1.6.2.1. Các nguyên tắc tạo hình ống tủy
Năm 1974, Schilder đưa ra năm nguyên tắc cơ học và năm nguyên tắc sinh học cho việc tạo hình hệ thống ống tủy để tiếp nhận chất hàn theo ba chiều không gian [5].
* Nguyên tắc cơ học
- Chuẩn bị ống tủy dạng thuôn liên tục và nhỏ dần về phía cuống răng. - Đường kính nhỏ nhất tại lỗ cuống răng có mốc tham chiếu là đường ranh giới xê măng- ngà trên phim Xquang.
- Tạo thành ống tủy có hình thuôn, thành trơn nhẵn và phải giữ được hình dạng ban đầu của ống tủy theo ba chiều không gian. Giúp cho chất hàn ống tủy chịu tác động của lực kháng trở nhỏ nhất.
- Giữ đúng vị trí nguyên thủy của lỗ cuống răng. - Giữ đúng kích thước nguyên thủy của lỗ cuống răng.
* Các nguyên tắc sinh học
- Phần tác dụng hiệu lực của dụng cụ nội tủy chỉ giới hạn trong lòng ống tủy, tránh gây tổn thương vùng cuống răng.
- Tránh đẩy các yếu tố như vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn, mô hoại tử hoặc mùn ngà ra vùng quanh cuống răng.
- Lấy sạch toàn bộ các thành phần nhiễm khuẩn trong khoang tủy, tái lập lại cân bằng sinh hóa học cho vùng cuống răng.
- Hoàn tất việc làm sạch, tạo hình cho mỗi ống tủy trong một lần điều trị. - Tạo khoang tủy đủ rộng cho việc đặt thuốc nội tủy, đồng thời thấm hút một phần dịch viêm từ vùng quanh cuống răng.
1.6.2.2. Phương pháp xác định chiều dài ống tủy
Chiều dài làm việc là một thuật ngữ được dùng trong điều trị tủy, là khoảng cách được xác định từ một điểm xác định trên thân răng đến một điểm gần lỗ chóp chân răng. Vị trí thắt ở chóp hay là điểm nối cement và ngà răng.
Có 4 phương pháp dùng để xác định chiều dài làm việc: - Xquang
- Máy đo chiều dài ống tủy bằng điện - Cảm giác xúc giác
- Dùng côn giấy
Mỗi phương pháp có các mặt hạn chế nhất định trong việc xác định chiều dài làm việc và không có một phương pháp nào là chính xác tuyệt đối. Để xác định đúng chiều dài làm việc cần phải hiểu biết chính xác hình thể giải phẫu vùng chóp và phối hợp các phương pháp.
1.6.2.3. Phương pháp chuẩn bị ống tủy [5]
Một số phương pháp để lấy đi các chất cặn bã và tạo hình ống tủy là: - Phương pháp bước lùi hay phương pháp tạo hình ngược từ cuống. Phương pháp này được mô tả bởi Mullaney [66]. Khởi đầu từ chóp răng với những cây trâm nhỏ rồi lùi dần trở lên với những cây trâm có số lớn dần. - Phương pháp bước xuống. Marshall và pappin là những người đầu tiên đưa ra phương pháp “từ thân răng xuống không áp lực”. Khởi đầu từ miệng lỗ ống tủy với những dụng cụ có số lớn, xuống tới chóp răng với những dụng cụ có số nhỏ dần.
- Phương pháp lai. Đầu tiên là Goering và sau đó là Buchanan đã đưa ra phương pháp phối hợp bước lùi, bước xuống. Khởi đầu từ phần thân răng với những dụng cụ có số lớn, tới đoạn thẳng của ống tủy, rồi với những dụng cụ có số nhỏ dần xuống tới hết chiều dài làm việc của ống tủy và từ điểm này với cách ngược lại, bắt đầu bằng những dụng cụ có số nhỏ từ cuống răng lùi dần lên với những dụng cụ có số lớn dần.
1.6.2.4. Một số tai biến khi chuẩn bị ống tủy [5]
Trong quá trình chuẩn bị ống tủy có thể có một số tai biến như: - Rơi dụng cụ vào thực quản, khí quản
- Làm chuyển dịch lỗ cuống răng, lệch trục ống tủy - Tạo khấc ở 1/3 phía cuống răng.
- Gãy dụng cụ.
- Tắc vùng cuống răng.