Đối với công tác thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 52)

- Nợ xấu: đều giảm trong qua các năm 2011, 2012 và 2013 Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tình hình kinh tế của huyện đang có chiều hướng tích cực

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

5.2.2.2. Đối với công tác thu nợ

Công tác thu nợ của ngân hàng trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả tích cực với hệ số thu nợ cao. Tuy nhiên trong thời gian tới, khi thực hiện việc mở rộng quy mô tín dụng trên địa bàn để đảm bảo an toàn cho hoạt động đòi hỏi ngân hàng phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ với các giải pháp:

Đ ịnh kỳ tổ chức hội nghị khách hàng, qua đó kịp thời phát hiện ra những khó khă n và vư ớng mắc của khách hàng đ ể có hư ớng giải quyết thích hợp, giúp ngân hàng nắm được tình hình sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng hiện tại.

Để công tác thu nợ được thuận lợi đòi hỏi ở khâu thẩm định ngân hàng cần phải sàn lọc kỹ khách hàng trước khi cho vay đảm bảo cho vay đúng mục đích và

đúng đối tượng. Muốn vậy CBTD phải thường xuyên được nâng cao trình độ chuyên môn, trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể thành lập thêm tổ thẩm định và tái thẩm định đối với những hồ sơ vay vốn mà ngân hàng nghi ngờ để hạn chế tối đa rủi ro trong công tác thẩm định.

Thường xuyên theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng thông qua việc cử cán bộ phụ trách xuống địa bàn kiểm tra thường kỳ hay đột xuất để đảm bảo việc sử dụng vốn của khách hàng là đúng mục đích và không vi phạm các điều khoản trong hợp đồng tín dụng.

Đối tượng cho vay của ngân hàng chủ yếu là nông dân sản xuất theo thời vụ nên ngân hàng cần tính toán thời gian thu nợ gốc và lãi phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng để đảm bảo khách hàng có đủ thu nhập để trả nợ cho ngân hàng. Tránh trường hợp khách hàng chưa có thu nhập nhưng đã đến hạn trả nợ hay đã có thu nhập nhưng chưa đến hạn trả khi đó khách hàng sẽ sử dụng thu nhập vào việc khác gây khó khăn cho công tác thu nợ sau này.

Tăng cường hơn nữa mối quan hệ với UBND các xã, thị trấn, Hội nông dân Hội phụ nữ,… qua đó tìm hiểu và sàng lọc những khách hàng có uy tín để cho vay. Đồng thời, có thể quan tâm sâu sắc hơn cách thức sử dụng vốn vay của các đối tượng vay vốn. Từ đó, có các biện pháp hỗ trợ kịp thời khi cần thiết giúp khách hàng vượt qua khó khăn (khi gặp thiên tai, dịch bệnh,…).

Đối với những khách hàng vay vốn với số lượng lớn, ngân hàng nên thu thập thêm thông tin về khách hàng thông qua Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trước khi quyết định cho vay.

Ngân hàng không nên xem tài sản thế chấp, tài sản cầm cố của khách hàng là chỗ dựa an toàn cho lượng tiền vay mà đây chỉ là cơ sở cho ngân hàng thu nợ khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. Quan trọng nhất vẫn là việc đánh giá tính khả thi của dự án hay phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)