6. Kết cấu luận văn
1.3 Cơ cấu tổ chức, quản lý DNTN
Trên nguyên tắc, Chủ doanh nghiệp tự mình quản lý doanh nghiệp, tự quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Chủ doanh nghiệp có thể thuê một người khác là Giám đốc quản lý doanh nghiệp. Trên phương diện pháp lý Giám đốc chỉ là người làm thuê, Chủ doanh nghiệp tiếp tục phải chịu trách nhiệm về các cam kết của Giám đốc với người thứ ba. Tương quan giữa Chủ doanh nghiệp và Giám đốc là tương quan giữa người thuê lao động và người lao động, đây là một quan hệ phụ thuộc theo đó Giám đốc phải tuân theo các chỉ thị của Chủ doanh nghiệp, nếu phạm lỗi thì phải bồi thường cho chủ doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp thuê Giám đốc thì phải khai báo việc này với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong mọi trường hợp, Chủ doanh nghiệp vẫn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Trong quá trình kinh doanh, Chủ doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình. Việc tăng hay giảm vốn không cần phải xin phép hoặc thông báo với ai cả mà chỉ cần được ghi chép đầy đủ trong sách kế toán. Tuy nhiên, nếu giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì Chủ doanh nghiệp chỉ được làm việc này sau khi đã khai báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê, được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hàng năm sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế có thẩm quyền.
14
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ MỘT KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN VIỆC THÀNH LẬP VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1 Doanh nghiệp tƣ nhân – thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam