• Nguyên nhân chủ quan:
Trong địa bàn chi nhánh hoạt động, số lượng khách hàng tiềm năng rất lớn, tuy nhiên, họ chưa đủ thông tin, điều kiện để tiếp xúc với nguồn vốn của Ngân hàng. Thêm vào đó, trong thời gian qua, Ngân hàng mới chỉ chú trọng cho các hoạt động vay nông nghiệp, mà ít phát triển các loại hình và các đối tượng cho vay khác, nên lượng khách hàng chưa thực sự phong phú.
Hệ thống tiêu chuẩn cho vay và đánh giá khách hàng của NHNo&PTNT huyện Tư Nghĩa chưa có, việc đánh giá hiện tại chủ yếu là đánh giá tài chính, bỏ qua nhiều yếu tố về năng lực của khách hàng.
Biện pháp đảm bảo cho cho vay đơn điệu chủ yếu là đất đai, áp dụng máy móc và nhiều khi coi đó là căn cứ chủ yếu để cấp cho vay.
- Đa số doanh nghiệp thiếu điều kiện cho vay, nhất là năng lực sản xuất kinh doanh và tài chính, tính khả thi của dự án.
- Vẫn còn nhiều người dân muốn vay vốn nhưng chưa nắm bắt được cách tiếp cận vốn, mặt khác do trình độ còn hạn chế nên có người còn tư tưởng không muốn trả nợ cũng như sử dụng vốn không đúng mục đích.
- Khi hộ nông dân mở rộng đầu tư chuyển dịch cơ cấu, cây trồng vật nuôi cần một số tiền lớn thì việc lập các thủ tục hồ sơ vay còn khá khó khăn cho hộ sản xuất vì trình độ dân trí còn thấp, việc lập một dự án hoặc phương án kinh doanh là hết sức khó khăn đối với họ.
o Môi trường kinh tế xã hội chưa thuận lợi cho đầu tư cho vay.
- Chính sách kinh tế không ổn định.
- Hiện tại trên địa bàn đã có đối thủ cạnh tranh là Ngân hàng Ngoại thương và ngân hàng Công thương đây là một thách thức lớn trong việc thu hút khách hàng trong cho vay cũng như huy động vốn.
o Môi trường pháp lý có nhiều vướng mắc.
- Hệ thống giấy tờ về quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất và bất động sản trên đất còn phức tạp, thiếu hoặc không thống nhất.
- Việc đăng ký tài sản và thế chấp còn khó khăn.
- Định giá quyền sử dụng đất phải theo khung giá quy định, nhưng khung giá thường để quá lâu, không điều chỉnh nên thường xảy ra hai trường hợp: quá cao hay quá thấp, cả hai trường hợp đều ảnh hưởng đến mở rộng hay an toàn cho vay.