5. Kết cấu luận văn
2.1 Những ảnh hưởng tích cực của hội nhập quốc tế đến văn hóa Việt Nam
Nam
2.1.1 Những ảnh hưởng tích cực.
Về tư tưởng, đạo đức, lối sống:
Tư tưởng, đạo đức, lối sống là những lĩnh vực then chốt và cốt lõi của văn hóa, đã có những chuyển biến tích cực. Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh được vận dụng và phát triển sáng tạo, ngày càng tỏ rõ giá trị bền vững làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng nước ta,
là nhân tố hàng đầu bảo đảm cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng
trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhờ đường lối và chính sách đổi mới đúng đắn
của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá; đời sống nhân dân được cải thiện, ổn định chính trị được giữ
vững….Đó là những tiền đề và cơ sở củng cố lòng tin của nhân dân vào chế độ do Đảng lãnh đạo. Lý tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tich Hồ Chí
Minh là giá trị nhân văn cao cả của nền văn hóa dân tộc, đã hình thành những giá trị đạo đức mới, khơi dậy các phong trào mang tính nhân văn như: tìm về cội nguồn
dân tộc, đền ơn đáp nghĩa với những người có công với đất nước, ủng hộ đồng bào dân tộc bị thiên tai, cứu trợ trẻ em nghèo và người tàn tật…Nếp sống tình nghĩa,
cách ăn ở có trước có sau, kính trên nhường dưới trong gia đình; truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ hậu học văn” trong nhà trường,…vốn là những lớp văn hóa được trầm tích từ trong chiều sâu đạo lý dân tộc đã trở thành phong trào của
quần chúng và ngày càng được phát huy.
Ngoài ra, nhờ quá trình hội nhập quốc tế, đã mở rộng khả năng tiếp xúc giao lưu với các nước trên thế giới của thế hệ thanh niên, làm xích lại gần nhau, hiểu biết
lẫn nhau giữa các dân tộc, mở rộng tầm nhìn ra thế giới. Do vậy mà nâng cao kiến
thức, sự hiểu biết giúp thanh niên có thể tự tin khẳng định mình trước cộng đồng
thực sự của mình không chỉ trong phạm vi quốc gia nữa mà trên toàn thế giới. Cánh
cửa hội nhập mở ra thanh niên có nhiều cơ hội hơn để phát triển tài năng và trí tuệ
của mình góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Khi xã hội còn ở thời kỳ khép kín, con người không được tự do trong việc thể hiện mình, do vậy mà nhiều nguồn nhân lực quý giá đã bị bỏ qua bởi không có điều kiện để thể
hiện. Nhưng ngày nay nhờ có quá trình hội nhập, nhiều luồng tư tưởng mới thổi vào
làm cho tư tưởng của xã hội trở nên thoáng hơn, tự do cá nhân được phát triển và
được tôn trọng, trong điều kiện đó thanh niên được thoả sức thể hiện tài năng và cái
tôi của mình. Trong quá trình hội nhập với thanh niên trên thế giới và khu vực, thế
hệ trẻ nước ta có cơ hội giao lưu và giới thiệu bạn bè bốn phương những giá trị
truyền thống và sắc thái của văn hóa Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam cũng có ra nhanh
nhạy trong việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Nhiều
bạn trẻ đã đạt được những giải thưởng cao trong các cuộc thi âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điện ảnh…. Đó cũng là một giá trị tích cực mà hội nhập đã đem lại cho lối
sống của thanh niên Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập quốc tế, các mối quan hệ trong gia đình cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực. Quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình dần thoát khỏi sự trói buộc theo ý thức hệ tư tưởng phong kiến, mối
quan hệ giữa các thế hệ khác nhau trong gia đình, vợ và chồng, con cái với cha mẹ…,nổi bật là mối quan hệ giữa vợ và chồng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ với con, chăm sóc và giáo dục con. Đây là cơ sở quan trọng để tăng cường vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở xã hội hiện đại, đồng
