dựa trên các phiếu thu chi hàng ngày, ghi chép kịp thời, phản ánh chính xác thu, chi và quản lý tiền mặt hiện có. Thường xuyên báo cáo tình hình tiền mặt tồn quỹ của công ty.
Kế toán bán hàng và ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi các khoản tiền vay ngân hàng và gửi ngân hàng, phản ánh doanh thu hàng ngày.
Kế toán thanh toán và báo cáo thuế: theo dõi các khoản nợ phải thu hàng ngày của công ty, các khoản thanh toán và kê khai thuế.
Kế toán hàng hóa và tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, tính toán và phân bổ khấu hao tài sản hợp lý hàng tháng và các nghiệp vụ liên quan đến mua bán hàng hóa của công ty.
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán:
Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Quyết Định 15/2006/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006. Cùng với hệ thống chuẩn
KẾ TOÁN TRƯỞNG Thủ quỹ Kế toán bán hàng - ngân hàng Kế toán thanh toán - thuế
Kế toán hàng tồn kho -
35
mực kế toán hiện hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác của nhà nước có liên quan.
Hình thức kế toán được áp dụng tại doanh nghiệp là hình thức kế toán máy được thiết kế hoạt động theo hình thức nhật ký chung. Tại doanh nghiệp, phần mềm kế toán được sử dụng là phần mềm Unesco đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và điều kiện về phần mềm kế toán theo Thông tư 103/2005/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2005.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán:
Hình 3.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Ghi chú:
Sơ đồ trình tự xử lý của phần mềm:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ : Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Phần mềm kế toán Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ các loại Sổ, thẻ tổng hợp, chi tiết Báo cáo kế toán Máy vi tính Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ Nhật ký đặt biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết
36
Ghi chú:
3.4.3 Phương pháp kế toán:
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính trị giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Công ty sử dụng phương pháp khấu trừ để hạch toán thuế GTGT và trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
Đơn vị tiền tệ sử dụng để hạch toán là VND, năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm.
: Nhập liệu hàng ngày
: Kết xuất cuối tháng, hoặc định kỳ : Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
37
3.5 SƠ LƯỢT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3.5.1 Sơ lượt kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011, 2012, 2013
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2011, 2012 và 2013 Công ty TNHH Thành Đạt
Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011/2012 2012/2013 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 43.719,09 34.742,13 29.497,15 (8.976,96) (20,53) (5.244,98) (15,10) 2 Giá vốn hàng bán 39.012,85 30.476,96 25.567,82 (8.535,89) (21,88) (4.909,14) (16,11)
3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 4.706,24 4.265,18 3.929,33 (441,07) (9,37) (335,84) (7,87)
4 Doanh thu hoạt động tài chính 11,92 6,78 4,69 (5,14) (43,10) (2,09) (30,81) 5 Chi phí tài chính 1.982,64 1.675,05 1.251,82 (307,60) (15,51) (423,23) (25,27)
6 Chi phí bán hàng 377,13 305,66 267,20 (71,48) (18,95) (38,45) (12,58)
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.917,23 3.282,55 3.326,33 365,31 12,52 43,78 1,33
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (558,85) (991,29) (911,33) (432,44) 77,38 79,96 (8,07)
9 Thu nhập khác 4,13 (4,13) (100,0)
10 Chi phí khác
11 Lợi nhuận khác 4,13 (4,13) (100,0)
12 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (554,72) (991,29) (911,33) (436,57) 78,70 79,96 (8,07)
13 Chi phí thuế TNDN
14 Lợi nhuận sau thuế TNDN (554,72) (991,29) (911,33) (436,57) 78,70 79,96 (8,07)
38 Nhận xét:
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm liền 2011, 2012 và 2013, có thể thấy rằng lợi nhuận sau thuế TNDN mỗi năm đều bị âm (lỗ kinh doanh) và ngày càng lỗ nhiều hơn. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư cho các dự án mới nên làm cho chi phí tăng cao trong khi doanh thu và thu nhập của việc kinh doanh hiện tại không thể bù đắp được cho chi phí bỏ ra. Phần lớn nguồn tài trợ cho các dự án mới của công ty là các khoản vay ngân hàng. Và nguồn tiền bù đắp để tiếp tục hoạt động đến từ mảng kinh doanh nhà hàng, khách sạn của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Năm 2011 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là -554,72 triệu đồng, kết thúc kỳ kinh doanh năm 2012 con số này còn bị âm nhiều hơn, lợi nhuận sau thuế tiếp tục giảm thêm 78,70% so với năm 2011. Nguyên nhân là do công tác bán hàng gặp nhiều khó khăn khiến cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không được tốt như những năm trước đó làm cho doanh thu bán hàng giảm đáng kể 20.53% so với năm 2011 mà chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp lại quá cao, đặt biệt là chi phí QLDN tăng 365,32 triệu đồng cao hơn so với năm 2011 12,52% do các dự án mà công ty đang đầu tư ngày càng tiêu hao nhiều chi phí quản lý.
