5. Kết cấu luận văn
2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập quốc tế đến văn hóa Việt Nam
Nam
2.2.1 Những ảnh hưởng tiêu cực.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì cũng
còn những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam.
Thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng và nhiều mặt của hội nhập quốc tế đang tác động trược tiếp đến mọi quốc gia, đã và đang làm chao đảo nhiều giá trị văn
hóa. Đối với Việt Nam, kể từ khi chúng ta bước vào quá trình hội nhập quốc tế, bên cạnh rất nhiều mặt tích cực, đã xuất hiện những lối sống và cách sống xa lạ, trái với
chuẩn mực xã hội, bất chấp những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận
trong các tầng lớp, thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên những khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực. Nạn tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính và các tệ nạn xã hội khác tràn lan. Đặc biệt, vấn đề đáng lo ngại được
toàn xã hội quan tâm là sự lệch hướng về lý tưởng, suy thoái về đạo đức, lối sống
của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền và một số người trong hoạt động kinh
doanh. Một số người lao theo con đường làm giàu bằng bất cứ giá nào; một số khác
lại tiêu xài phung phí, ăn chơi trác tang, sa đọa tiền của công quỹ, làm thất thoát tiền
bạc Nhà nước, gây bất bình trong nhân dân, làm tổn thương uy tín của Đảng và Nhà
nước. Một bộ phận thanh niên có những biểu hiện xa rời lý tưởng xã hội chủ nghĩa, quay lưng với những giá trị chân, thiện, mỹ của dân tộc. Họ sùng ngoại, trượt dần
theo lối sống thực dụng, buông thả, bất chấp sự giáo dục của gia đình và xã hội. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Hiện nay, trong sự nghiệp xây dựng đất nước cùng với quá trình hội nhập
quốc tế, đòi hỏi chúng ta cần phải mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế và giao lưu văn
hóa trên thế giới. Song song với quá trình hội nhập sâu rộng là sự đón nhận những
giá trị văn hóa mang tính cao đẹp của các nền văn hóa lớn trên thế giới. Tuy nhiên, những "mảnh vụn cực đoan" của văn hóa ngoại cũng đã len lỏi vào, nó đang dần
phá hủy nền văn hóa truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Hội nhập
quốc tế đang đưa lối sống phương Tây vào nước ta và việc tiếp thu lối sống thiếu định hướng đã dẫn đến những việc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc.
Với xu hướng “hội nhập với thế giới”, ngày nay giới trẻ Việt Nam ngày càng thể
hiện cá tính của mình một cách mạnh mẽ. Quan niệm về đạo đức và lối sống của
giới trẻ cũng đã và đang thay đổi rất nhanh chóng. Tinh thần hiếu học với tư cách
một giá trị dân tộc tuy nhìn chung vẫn giữ được, song cũng đã có những điều khác
với trước. Nếu như trước đây, hiếu học là vì lòng ham hiểu biết, muốn khám phá, học để làm người thì ngày nay, ở không ít người, những cái đó vẫn còn. Song đáng
tiếc cũng có những người, mà số đông lại là trẻ tuổi, việc học để khám phá, để làm
người không quan trọng bằng để có địa vị trong xã hội, để có nhiều tiền, làm sao cho có đời sống vật chất cao hơn. Điều đáng lo ngại chỉ là ở chỗ, tính nhân văn, tính
khoan dung, là những phần cốt lõi tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam có nguy cơ bị đặt ra ngoài lề của việc học. Trong xã hội đang nổi lên một lối suy nghĩ phản giá trị
của sự học rằng,“văn hay, chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền”. Sự gia tăng của
chủ nghĩa thực dụng cực đoan đang đe dọa giết chết giá trị chân chính của sự học.
Không thể nói rằng, điều này không liên quan gì với việc hội nhập quốc tế, với việc
tiếp thu không có chọn lọc các quan điểm và lỗi sống khác nhau của chúng ta trong
quá trình hội nhập. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là làm sao để mọi người, nhất là lớp trẻ,
hiểu được và duy trì được giá trị, ý nghĩa chân chính của sự học, coi tinh thần hiếu
học là một giá trị trong truyền thống của dân tộc, coi học chính là nhằm góp phần thúc đẩy sự tiến lên của xã hội, chứ không phải chỉ là để lo cho bản thân mình.
