6. Kết cấu luận văn
2.1.2 Về mặt pháp lý
Nhằm cụ thể hoá Đường lối, chủ trương của Đảng về các thành phần kinh tế, Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật như: Luật Doanh nghiệp nhà nước (1995, 2003)16, Luật DNTN (1990, sửa đổi bổ sung 1994), Luật Công ty (1990), Luật Doanh nghiệp (1999, 2005), Luật Hợp tác xã (1996, 2003), Luật đầu tư nước ngoài (1996), Luật đầu tư (2005), Luật phá sản (1993, 2004).
Theo đó, có các loại hình doanh nghiệp được định hình. Từ năm 1990 đến 1996 có các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước, DNTN, Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Hợp tác xã, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sau đó, do nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển, các Luật ban hành điều
15
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X:
http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=8&leader_topic= 223&id=BT2540630903
16
chỉnh các loại hình doanh nghiệp bắt đầu có dấu hiệu lạc hậu, không còn phù hợp với nền kinh tế ngày càng phát triển và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Một lần nữa các Luật được sửa đổi, bổ sung hoặc được ban hành mới cho phù hợp với thực tiễn. Cùng với các loại hình doanh nghiệp cũ đã định hình, một loạt các loại doanh nghiệp khác không ngừng phát triển như: Công ty TNHH một thành viên là tổ chức (Luật doanh nghiệp 1999), Công ty TNHH một thành viên là cá nhân (Luật Doanh nghiệp 2005), các loại hình doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp 2005.
Chúng ta thấy rằng DNTN là loại hình doanh nghiệp xuất hiện từ những ngày khởi đầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Nó là thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế Việt Nam và ngày càng có vị trí bình đẳng trong cộng đồng các loại hình doanh nghiệp đang tồn tại và hoạt động ở Việt Nam.