Thực trạng về tên doanh nghiêp

Một phần của tài liệu thực trạng thành lập và tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (Trang 33)

6. Kết cấu luận văn

2.2.2.2 Thực trạng về tên doanh nghiêp

Tính đến năm 2007, cả nước có trên 40.000 DNTN đã đăng ký thành lập. Từ đó đến nay cũng có không ít DNTN được thành lập. Tức cũng có từng ấy tên DNTN được đặt và được pháp luật bảo hộ.

Nhưng tên của doanh nghiệp là bước khởi đầu gây khó khăn nhất cho các nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp để kinh doanh, đôi khi các nhà đầu tư không thể đặt tên cho doanh nghiệp theo sự lựa chọn ban đầu của mình vì các lý do khách quan như: tên trùng, tên gây nhầm lẫn, tên vi phạm các điều cấm…

Để chấp hành các quy định của pháp luật, nhà đầu tư sẽ dựa vào dữ liệu hồ sơ lưu trữ tại Phòng đăng ký kinh doanh để thay đổi tên cho doanh nghiệp theo các quy đinh của pháp luật26. Khi phân tích về tên doanh nghiệp, có một số bất cập cần làm rõ như sau:

Thứ nhất: Dùng tên danh nhân đặt tên DNTN.

Theo quy định của pháp luật hiện hành khi thành lập DNTN, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP quy định cấm “dùng tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh

25

Điểm g khoản 2 điều 13 Luật doanh nghiệp 2005

26

nghiệp”27, tuy nhiên khi áp dụng trên thực tế còn nhiều bất cập. Hiện nay trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam vẫn có nhiều tình trạng dùng tên danh nhân để đăt tên cho doanh nghiệp mà điển hình là trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn xuất hiện nhiều tên danh nhân trên các bảng hiệu của doanh nghiệp như Nhà sách Đinh Tiên Hoàng, phòng vé Phạm Ngọc Thạch… Khi một nhà đầu tư đặt tên doanh nghiệp trùng với tên danh nhân thì căn cứ vào đâu để cán bộ tại Phòng đăng ký kinh doanh từ chối hay chấp nhận cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vì theo hệ thống pháp luật hiện hành nước ta chưa từng ban hành một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định ai là danh nhân, danh nhân phải thỏa những tiêu chí nào.

Một mặt pháp luật không quy định ai là danh nhân, danh nhân là người như thế nào nhưng mặt khác pháp luật lại cấm dùng tên danh nhân để đặt tên cho doanh nghiệp, đây là quy định không thống nhất của pháp luật tạo khó khăn cho nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp cũng như cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Theo Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành năm 2005, “danh nhân” được hiểu là “người nổi tiếng”. Vậy danh nhân là những người nổi tiếng như thế nào, đến mức nào, ở phạm vi nào, lĩnh vực nào, từ năm bao nhiêu. Và pháp luật không quy định giới hạn phạm vi được hiểu là danh nhân như thế nào? Một danh nhân (nhất là các danh nhân thời xưa, các vị vua chúa...) thường có nhiều tên gọi khác nhau (ví dụ vua Quang Trung còn có tên khác là Bắc Bình Vương, Nguyễn Huệ...), vậy danh nhân được lấy theo tên nào, hay lấy tất cả các tên gọi được sử dụng? Do đó với việc quy định không dùng tên danh nhân để đặt tên cho doanh nghiệp chỉ là quy định mang tính chất tổng thể không có chi tiết rõ ràng. Nên khi gặp các trường hợp trên việc quyết định chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cán bộ Phòng đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp trùng tên còn nhiều bất câp. Từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, ngoài việc kế thừa cơ bản các quy định về đặt tên doanh nghiệp trong giai đoạn trước, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP đã bổ sung quy định giới hạn phạm vi địa lý khi đặt tên doanh nghiệp: “Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Giới hạn này như một giải pháp tình thế giúp quy định và tra cứu tên trùng, gây nhầm lẫn khả thi hơn, bởi phạm vi kiểm tra chỉ trong Phòng đăng ký kinh doanh một tỉnh. Nhưng lại không có ý nghĩa trong trường hợp phạm vi thị trường hoạt động của doanh nghiệp trải rộng trên nhiều địa phương, hay cả nước. Thống kê sơ bộ của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cho thấy, ít nhất có 12 Công ty TNHH Bình Minh và 7 DN tư nhân Bình Minh ở các tỉnh thành. Các công ty mang tên Thăng Long, Đại Việt, Hồng Hà,

27Về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp, điều 32, khoản 3, Luật Doanh nghiệp 2005. Điều 11, khoản 3, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP quy định.

Đông Á... thậm chí là tên của anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Hoàng Diệu thì cũng có tới hàng chục.28

Thứ hai: Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có).

Theo Tổ công tác và thi thành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, vấn đề đặt tên doanh nghiệp được ghi nhận là một trong những vướng mắc khi triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp 2005, đặt biệt đối với các doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài.

Điều 31 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Tên doanh nghiệp (DN) phải viết bằng tiếng Việt”. Điều 33 của luật này cũng ghi rõ: “Tên DN viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của DN có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài”. Quy định trên đã gây ra không ít phiền hà cho các DN khi đăng ký kinh doanh. Việc bắt buộc đặt tên DN bằng tiếng Việt, theo ý kiến của các nhà đầu tư, là không phù hợp với những công ty chuyên làm việc với đối tác nước ngoài vì khi ra thị trường quốc tế, khách hàng khó có thể đọc được tên công ty, tên sản phẩm bằng tiếng Việt. Mặt khác, quy định về việc “dịch tên DN từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài” cũng gây khó khăn cho nhà đầu tư khi thực hiện thủ tục đăng ký vì giữa cán bộ thụ lý và nhà đầu tư có thể có sự khác nhau về cách hiểu, cách dịch từ ngữ.

Nói tóm lại quy định chung chung về việc đặt tên cho doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng tùy tiện xử lý của các cơ quan đăng ký kinh doanh và phụ thuộc vào “cảm quan” của cán bộ tiếp nhận hồ sơ, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu thực trạng thành lập và tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)