Lối sống ăn chơi đua đòi, thích hưởng thụ nhiều hơn là cống hiến, do vậy mà lối sống của nhiều thanh niên hiện nay cũng trở nên ích kỷ hơn, nhận thức về cuộc
sống hời hợt, không có tinh thần trách nhiệm với gia đình, xã hội và với cả chính
bản thân mình.Ảnh hưởng của lối sống Phương Tây, quá tôn thờ tự do cá nhân, coi
trọng cái tôi cũng vì thế mà dẫn tới thái độ bàng quan vô trách nhiệm của thanh niên
trước cuộc sống. Thanh niên ngày nay ngày càng có xu hướng coi nhẹ các giá trị
của gia đình. Sự tôn trọng gia đình và huyết thống, dòng tộc thể hiện qua nhiều mặt như tinh thần trách nhiệm, hành vi kính trên nhường dưới, kính già yêu trẻ, con
cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ, lòng chung thuỷ và tình nghĩa vợ chồng đã có từ ngàn xưa ở người Việt Nam. Độ bền vững của gia đình xét trong quan hệ vợ chồng
cũng đã có phần khác trước. Số cặp vợ chồng ly hôn tăng lên và điều đáng ngại là thời gian lý hôn sau khi kết hôn và độ tuổi của các cặp ly hôn ngày càng có xu
hướng thấp dần. Song, có thể nhận thấy rằng, trong quan hệ hôn nhân và gia đình,
xu hướng thực dụng đang tăng lên với những tính toán vụ lợi, ích kỷ, chạy theo đồng tiền. Nhiều cuộc hôn nhân hoàn toàn không xuất phát từ tình yêu mà chủ yếu và trước hết là xuất phát từ những tính toán về lợi ích vật chất, về địa vị xã hội sẽ có được qua cuộc hôn nhân ấy.
Bên cạnh đó, tác động của lối sống không lành mạnh từ xã hội vào tình trạng này thông qua giao lưu, hội nhập, qua các phương tiện truyền thông hiện đại là không nhỏ. Do bị kích động bởi những thước phim hành động có tính bạo lực qua
mạng Internet mà nhiều thanh thiếu niên đã có những hành động mang tính bạo lực,
hung hãn, gây ra nhiều hậu quả đau lòng. Từ năm 2005 đến nay, tình hình phạm tội ở lứa tuổi thành niên đang có dấu hiệu ngày càng cao hơn, cả về mức độ lẫn sự
nghiêm trọng của các vụ án. Chỉ trong năm 2006, riêng trẻ em dưới 14 tuổi có gần
8000 vụ vi phạm pháp luật, chiếmđến 70% tội phạm vị thành niên. Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội. Đặc biệt đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của đất nước, thời gian gần đây (hầu hết là ở những thành phố lớn, nơi đô thị có điều kiện kinh tế xã hội phát triển) đã nổi lên tình trạng một
số thanh niên, học sinh sinh viên, độ tuổi từ 14 đến 18, tụ tập ăn chơi thác loạn hoặc
hình thành các băng nhóm tội phạm, tổ chức các vụ cướp giật, giết người hoặc đâm
chém nhau hết sức nghiêm trọng, gây xônxao dư luận mà các phương tiện thông tin đại chúng đã thường xuyên đăng tải. Thống kê của ngành Công an cho biết hiện tại
cả nước có khoảng 20.000 trẻ em trong độ tuổi tới trường lang thang bụi đời, tụ tập băng nhóm ngoài xã hội. Đó chính là mầm mống của tội phạm đã và đang nảy sinh
trong lứa tuổi vị thành niên. Dường như vấn đề gia đình đang là vấn đề toàn cầu, là một trào lưu mà nhiều nước trên thế giới phải đối mặt, phải lo lắng và đang tìm cách giải quyết để nó không cản trở tiến bộ xã hội. Bởi vì, một khi gia đình không bền
vững sẽ sản sinh ra vô số tệ nạn xã hội. Tình trạng bố mẹ ly hôn dẫn đến chỗ con
cái mất đi chỗ dựa, không có người chăm lo, bị tổn thương nặng nề về tâm lý. Từ đó
sinh ra các tệ nạn ở học sinh mà các nhà trường phải vượt quá chức năng chính là
dạy học để đối phó như nạn nghiện hút, cướp giật, giết người, băng đảng mang tính chất xã hội đen, bỏ học…Không phải chỉ có con cái, mà tất cả các thành viên trong
gia đình ly hôn đều phải chịu những hậu quả. Sự tiến bộ xã hội do vậy, đã bị đe dọa,
bị tổn thương ở một khâu quan trọng nhất chính gia đình.
