IV. Ph ạm vi nghiên cứu
3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của các phương pháp xử lý ra hoa đến tỷ lệ (%) ra hoa và
3.1.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của các phương pháp xử lý ra hoa đến tỷ lệ
(%) ra hoa trên cây.
Số liệu thống kê ở bảng 3.2 cho thấy đối chứng cho tỷ lệ ra hoa thấp nhất (21,69%) (hình 3.3), khác biệt có ý nghĩa qua thống kê so với các nghiệm thức khác trong thí nghiệm. Nghiệm thức có tỷ lệ ra hoa cao nhất là nghiệm thức khoanh vỏ kết hợp tưới chlorate kali 15 g/m và phun gibberellin acid (70,86%) tương đương với nghiệm thức khoanh vỏ và tưới chlorate kali 15 g/m (67,90%) qua thống kê. Hai nghiệm thức còn lại có tỷ lệ ra hoa tương đương nhau qua thống kê khoanh vỏ và phun chlorate kali 1000 mg/l (62,64%), khoanh vỏ và phun chlorate kali 1000 mg/l kết hợp phun gibberellin acid (61,33%) (bảng 3.2).
Từ kết quả cho thấy những nghiệm thức đạt tỷ lệ ra hoa cao khi áp dụng biện pháp khoanh vỏ và tưới chlorate kali 15 g/m kết hợp gibberellin acid, khoanh vỏ và tưới chlorate kali 15 g/m (hình 3.4)
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý ra hoa đến tỷ lệ (%) ra hoa trên cây
STT Nghiệm thức Tỷ lệ ra hoa (%)
1 Đối chứng 21,69 d
2 Khoanh vỏ + tưới KCLO3 15 g/m 67,90 ab
3 Khoanh vỏ + tưới KCLO3 15 g/m + GA3 25 mg/l 70,86 a
4 Khoanh vỏ + phun KCLO3 1000 mg/l 62,64 bc
5 Khoanh vỏ + phun KCLO3 1000 mg/l + GA3 25 mg/l 61,33 c
cv (%) 4,25
Ghi chú: Các số liệu trong ngoặc đã chuyển đổi sang Arc Sine trong quá trình thống kê.
Trong cùng một cột các số liệu có cùng một ký tự không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua Ducan
Hình 3.3. Tỷ lệ ra hoa trên cây nhãn Xuồng cơm vàng ở nghiệm thức không xử lí hóa chất (tỷ lệ ra hoa trên các cành không đều)
Hình 3.4. Tỷ lệ ra hoa trên cây nhãn Xuồng cơm vàng ở nghiệm thức xử lí hóa chất (tỷ lệ ra hoa trên các cành gần như đồng đều)
3.1.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của các phương pháp xử lý ra hoa đến chiều dài phát hoa trên cây
Phát hoa nhãn xuất hiện tại phần ngọn của nhánh. Trên mỗi phát hoa, có 10 – 20 nhánh cấp một tùy thuộc vào độ dài của phát hoa. Trục phát hoa dài trung bình 30,73 ± 3,64 cm. trên mỗi nhánh cấp một, có nhiều nhánh cấp hai. Hoa nhãn hình thành trên nhánh cấp một và nhánh cấp hai.
Số liệu thống kê ở bảng 3.3 cho thấy chiều dài phát hoa ở 2 nghiệm thức khoanh vỏ kết hợp tưới chlorate kali 15 g/m cộng với phun gibberellin acid 25mg/l và nghiệm thức khoanh vỏ kết hợp phun chlorate kali 1000 mg/l cộng với phun gibberellin acid 25mg/l cho kết quả cao nhất lần lượt là 34,93 cm và 34,39 cm (hình 3.7 và hình 3.9). Kế tiếp là 2 nghiệm thức khoanh vỏ kết hợp tưới chlorate kali 15 g/m và khoanh vỏ kết hợp phun chlorate kali 1000 mg/l cho kết quả về chiều dài phát hoa thấp hơn lần lượt là 28,72 cm và 27,13 cm (hình 3.6 và hình 3.8). Nghiệm thức đối chứng cho kết quả thấp nhất 22,79 cm (hình 3.5)
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của GA3đến chiều dài phát hoa (cm)
STT Nghiệm thức Chiều dài phát
hoa (cm)
1 Đối chứng 22,79 c
2 Khoanh vỏ + tưới KCLO3 15 g/m 28,72 b
3 Khoanh vỏ + tưới KCLO3 15 g/m + GA3 25 mg/l 34,93 a
4 Khoanh vỏ + phun KCLO3 1000 mg/l 27,13 b
5 Khoanh vỏ + phun KCLO3 1000 mg/l + GA3 25 mg/l 34,39 a
cv (%) 9,50
Trong cùng 1 cột các giá trị có cùng mẫu tự không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua
Hình 3.5. Chiều dài phát hoa trên cây nhãn Xuồng cơm vàng trong nghiệm thức không xử lí hóa chất (đối chứng)
Hình 3.6. Chiều dài phát hoa trên cây nhãn Xuồng cơm vàng trong nghiệm thức B (Khoanh vỏ + KClO3tưới 15 g/m )
1 cm
Hình 3.7. Chiều dài phát hoa trên cây nhãn Xuồng cơm vàng trong nghiệm thức C (Khoanh vỏ + KClO3tưới 15 g/m + GA3 25 mg/l)
Hình 3.8. Chiều dài phát hoa trên cây nhãn Xuồng cơm vàng trong nghiệm thức D (Khoanh vỏ + KClO3 phun1000 mg/l)
1 cm
Hình 3.9. Chiều dài phát hoa trên cây nhãn Xuồng cơm vàng trong nghiệm thức E (Khoanh vỏ + KClO3 phun1000 mg/l + GA3 25 mg/l)