Đến năm 2013, Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn hơn cả năm 2012 trước đó. Doanh số bán hàng tụt giảm đáng kể 15,1% so với năm 2012 thêm vào đó là sự tăng lên của chi phí quản lý mặc dù tăng không nhiều 1,33% nhưng những nguyên nhân trên đã làm cho lợi nhuận sau thuế của năm 2013 âm ở mức 911,33 triệu đồng.
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm liền 2011, 2012 và 2013 đều bị lỗ và có xu hướng lỗ nặng hơn năm trước. Vì một số nguyên nhân trọng yếu sau:
-Công tác bán hàng mang lại hiệu quả chưa cao trong tình hình kinh doanh khó khăn làm cho doanh thu tụt giảm đáng kể qua các năm.
-Chi phí tài chính cao do các khoản vay ngân hàng để đầu tư cho các dự án.
-Chi phí quản lý doanh nghiệp cao và tăng mạnh do các khoản chi quản lý cho các dự án như chi lương, mua ngoài ngày càng tăng .
39
3.5.2 Sơ lươt kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014:
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014
Nguồn: Báo cáo tài chính giữa niên độ 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Công ty TNHH Thành Đạt
Stt Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 14.216,52 15.395,27 1.178,74 8,29
2 Giá vốn hàng bán 11.756,14 13.260,02 1.503,88 12,79
3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.460,38 2.135,24 (325,14) (13,21)
4 Doanh thu hoạt động tài chính 3,60 1,10 (2,51) (69,56)
5 Chi phí tài chính 690,65 476,62 (214,03) (30,99)
6 Chi phí bán hàng 126,62 104,80 (21,82) (17,24)
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.426,41 1.322,99 (103,42) (7,25)
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 220,30 231,93 11,63 5,28
9 Thu nhập khác 10 Chi phí khác 11 Lợi nhuận khác
12 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 220,30 231,93 11,63 5,28
13 Chi phí thuế TNDN 55,08 46,39 (8,69) (15,78)
14 Lợi nhuận sau thuế TNDN 165,23 185,54 20,32 12,30
40 Nhận xét:
Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 và cùng kỳ năm trước có thể thấy rằng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở cả hai giai đoạn này khá tốt và có xu hướng tăng trưởng.
Trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu đạt được tại giai đoạn này đã có sự tăng lên so với cùng kỳ năm trước đó, cụ thể là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng lên 8,29% thêm vào đó là sự tụt giảm đáng kể của chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với chi phí tài chính đã giảm đi 30,99% so với 6 tháng đầu năm 2013 nguyên nhân là do công ty đã trả bớt nợ gốc cho các khoản vay đầu tư nên chi phí lãi vay đã giảm. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đã giảm đi 7,25% so với cùng kỳ năm trước do công ty đã thực hiện một số giải pháp để tiết kiệm chi phí quản lý. Ngoài ra, do chính phủ đã có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn kinh doanh khó khăn hiện nay bằng cách giảm thuế TNDN từ 25% xuống còn 20% vào đầu năm 2014.
Từ những kết quả đạt được đã giúp doanh nghiệp nâng cao kết quả kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế TNDN tạm tính ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước.
3.6 THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
3.6.1 Thuận lợi và khó khăn:
Nhận định của doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013 là một giai đoạn kinh doanh với nhiều thay đổi. Công ty đã gặp không ít những khó khăn đặt biệt là sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Trong những năm này trên thị trường đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh khiến cho doanh nghiệp mất đi một lượng khách hàng quan trọng. Thị phần bị thu hẹp khiến cho quá trình kinh doanh gặp