Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa sớm trên cây nhãn xuồng cơm vàng ( dimocarpuslongan lour ) (Trang 39)

IV. Ph ạm vi nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại (một cây trên một lần lặp lại). Các nghiệm thức được liệt kê như sau (bảng 2.1)

A: Không xử lý (ĐC)

B: Khoanh vỏ + KClO3tưới 15 g/m

C: Khoanh vỏ + KClO3tưới 15 g/m + GA3 25 mg/l D: Khoanh vỏ + KClO3 phun1.000 mg/l

Bảng 2. Các nghiệm thức trong thí nghiệm

Trước khi tiến hành các bước thí nghiệm cây nhãn Xuồng cơm vàng đã được cung cấp dinh dưỡng qua các giai đoạn như sau [11], [12]:

Sau khi thu hoạch tiến hành tỉa cây và cắt bỏ những đọt không ra hoa ở vụ trước để vụ sau cây ra hoa đồng nhất. Tiến hành bón ure, lân, kali với khối lượng theo thứ tự 20 kg - 10 kg - 5 kg cho 63 gốc nhãn trong vườn, tiến hành bón mỗi tháng một lần cho tới khi cây ra đọt thứ ba.

Sau khi cây ra đọt lần thứ nhất tiến hành phun phân bón lá hai tuần một lần để dưỡng lá và chồi. Sử dụng phân bón lá cao cấp SUPER Strong 15 - 30 - 15 với liều lượng 10 g cho bình tám lít và phun lên tám cây. Bên cạnh đó cũng sử dụng thêm vôi để rải dưới gốc cây nhầm mục đích tăng lượng canxi cho cây và hạn chế nấm ở gốc cây với liều dùng 50 kg cho 63 gốc cây trong vườn. Để tăng thêm dinh dưỡng cho cây bón lót thêm phân chuồng với liều lượng 10 kg/cây. Sau khi đọt cây đang ở cơi đọt thứ ba lá lụa tiến hành xiết nước khoảng 30 ngày rồi sau đó cho nước vào vườn. Trong quá trình xiết nước tiến hành thí nghiệm. Tiến hành treo bảng tên nghiệm thức lên các cây.

STT Nghiệm thức Liều lượng sử

dụng Thời điểm áp dụng

1 Đối chứng Không xử lý - Khoanh vỏ lúc lá có

màu hồng lợt sắp chuyển sang xanh.

- KClO3 tưới trước khi khoanh vỏ 7 ngày. - Phun KClO3 sau khi khoanh vỏ 7 ngày. - Phun GA32 lần:

+Lần 1: Phun lúc hoa nhú lên dài 5 - 10 cm

+Lần 2: 7 ngày sau lần 1 2

Khoanh vỏ + KClO3 tưới 15 g/m (công thức theo nông dân). -Vết khoanh: 1,5 - 2 mm. -KClO3 (99,87%, Trung Quốc):30 g/m tính theo đường kính tán cây. - GA3 (Merck): 25 mg/l.

3 Khoanh vỏ + KClO3 tưới 15 g/m + GA3

4 Khoanh vỏ + KClO3 phun 1000 mg/l

5

Khoanh vỏ + KClO3 phun 1000 mg/l + GA3

Cách tiến hành:

Trên các nghiệm thức chọn cây một cách đồng nhất đánh dấu và tiến hành đếm đọt trên cành.

Dùng thước dây đo đường kính tán cây để tính lượng KCLO3 cần tưới ở nghiệm thức B và C. Cách tính: (hình 2.1).

Lượng KCLO3 cần tưới/cây = 20g x đường kính tán cây (m).

Hình 2.2. (a), (c) Cây đang cho đọt 3 và hình (b) lá có màu hồng lợt sắp chuyển sang xanh

Sau khi các cây đang ở đọt thứ ba khi lá có màu hồng lợt sắp chuyển sang xanh (hình 2.2) sẽ tiến hành tưới KCLO3 và sau đó 7 ngày sẽ khoanh vỏ. Chlorate kali đã được tính khối lượng cho từng nghiệm thức được pha với nước cho tan hết rồi tưới lên gốc cây của các lần lặp lại. Chlorate kali được tưới cách gốc cây 70 cm, trước khi tưới sẽ làm tươi xốp đất xung quanh gốc để dung dịch dễ thấm vào đất. Không tưới nước quá nhiều trong lúc tưới chlorate kali để tránh bị rửa trôi, sau đó tiến hành tưới nước từ một đến hai ngày cho thuốc dễ thấm vào đất (hình 2.3).

a

b

Hình 2.3. Tưới Chlorate kali

Ở các nghiệm thức phun chlorate kali, tiến hành khoanh vỏ vào thời điểm lá có màu hồng và sau bảy ngày phun chlorate kali lên cây. Chlorate kali được phun 1.000 mg/l, pha chlorate kali vào bình tám lít rồi phun lên bốn cây của mỗi nghiện thức (ảnh 2.4). Vết khoanh vỏ chỉ khoảng 1,5 đến 2 mm (hình 2.5, hình 2.6, hình 2.7, hình 2.8).

Hình 2.5. Khoanh vỏ trên các nghiệm thức B (Khoanh vỏ + KClO3 tưới 15

g/m)

Hình 2.6. Khoanh vỏ trên các nghiệm thức C (Khoanh vỏ + KClO3 tưới

15 g/m + GA3 25 mg/l)

Hình 2.7. Khoanh vỏ trên các nghiệm thức D (Khoanh vỏ + KClO3

phun1.000 mg/l)

Hình 2.8. Khoanh vỏ trên các nghiệm thức E (Khoanh vỏ + KClO3 phun1.000

Hình 2.9. Khoanh vỏ chừa cành thở cho cây

Một phần của tài liệu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa sớm trên cây nhãn xuồng cơm vàng ( dimocarpuslongan lour ) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)