Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến văn hóa việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 58)

5. Kết cấu luận văn

3.5 Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật

Văn học nghệ thuật là nhu cầu thiết yếu của con người trong mọi xã hội, nó

thể hiện tình độ phát triển chung của đất nước, là lĩnh sản xuất tinh thần tạo ra những giá trị cao quý lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm giàu thêm cho cuộc

sống con người. Văn học, nghệ thuật là bộ phận nhạy cảm đặc biệt, thể hiện khác

vọng con người về chân, thiện, mỹ. Nó có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn,

nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức, xây

dựng con người chân chính. Trong quá trình hội nhập quốc tế, văn học nghệ thuật

cần góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh để thực hiện quá trình dân chủ hóa mọi

mặt đời sống xã hội, tham gia tích cực vào việc nhằm giải phóng tiềm năng của đất nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Để thực hiện tốt sự nghiệp văn học, nghệ thuật trước hết cần tiếp tục đẩy mạnh

công tác lãnh đạo, thực hiện tốt chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với văn học,

nghệ thuật; tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, đặc trưng

của văn học, nghệ thuật trong đời sống xã hội cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, cán bộ lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, quản lý văn học, nghệ thuật. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách,

khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao.

Hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật yêu cầu được tự do nhưng trong khuôn khổ

của Hiến pháp và pháp luật do Nhà nước đã ban hành. Có tự do trong sáng tác, văn

học và nghệ thuật mới tạo ra nhiều giá trị độc đáo, phong phú và đa dạng. Văn học,

nghệ thuật có phong phú mới phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước được sâu sắc và hiệu quả cao. Như vậy, tự do sáng tác là lẽ sống của văn học, nghệ

thuật, là điều kiện để làm nên những giá trị đích thực. Nhưng tự do sáng tác phải đi đôi với tự do phê bình. Người sáng tác cũng như người phê bình có ý thức làm chủ

ngòi bút của mình, không ngừng rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp và chịu trách

Trách nhiệm của những người lãnh đạo và quản lý lĩnh vực văn hóa, nghệ

thuật là phải tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết, thuận lợi giúp những người

sáng tác có thể cho ra đời những tác phẩm sâu sắc về tư tưởng, cao đẹp về nghệ

thuật, góp phần làm phong phú kho tàng giá trị tinh thần của nước ta. Đồng thời

phải thường xuyên quan tâm, phát hiện và bồi dưỡng những tài năng đặc biệt, làm

cho tài năng văn nghệ trở thành tài sản chung của dân tộc. Phát triển văn học, nghệ

thuật, trước hết phải nhằm vào phục vụ các mục tiêu trước mắt, đồng thời phải hướng tới cái lâu dài có chiều sâu tư tưởng và tầm cao của sự sáng tạo.

Ngoài ra, Đảng và Nhà nước cần kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt

về cơ chế, chính sách, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động văn

học và nghệ thuật. Có chính sách bồi dưỡng thu hút nhân tài, chăm lo, đãi ngộ đội

ngũ văn nghệ sĩ. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước và với các Hội văn học nghệ thuật trong công tác quản lý, sáng tác và phổ biến các tác phẩm văn

học, nghệ thuật. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các cơ quan quản lý nhà

nước, các Hội văn học và nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu, hiệu quả công tác quản lý trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

Bên cạnh đó, Xây dựng hệ thống giáo trình, giáo án toàn diện, nâng cao trình

độ và hoàn thiện đội ngũ giảng viên tại các trường đào tạo văn học, nghệ thuật.

Quan tâm nghiên cứu khoa học về hoạt động văn học, nghệ thuật; kịp thời phát

hiện, phát triển các loại hình văn học, nghệ thuật dân gian nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động triển lãm,

giao lưu văn hóa nhằm giới thiệu những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cho

bạn bè quốc tế.

Hơn nữa, Nhà nước và địa phương cần không ngừng nâng cao thị hiếu thẩm

mỹ và trình độ thưởng thức nghệ thuật của công chúng, đặc biệt là quan tâm đến

tầng lớp thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Đẩy mạnh các hoạt động sáng tác, phổ

biến tác phẩm, lý luận phê bình, phấn đấu sáng tác những tác phẩm có giá trị cao về quê hương, đất nước và con người, truyền thống lịch sử của dân tộc; cổ vũ cái đúng,

cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên; phê phán những thói hư, tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn. Hết

sức coi trọng việc bảo tồn và kế thừa, phát huy những giá trị văn nghệ dân gian và cách mạng. Phát triển đi đôi với quản lý tốt các hoạt động dịch vụ nghệ thuật và công tác xuất nhập khẩu văn học nghệ thuật, chống xu hướng thương mại hóa và đề

phòng xu hướng phi chính trị trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật.

Mặt khác, các điạ phương tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng các chuyên mục, chuyên đề về văn học nghệ thuật trên các Đài phát thanh truyền hình và báo chí; củng cố và mở rộng mạng lưới phát hành tạp chí sáng tác nghiên cứu văn học

nghệ thuật.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến văn hóa việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)