Ảnh hưởng của các phương pháp xử lí ra hoa đến năng suất của trái nhãn

Một phần của tài liệu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa sớm trên cây nhãn xuồng cơm vàng ( dimocarpuslongan lour ) (Trang 67)

IV. Ph ạm vi nghiên cứu

3.1.5.Ảnh hưởng của các phương pháp xử lí ra hoa đến năng suất của trái nhãn

Xuồng cơm vàng

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các phương pháp xử lí ra hoa năng suất của trái nhãn Xuồng cơm vàng

STT Nghiệm thức

Các yếu tố cấu thành năng suất Tổng số chùm/cây Số trái/chùm Trọng lượng trái (g) Đường kính trái (mm) Năng suất (kg/cây) 1 Đối chứng 19,75 c 15,81 c 18,50 a 33,38 a 18,50 b 2 Khoanh vỏ + KClO3 tưới 15 g/m 40,25 a 19,50 b 18,70 a 33,48 a 22,25 b 3 Khoanh vỏ + KClO3 tưới 15 g/m + GA3 44,25 a 22,00 a 18,32 a 34,43 a 29,25 a 4 Khoanh vỏ + KClO3 phun 1000 mg/l 33,25 b 19,31 b 18,47 a 34,00 a 19,25 b 5 Khoanh vỏ + KClO3 phun 1000 mg/l + GA3 34,00 b 22,56 a 19,44 a 34,47 a 27,00 a cv (%) 8,28 6,08 6,63 6,63 6,63

Trong cùng 1 cột các giá trị có cùng mẫu tự không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép

thử Duncan.

3.1.5.1. Tổng số chùm mang trái trên cây

Nghiệm thức có tổng số chùm mang trái trên cây nhiều nhất là nghiệm thức khoang vỏ kết hợp tưới chlorate kali 15 g/m và gibberellin acid(44,25) tương đương với nghiệm thức khoanh vỏ kết hợp tưới chlorate kali 15 g/m (40,25) qua bảng thống

kê (bảng 3.5). Hai nghiệm thức còn lại có tổng số chùm trên cây tương đương nhau qua thống kê khoanh vỏ kết hợp phun chlorate kali 1000 mg/l (33,25), khoanh vỏ kết hợp phun chlorate kali 1000 mg/l và gibberellin acid (34,00). Cả bốn nghiệm thức đều có tỷ lệ tổng số chùm mang trái trên cây khác biệt có ý nghĩa và cao hơn so với đối chứng (19,75) qua thống kê (bảng 3.5 ).

Việc khác biệt có ý nghĩa qua thống kê cho cho thấy hiệu quả ra hoa ở biện pháp phun chlorate kali thấp hơn khi ta tưới chorate kali có thể do khi ta phun chorate kali làm cho lá bị vàng và rụng ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp của đọt nên ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây. Trong khi tưới chlorate kali với liều lượng thích hợp làm chết rễ, đặc biệt là ở các chóp rễ nơi tổng hợp ra các chất điều hòa sinh trưởng chuyển lên thân, lá có thể đã làm cho cây nhãn bị ‘stress’ và kích thích cây nhãn ra hoa mà không ảnh hưởng nhiều đến cây [6], [35].

3.1.5.2. Số trái trên chùm

Nghiệm thức khoang vỏ kết hợp tưới chlorate kali 15 g/m và gibberellin acid (22,00) và nghiệm thức khoanh vỏ kết hợp phun chlorate kali 1000 mg/l và gibberellin acid (22,56) có số lượng trái trên chùm cao nhất (so đối chứng) qua bảng thống kế (bảng 3.5). Tiếp theo là hai nghiệm thức khoanh vỏ kết hợp tưới chlorate kali 15 g/m (19,50) và khoanh vỏ kết hợp phun chlorate kali 1000 mg/l (19,31) có số trái trên chùm tương đương nhau và cao hơn so với đối chứng (15,81) qua bảng thống kê (bảng 3.5). Những cây nhãn áp dụng phương pháp xử lí ra hoa mà có kết hợp phun gibberellin thì sẽ làm kéo dài phát hoa, dẫn đến số trái trên chùm sẽ nhiều hơn là nhưng cây không phun gibberellin đồng thời còn làm giảm sự rụng trái ở nhãn (hình 3.17, hình 3.18) [11], [12].

Hình 3.17. Số trái trên chùm đối với cây nhãn Xuổng cơm vàng không xử lí hóa chất

Hình 3.18. Số trái trên chùm đối với cây nhãn Xuổng cơm vàng xử lí hóa chất

3.1.5.3. Trọng lượng trái và đường kính trái

Trọng lượng trái và đường kính trái không có sự khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng qua thống kê ( bảng 3.5). Như vậy những phương pháp xử lí ra hoa trên không gây ảnh hưởng tới trọng lượng trái và đường kính trái (hình 3.19, hình 3.20).

Hình 3.19. Cân tính trọng lượng một trái nhãn ở nghiệm thức E (Khoanh vỏ + KClO3 phun1000 mg/l + GA3 25 mg/l)

Hình 3.20. Đo kích thước trái nhãn Xuồng cơm vàng ở nghiệm thức D (Khoanh vỏ + KClO3 phun1000 mg/l)

3.1.5.4. Năng suất thực tế

Năng suất thực thu của nghiệm thức khoang vỏ kết hợp tưới chlorate kali 15 g/m và gibberellin acid (29,25 kg/cây) tương đương với nghiệm thức khoanh vỏ kết hợp phun chlorate kali 1.000 mg/l và gibberellin acid (27,00 kg/cây) cao hơn và khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức đối chứng (18,50 kg/cây) qua thống kê (bảng 3.5).

Một phần của tài liệu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa sớm trên cây nhãn xuồng cơm vàng ( dimocarpuslongan lour ) (Trang 67)