thời, tạo điều kiện thuận lợi để người phụ nữ được giải phóng và tiến tới thực
hiện việc bình đẳng nam nữ. Sự bình đẳng này luôn đặt trong những giới hạn và chuẩn mực văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Gia đình Việt Nam hiện nay đang có những biến đổi sâu sắc theo hướng chuyển từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại, gia đình đa thế hệ sang gia đình chỉ có hai thế hệ, gia đình sống trong xã hội do Nhà nước bao cấp sang gia đình sống trong xã hội công dân và Nhà nước pháp quyền,…Bước chuyển này đã tạo điều kiện cho các
trong thực tiễn cuộc sống. Tình trạng coi thường phụ nữ, mệnh lệnh, áp đặt đối
với thế hệ trẻ đã giảm đi rõ rệt. Không ít gia đình cha mẹ đã thực sự trở thành
“người bạn đồng hành” của con trong mọi công việc và hoàn cảnh. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho thế hệ
trẻ, giúp họ định hướng, bản lĩnh, tự tin, năng động và sáng tạo trong việc tiếp
nhận và xử lý các thông tin đa chiều của xã hội hiện đại. Đó là những bước
chuyển cần thiết và tất yếu dưới tác động của thời đại, của sự nghiệp đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Gia đình Việt
Nam do vậy đang trở lại và đó là sự trở lại trên cơ sở cao hơn, tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn, thực hiện ngày càng hoàn hảo hơn những chức năng vốn có của một
thiết chế xã hội đặc biệt trong xã hội, mà trong một thời gian dài bị xem nhẹ. Đồng thời, gia đình Việt Nam cũng tiếp thu tinh hoa của gia đình hiện đại như:
tôn trọng tự do cá nhân, tôn trọng sự lựa chọn cá nhân, dân chủ, bình đẳng trong
quan hệ, bình đẳng về nghĩa vụ, trách nhiệm và hưởng thụ, không phân biệt đối
xử với các thành viên trong gia đình. Đây là cơ sở để gia đình Việt Nam tiếp tục
tồn tại và phát triển vững chắc, thực hiện tốt những chắc năng vốn có của mình. Phong trào xây dựng làng, bản văn hóa và việc khôi phục hương ước được
thực hiện tốt, soạn thảo hương ước mới ở nhiều nơi đã góp phần vào việc duy trì nếp sống mới, xây dựng gia đình văn hóa. Người dân, kể cả người dân ở vùng xa đô
thị, có ý thức cao hơn về dân chủ, pháp luật, quyền sở hữu cá nhân và quyền con người. Tính năng động và tính tích cực công dân được phát huy, sở trường và năng
lực cá nhân được khuyến khích. Thế hệ trẻ tiếp thụ nhanh những kiến thức mới và có ý thức vươn lên tự lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Không khí
lạc quan, năng động, linh hoạt và cởi mở bao trùm xã hội. Nhân dân càng có ý thức
và quyết tâm và phấn đấu làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”, quý trọng những thành tựu của đất nước, của dân tộc xây dựng trong
mấy chục năm qua.
Về hoạt động thông tin đại chúng:
Báo chí, phát thanh và truyền hình, mạng Internet, hệ thống thông tin, các phương tiện bưu chính viễn thông … là những phương tiện thuận lợi cho việc
truyền bá, lưu giữ, xây dựng nền văn hóa dân tộc, đồng thời tạo thời cơ lớn cho sự tăng cường giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Những giá trị văn hóa của mỗi dân
tộc nhờ các phương tiện thông tin đại chúng mà trở thành tài sản chung của nhân
loại và ngược lại nhân loại có điều kiện tiếp thu những giá trị văn hóa của Việt Nam. Đó là tiền đề nghành văn hóa du lịch phát triển ngày càng gia tăng. Số lượng
khách quốc tế đến nước ta du lịch ngày càng tăng. Hoạt động du lịch cũng tạo ra
những cơ hội cho người dân bản địa trao đổi tri thức, ngôn ngữ, lối sống, lý tưởng
và những phong tục tập quán tốt đẹp của du khách mang đến. Du lịch không chỉ
thỏa mãn tính hiếu kỳ của du khách nước ngoài mà còn khuyến khích, tiếp thu,
chọn lọc, bảo tồn, phát huy các giá tri văn hóa trong sự phát triển bền vững.