Gia đình cổ điển Việt nam tồn tại trên nền tảng tình yêu thương, tình nghĩa. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự du nhập văn hoá phương Tây mà mỹ từ này đang dần mất đi ý nghĩa đích thực của nó. Nhiều thanh
niên hiện nay coi tình yêu như một trò chơi đầy ma lực, yêu để lợi dụng lẫn nhau, để thoả mãn các nhu cầu vật chất và bản năng là chính chứ không hề xuất phát từ
tình yêu đích thực.
Từ quan niệm về tình yêu không đúng đắn như vậy dẫn đến những lối sống
tiêu cực khác trong thế hệ thanh niên hiện nay đó là: quan niệm về sống thử, quan
hệ tình dục bừa bãi…Nhiều thanh niên trẻ hiện nay coi sống thử mới là tiến bộ, là không bị lạc hậu so với bạn bè. Đây là vấn đề đã được đề cập đến rất nhiềunhưng
nó vẫn tiếp tục diễn ra và có chiều hướng gia tăng trong giới trẻ hiện nay, đặc biệt là trong giới sinh viên hiện nay. Cuộc khảo sát điều tra tại 30 trường Đại học – Cao
đẳng trên cả nước do Vụ Văn hoá - Ban Tuyên giáo Trung ương và Vụ HSSV - Bộ GDĐT thực hiện năm 2007 cho thấy, 51,4% sinh viên cho rằng sống thử là hiện tượng khá phổ biến và được coi là bình thường. Tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam
là cao nhất thế giới, với tỉ lệ 45,1 ca phá thai/100 trẻ sơ sinh sống.
Ngoài ra, quan niệm của một bộ phận thanh niên hiện nay trong cách ăn mặc
ngày càng thoáng. Không còn sự kín đáo theo chuẩn mực truyền thống đạo đức.
Thế hệ trẻ ngày nay có thể do tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền thông, được khám phá nhiều nền văn hoá trên thế giới và lại là lớp người nhạy bén với
nhiều sự thay đổi nên đã bắt chước và học hỏi rất nhanh, coi đó là sành điệu, là thể
hiện đẳng cấp của mình, nhiều bạn trẻ ăn mặc hở hang, đi vũ trường, xài thuốc lắc,
quan hệ tình dục... Nhận thức về cuộc sống của không ít bạn trẻ quá hời hợt, vô
trách nhiệm, chỉ biết đến bản thân mà không hoặc ít nghĩ gì đến gia đình, xã hội. Đời sống của mọi người được nâng lên và cải thiện rất nhiều thì đi kèm theo là nhu
cầu ăn diện, giải trí... cũng theo đó mà nâng cấp lên. Đất nước ta nay vươn ra và hội
nhập với thế giới nên chắc chắn các trào lưu đa văn hoá càng có dịp được thể
hiện, sẽ không tránh khỏi những điều không hợp lý sẽ cùng tồn tại. Hội nhập quốc
tế là để vươn lên, biết phát huy và học hỏi những thế mạnh, tinh hoa trong môi
trường đa văn hoá chứ không phải là bị hoà tan, sao chép nó.
Thứ hai, trong xã hội hiện đại, công nghệ thông tin thật sự trở thành một
quyền năng, nó thúc đẩy sự phát triển ồ ạt của các hãng thông tấn, truyền hình, giải
Những rào cản bị xóa nhòa, các giá trị tư tưởng, văn học, nghệ thuật… của các nền văn minh được quảng bá, phát tán nhanh hơn, có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn. Biên
giới mềm về văn hóa ngày càng tỏa rộng. Những làn sóng văn hóa ngoại lai ùa vào mọi ngõ ngách trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Có thể thấy, trong lịch
sử dân tộc, chưa bao giờ văn hóa Việt Nam có cơ hội tiếp thu những giá trị từ nhiều
nền văn hóa như hiện nay, nhưng cũng chưa bao giờ đứng trước nguy cơ đánh mất
bản sắc dân tộc như hiện nay.
