ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN TRÀ ÔN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 47)

- Nợ xấu: đều giảm trong qua các năm 2011, 2012 và 2013 Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tình hình kinh tế của huyện đang có chiều hướng tích cực

5.1ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN TRÀ ÔN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

5.1ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN TRÀ ÔN

HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG

5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN TRÀ ÔN HUYỆN TRÀ ÔN

5.1.1 Điểm mạnh

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Ôn là ngân hàng đầu tiên được thành lập trên địa bàn huyện. Do đó, với thời gian hoạt động khá lâu trên địa bàn vùng nông thôn huyện Trà Ôn nên ngân hàng đã trở nên rất quen thuộc đối với người dân với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Đồng thời, với uy tín và thương hiệu gắn liền với nông nghiệp, nông dân và nông thôn là Agribank thì ngân hàng luôn được người dân ưu tiên lưạ chọn trong các giao dịch, đặc biệt là các giao dịch cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng trên địa bàn.

Trong thời gian qua, nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm qua đó góp phần giúp ngân hàng chủ động hơn trong nguồn vốn hoạt động của mình và hạn chế sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Do đó, ngân hàng đã chủ động hơn trong hoạt động cấp tín dụng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng đa dạng đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng với việc cung cấp nhiều loại hình cho vay để khách hàng lựa chọn như cho vay hộ gia đình cá nhân gắn liền với sử dụng dịch vụ ngân hàng, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay xây dựng – sửa chữa nhà, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay thấu chi tài khoản, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay thông qua tổ vay vốn,…

Việc vay vốn tại NHNo&PTNT huyện Trà Ôn nói riêng và hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung ngày càng thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng cho khách hàng trong thủ tục vay vốn, giải quyết hồ sơ vay vốn, giải ngân vốn vay, thu lãi,…

Từ khi thành lập đến nay ngân hàng luôn xác định đối tượng cho vay chính là nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đây là các đối tượng được các cấp chính quyền luôn quan tâm hỗ trợ để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát

là hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền địa phương qua đó tạo lợi thế hơn so với các ngân hàng cùng hoạt động trên địa bàn.

Ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng trên địa bàn thông qua việc thành lập các phòng giao dịch một mặt giúp ngân hàng có thể tiếp cận đến những khách hàng ở các xã vùng xa của huyện, mặt khác giúp giảm áp lực cho hội sở chính và thuận lợi hơn cho khách hàng trong quá trình giao dịch.

Mỗi CBTD của ngân hàng phụ trách một địa bàn, chịu trách nhiệm trong việc xét duyệt hồ sơ cho vay, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ. Trong thời quan qua CBTD ngân hàng luôn thực hiện nghiêm túc trách nhiệm được phân công nên công tác thu hồi nợ của NHNo&PTNT huyện Trà Ôn đạt được nhiều kết quả tốt qua từng năm.

Ban giám đốc, cán bộ - nhân viên NHNo&PTNT huyện Trà Ôn luôn thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành của ngân hàng cấp trên trong việc quản lý cho vay khách hàng, thu hồi nợ, xử lý nợ rủi ro,…. Mặc dù trong thời gian qua hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ nợ xấu cao nhưng chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu (tối đa 1,3%) và nợ quá hạn (tối đa 3%) ở mức thấp trong giới hạn cho phép của NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long. Bên cạnh đó, đối với những khoản cho vay có giá trị lớn ngân hàng luôn khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm bảo an tín dụng qua đó giúp ngân hàng hạn chế rủi ro đối với khoản cho vay.

Với những thế mạnh trong hoạt động tín dụng thì NHNo&PTNT huyện Trà Ôn đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong quá trình kinh doanh, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của kinh tế địa phương.

5.1.2 Hạn chế

Với những điểm mạnh nêu trên thì trong quá trình hoạt động NHNo&PTNT huyện Trà Ôn vẫn còn gặp không ít hạn chế cần khắc phục như:

Hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian qua chịu sự cạnh tranh khá gay gắt của các ngân hàng cùng hoạt động trên địa bàn như Vietinbank và Sacombank. Các ngân hàng này mới thành lập nên để thu hút khách hàng thường đưa ra các mức lãi suất cho vay hấp dẫn hơn trong khi lãi suất cho vay của ngân hàng phải tuân theo mức lãi suất cho phép của NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long. Việc CBTD phụ trách địa bàn có ưu điểm là giúp khách hàng thuận lợi hơn trong việc liên hệ và vay vốn với ngân hàng. Tuy nhiên mỗi CBTD phụ trách 01 xã với quy mô tương đối lớn nên đôi khi làm CBTD bị quá tải trong công việc nên ảnh hưởng đến thời gian giải quyết hồ sơ cho khách hàng. Bên cạnh đó

CBTD phụ trách địa bàn chịu trách nhiệm luôn về việc phân tích, thẩm định hồ sơ vay vốn, theo dõi quá trình sử dụng vốn và thu nợ của khách hàng nên đôi khi làm việc còn cảm tính, chưa khách quan có thể ảnh hưởng đến quyết định cho vay khách hàng.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh qua từng năm, tuy nhiên ngân hàng vẫn cần phải sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh.

Trong cơ cấu cho vay của ngân hàng vẫn chưa có sự cân đối hợp lý khi cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá cao, trong khi cho vay trung – dài hạn vẫn còn rất thấp do phần lớn nguồn vốn huy động của ngân hàng ở kỳ hạn ngắn, bên cạnh việc ngân hàng vẫn hạn chế cho vay trung – dài hạn ra thị trường do rủi ro cao. Tuy nhiên việc hạn chế cho vay trung – dài hạn đã làm ảnh hưởng đến việc phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện, tạo cơ sở để phát triển các ngành khác. Đối tượng vay vốn của ngân hàng chủ yếu là nông dân phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp, nhưng kết quả sản xuất của đối tượng này lại chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố khách quan của thời tiết, dịch bệnh, sự biến động giá cả trên thị trường,.. nên làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó đối tượng doanh nghiệp đang phát triển trong thời gian gần đây thì ngân hàng vẫn còn cho vay thấp. Nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng tuy được khống chế ở mức thấp nhưng vẫn còn tồn tại do các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh hay xuất phát từ tâm lý của người vay tiền và một nguyên nhân không nhỏ là từ khâu thẩm định vẫn chưa thật sự chuẩn xác của CBTD.

Đối với những khoản vay từ 10 triệu đồng trở lên thì ngân hàng khuyến khích giải ngân tiền vay cho khách hàng qua thẻ ATM và những khoản vay từ 100 triệu đồng trở lên ngân hàng bắt buộc phải giải ngân qua tài khoản ATM cho khách hàng. Tuy nhiên trên địa bàn huyện hiện nay chỉ có duy nhất 01 máy ATM đặt tại chi nhánh chính nên gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình rút vốn vay để sử dụng.

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Đứng trước những điểm mạnh hiện có, những hạn chế còn tồn tại với nhu cầu vốn tín dụng dự kiến ngày càng tăng trên địa bàn đòi hỏi trong thời gian tới NHNo&PTNT huyện Trà Ôn cần tiếp tục phát huy những điểm mạnh và từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng. Do đó, tôi xin đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Trà Ôn trong thời gian tới, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 47)