Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến văn hóa việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 60)

5. Kết cấu luận văn

3.6 Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế

quốc tế.

Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản

sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi

trọng việc bảo tồn, phát huy nhựng giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng,

bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Xét trên bình diện lịch sử, văn

hóa và dân tộc là hai khái niệm có ngoại diên trùng khích nhau. Có dân tộc là có

văn hóa, mất văn hóa là mất dân tộc. Vì vậy, cần xem trọng các di tích lịch sử, các

công trình văn hóa nghệ thuật, các nghệ nhân tài năng và các doanh nhân văn hóa.

Chúng ta chủ trương bảo tồn lâu dài vốn quý đó để giáo dục nhân dân về long yêu

nước, về tự hào dân tộc, về truyền thống lịch sử và văn hóa, tạo điều kiện cho nhiều

thế hệ có thể thưởng thức, tiếp thu nghiên cứu các giá trị văn hóa cổ truyền ấy, để

có thể sáng tạo ra những giá trị mới thể hiện được tầm cao của thời đại và chiều sâu

của lịch sử, vừa dân tộc, vừa hiện đại.

Vấn đề bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa là cả một quá

trình cần nhiều công sức, phải có sự đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc các ngườn

tài trợ, hợp tác; đi đôi với quá trình đó là sự khai thác kể cả văn hóa vật thể và văn

hóa phi vật thể. Nhà nước cần đầu tư nhiều để xây dựng nhà bảo tồn văn hóa dân

tộc ở các địa phương, cần đảm bảo giữ nguyên giá trị gốc của di sản văn hóa trong

công tác bảo tồn. Cần tổ chức các cuộc điểu tra, phát hiện nghệ nhân của các loại

hình văn hóa nghệ thuật trong từng địa bàn dân cư, có chính sách ưu đãi, khuyến

trẻ. Giáo dục, động viên thế hệ trẻ về ý thức bảo tồn các di sản văn hóa nghệ thuật

của dân tộc mình. Nhà nước cần đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi nhất để mở các lớp dạy và học văn hóa nghệ thuật phù hợp với hoàn cảnh thực tế từng địa phương.

Bên cạnh đó, cần coi trọng việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền

thống và xây dựng, phát huy những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật

của các dân tộc thiểu số. Trước hết, phải bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến

khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng

thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sángtác, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn học nghệ thuật là người dân tộc

thiểu số. Nhà nước ưu tiên tài trợ cho các tác giả dân tộc thiểu số có tài năng sáng

tác các tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi. Đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số

trở về phục vụ quê hương. Nhà nước và chính quyền địa phương cần đầu tư và tổ

chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học nghệ

thuật các dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, Đảng và Nhà nước cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách, phương

tiện… cho việc bảo vệ di sản văn hóa ở nước ta. Thực thi Luật Di sản văn hóa trong

cuộc sống, tạo sức mạnh hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng trong sưu tập,

bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, tạo sức mạnh nội sinh để đứng vững trước thách

thức của hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, về chiều sâu, trên cơ sở đường lối văn hóa đúng đắn của Đảng,

phải có đưởc một chiến lược bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Chiến lược ấy, với tư cách một giải pháp tổng hợp, phải tạo ra được kế hoạch, phương thức, cơ

chế, bộ máy, con người, phương tiện…đồng bộ, lâu dài cho việc tìm tòi, bảo tồn,

phát huy, truyền bá di sản văn hóa… Chiến lược đó, suy cho cùng là tạo được một

thói quen, một nếp sống coi trọng di sản văn hóa trong từng con người, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, từ đó tạo ra một

Di sản văn hóa chính là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thức đẩy sự phát triển

bền vững của một dân tộc. Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, do vậy, không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi thiết thực của mỗi người. Trong quá trình hội nhập

quốc tế, khi vấn đề phát triển văn hóa đang gặp những thuận lợi nhưng cũng đang đứng trước những thách thức, thì việc mỗi người, cộng đồng, xã hội… dồn sức cho

việc bảo tồn di sản văn hóa phải được xem như một quyền lợi tất nhiên, tiên quyết.

Nắm vững quy luật phát triển của văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tìm ra

phương hướng hoạt động, hoạch định chiến lược trước mắt và lâu dài, giải quyết

những vấn đề đang nổi cộm, có hệ thống giải pháp, biện pháp thiết thực và có hiệu

quả cao chính là những điều kiện cần và đủ để công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc có được bước phát triển mới.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về “Văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế - Thực trạng và giải pháp”, tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý

luận về văn hóa và hội nhập quốc tế, thực trạng văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và nhằm hạn chế những mặt tích cực đối với văn hóa Việt Nam. Những giải pháp đó

là:

- Đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa.

- Nâng cao phương thức lãnh đạo cũa Đảng trên lĩnh vực văn hóa.

- Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa.

- Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật.

- Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đa dạng, được thể hiện qua nền văn

hóa của 54 dân tộc anh em. Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam và tính đa dạng

của nó ngày càng được củng cố thông qua sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa

các dân tộc anh em về phong tục tập quán, về truyền thống đạo đức, về tín ngưỡng

tôn giáo, về các loại hình nghệ thuật phong phú. Từ thơ văn, âm nhạc, ca vũ, hội

họa, điêu khắc, kiến trúc cho đến những đặc trưng về trang phục, về ẩm thực, về

cách ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội, tất cả đã tạo nên bức tranh muôn màu của nền văn hóa Việt Nam.

Trong thời đại ngày nay, hội nhập quốc tế đang trở thành một xu thế khách

quan. Mỗi dân tộc đều có điều kiện và cơ hội để thúc đẩy sự phát triển, đồng thời

cũng đứng trước những nguy cơ, thách thức mới, đặc biệt là việc bảo vệ bản sắc văn

hóa dân tộc và phát huy các giá trị văn hóa, văn minh trong môi trường hội nhập

quốc tế. Lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực nhạy cảm, đễ bị kẻ thù lợi dụng để tác động làm phân hóa tư tưởng, tình cảm, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tôn giáo, gây chia rẽ nội bộ Đảng và giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Trước những khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp của hội nhập quốc tế, Đảng phải luôn kiên định xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới đúng đắn

trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực văn hoá, chỉ đạo hoạch định các chính sách văn hoá nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt

Nam với mục tiêu nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mang nội dung cốt lõi là Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội,

kết tinh truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa của văn hóa

nhân loại, khẳng định được tầm vóc, trình độ, bản lĩnh và bản sắc văn hóa Việt Nam trong giao lưu và hợp tác quốc tế.

Vì vậy, càng bước vào quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta càng phải nâng

cao cảnh giác cách mạng, giữ vững nguyên tắc của sự nghiệp đổi mới, kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu đen tối của các thế lực thù địch, bảo đảm sự đoàn kết

nhất trí của dân tộc trong việc xây dựng chế độ xã hội mới, xây dựng nền văn hóa độc lập nhưng không biệt lập, hội nhập nhưng không hòa tan; giữ vững chủ quyền

an ninh quốc gia.

PHỤ LỤC – MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Hát quan họ Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản

Chợ nổi Nam Bộ Lễ hội Khai Hạ - Mường Bi

Nhã nhạc cung đình Huế Vịnh Hạ Long

Lễ hội đua ghe ngo Múa rối nước

Chùa một cột Thánh địa Mỹ Sơn

Giao lưu văn hóa Việt – Hàn Giao lưu văn hóa Việt Nam – Indonesia

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C.Mac – Ănghen – Lênin về văn học và nghệ thuật, Nhà xuất bản sự thật

Hà Nội, 1997.

2. Đàm Hoàng Thụ, Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản văn hóa thông tin.

3. Đặng Cảnh Khánh, Xã hội học thanh niên, Nhà xuất bản chính trị quốc gia,

2006

4. Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Sự thật – Hà Nội, 1991

5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nhà xuất bản chính trị quốc qia – Hà Nội.

6. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản chính trị quốc qia – Hà Nội.

7. Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2002.

8. GS.TS Phạm Xuân Nam, Văn hóa vì phát triển, Nhà xuất bản khoa học xã

hội Hà Nội, 2005.

9. Hoàng Vinh, Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta,

Viện văn hóa và Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1999.

10.Hoàng Vinh, Những vấn đề văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam hiện

nay, Nhà xuất bản văn hóa thong tin và Viện văn hóa, 2006.

11.Hồ Chí MinhToàn tập, tập 3, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội,

2002.

12.Hồ Sĩ Vịnh, Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới, Nhà xuất bản chính

trị quốc gia, 1999.

13.Hồ Sĩ Vịnh, Giao lưu văn hóa thời hội nhập, Nhà xuất bản chính trị quốc

gia, 2008.

14.Khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản

thành phố Hồ Chí Minh, 2008.

16. Những vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản giáo dục.

17. Nguyễn Khoa Điềm, Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bả sắc dân tộc, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2001.

18. PGS.TS Đinh Xuân Dũng, Mấy cảm nhận về văn hóa, Nhà xuất bản chính

trị quốc gia Hà Nội, 2004.

19.Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

20.Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội,

1997.

21.Trần Ngọc Thêm, Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản

tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

22.Tạp chí cộng sản, 2012

23.Xây dựng môi trường văn hóa. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, 2004.

24.Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Thành tựu và kinh nghiệm, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản văn hóa Thông tin Hà Nội, 2004.

25.Văn hóa Đông Á trong tiến trình hội nhập, Nhà xuất bản chính trị quốc gia

Hà Nội, 2010.

26.Văn kiện Đại hội Đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nhà xuất bản

chính trị quốc gia, 2008.

27.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản chính trị quốc

gia Hà Nội, 2006.

28. Website: http://nghiencuubiendong.vn, “Hội nhập quốc tế. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến văn hóa việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)