Cùng với những tác phẩm văn học, âm nhạc, hội họa với đủ thể loại tràn ngập
thị trường văn hóa, những bộ phim truyền hình mang đậm chất Trung Hoa đã thu
hút được lượng lớn khán giả thuộc nhiều thành phần trong xã hội. Gần gũi với tư duy, đời sống người Việt, những sản phẩm văn hóa Trung Quốc lan tỏa rộng rãi và
không khó để nhận diện mặt trái. Với số lượng phim khổng lồ được phát hằng ngày trên truyền hình, chỉ dung lượng thông tin về lịch sử các triều đại phong kiến Trung Hoa đã đủ tạo ra hậu quả tai hại. Thế hệ trẻ nước ta biết về lịch sử Trung Quốc
nhiều hơn lịch sử nước nhà là một sự thật đáng buồn.
Văn hóa Hàn Quốc vào Việt Nam muộn hơn nhưng sức hút có phần mạnh
mẽ hơn. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, những hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc ồ ạt vào nước ta. Các loại mỹ phẩm Hàn Quốc lần lượt xuất hiện trên các mẩu quảng cáo. Giờ đây, phim Hàn Quốc đã là món không thể thiếu của các nhà
đài, nhạc Hàn Quốc xuất hiện nhiều trên internet, hàng hóa Hàn Quốc tràn ngập… Những làn sóng văn hóa Hàn Quốc ào ạt cuốn qua mọi gia đình, khi giới trẻ ăn món ăn Hàn Quốc, diện thời trang Hàn Quốc và sống theo các thần tượng người
Hàn Quốc… thì không thể coi đó là một hiện tượng xã hội bình thường. Ở một phương diện khác, phim ảnh Hàn Quốc đã mở đường cho hàng hóa Hàn Quốc
chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Sự xâm nhập mang tính chuyên nghiệp ấy đến
nền văn hóa Việt nên đã để lại không ít hệ lụy cho đời sống tinh thần của người
Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc nói chung, điện ảnh nói riêng, có rất nhiều tinh hoa để chúng ta tiếp nhận, học hỏi. Nhưng sự ưu ái đến mức dễ dãi cho phim Hàn Quốc, Trung Quốc lấn át trên sóng truyền hình, trong các rạp chiếu phim…
không chỉ tạo nên sự lệch lạc trong thực đơn giải trí mà còn để lại hậu quả khó lường. Điều đáng buồn là không phải ai cũng ý thức được điều tưởng chừng như
không thực tế này. Thực tế, không ít phim dài tập sướt mướt tình cảm đậm chất Hàn Quốc đã xuất hiện bên cạnh những chương trình giải trí đang gây náo loạn truyền
hình hiện nay. Và như vậy, vấn đề không chỉ ở cuộc chiến phim nội, phim ngoại mà với cách làm "mỳ ăn liền" này, văn hóa Việt Nam sẽ phải chấp nhận một sự đổ bộ
hỗn tạp của văn hóa ngoại lai và hệ lụy của nó là chúng ta sẽ phải đương đầu trong
một cuộc chiến văn hóa...
Ngoài ra, lợi dụng sự tôn trọng văn hóa tâm linh, chính sách tự do tín ngưỡng
của nhà nước ta, một số người ở các đô thị và ở nhiều làng đã khôi phục lễ hội tràn lan, tự phát, biến đền, chùa là nơi thờ cúng thiêng liêng thành những nơi “mua thần
bán thánh”. Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến. Nhiều hủ tục củ và mới đang có xu hướng tràn lan trong đám cưới, đám tang; tệ nạn ăn uống linh đình, tiệc tùng tại các cơ quan, công sở diễn ra ở các đô thị và vùng nông thôn. Điều đáng trách là mọi sự
tiêu tùng ấy điều lấy tiền của Nhà nước, của nhân dân. Tình trạng tiêu tùng, ăn uống
và biếu quà cáp quá khả năng mình làm ra là một tệ nạn khá phổ biến. Xu hướng
chạy theo “xã hội tiêu dùng” lúc đầu nảy sinh ở một bộ phận nhỏ cán bộ có chức, có
quyền, hoặc ở một số người thuộc cơ quan kinh tế, ở một bộ phận dân cư giàu có tại