Số khách du lịch đến Việt Nam (Nghìn lượt người)
Năm 2000 2003 2004 2005 2006 2007
Số lượng
khách quốc tế
2140,1 2429,6 2927,9 3477,5 3583,5 4229,3
Nguồn - [15,Tr 595]
Hệ thống các thiết chế văn hóa như: đài truyền hình, phát thanh, các cơ quan
báo viết, nhà bảo tàng….. được củng cố, xây dựng và ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động Trong đó có hệ thống thư viện ngày càng gia tăng, giúp mọi người
Số lượng thư viện nước ta (2000 – 2007)
Năm 2000 2003 2004 2005 2006 2007
Số thư viện 642 661 670 675 679 686
Thư viện Trung ương 1 1 1 1 1 1
Thư viện tỉnh, thành phố 61 61 64 64 64 64
Thư viện quận, huyện,thị xã 562 587 594 598 559 606
Thư viện thiếu nhi 18 12 11 12 15 15
Số sách trong thư viện
(nghìn bản) 15564 16270 18766 19764 20027 21092
Nguồn – [15,Tr 478]
Bên cạnh đó, việc hưởng thụ văn hóa của nhân dân đã nâng cao đáng kể. Rõ rệt nhất là việc chiếm lĩnh các sản phẩm “văn hóa đọc” và sử dụng những sản phẩm thông tin đại chúng. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có số người mua sách, đọc sách lớn nhất cả nước. Đối tượng mua sách, đọc sách chủ yếu là cán bộ, trí
thức, thanh niên, sinh viên, học sinh…Những yếu tố quan trọng và quyết định sự
hình thành và nhu cầu mua sách, đọc sách của số đông là sự đòi hỏi nâng cao trình
độ nhận thức, trình độ chuyên môn, yêu cầu về học tập, giao lưu văn hóa với các nước, cũng có một bộ phận nhỏ là để giải trí hoặc để thỏa mãn tính hiếu kỳ, nhất là
ở thanh thiếu niên. Điều quan trọng là chúng ta đã đẩy lùi được những hiện tượng
cực đoan trong nhu cầu đọc sách xô bồ, thực dụng của sách. Những hoạt động phổ
biến và phát hành sách, báo tại các tụ điểm, nhân những sự kiện như: Hội chợ sách,
Tuần lễ sách, …không chỉ tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh ở thủ đô, mà còn có tiếng vang tốt ở trong cả nước và ở nước ngoài
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, hoạt động báo chí, xuất bản có bước phát
triển quan trọng cả về số lượng và chất lượng, nội dung và hình thức, về công nghệ
vai trò của hệ thống báo chí, xuất bản trong quá trình hội nhập quốc tế. Báo chí, xuất bản đã đi đầu trong việc định hướng tư tưởng, góp phần giữ vững ổn định
chính trị - xã hội, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, dân chủ hóa đời sống văn hóa của nhân dân, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và
Nhà nước
Hệ thống báo chí càng thực hiện tốt vai trò vừa là cơ quan ngôn luận của tổ
chức Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, vừa là diễn đàn của nhân dân.
Nhờ hệ thống báo chí phong phú, đa dạng nên đã có điều kiện để chuyển tải các
thông tin quan trọng của Đảng và Nhà nước đến với cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo. Thông tin đưa ra nước
ngoài ngày càng kịp thời, toàn diện hơn giúp cho nhân dân thế giới và cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ Quốc có được những hiểu biết đúng đắn về tình hình đất nước. Hệ thống thông tin đại chúng góp phần giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, tích cực tuyên truyền, giải thích quan điểm, đường lối,
chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát hiện và phản ánh nhiều vấn đề
bức xúc trong đời sống xã hội; cổ vũ và động viên phong trào nhân dân thi đua thực
hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội…
Nhu cầu thông tin nhiều chiều, biến các phương tiện thông tin đại chúng
thành diễn đàn của nhân dân đã thực hiện một bước dân chủ hóa trong xã hội nói
chung và trong lĩnh vực văn hóa nói riêng. Với tư cách là diễn đàn của nhân dân, các đài phát thanh, báo và các phương tiện thông tin đại chúng đã tổ chức, dàn dựng nhiều chương trình đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, thu hút mọi tầng lớp nhân dân
tham gia nhiệt tình. Ví dụ, Đài Truyền hình Việt Nam đã thực hiện nhiều chương
trình giao lưu bổ ích, lý thú. Các chương trình “SV Show”, “Đường lên đỉnh
Olympia”… cũng như nhiều chương trình chuyên đề về văn hóa, nghệ thuật của Đài truyền hình Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã và đang làm phong phú đời
sống tinh thần của nhân dân, góp phần tích cực xây dựng và hoàn thiện nhân cách văn hóa của con người.
Hiện nay, Internet là một phương tiện truyền thông phát triển nhanh và mạnh mẽ, nó xóa nhòa biên giới quốc gia đưa con người xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt
trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Internet càng có vị trí quan trọng, nó giúp con
người nắm bắt được mọi thông tin trên thế giới một cách nhanh nhất. Internet đem
lại cơ hội ngang bằng thông tin cho con người trên khắp hành tinh, nó mở ra những
mối liên hệ mới, cơ hôi hội nhập và chuyển giao văn hóa giữa các vùng miền, quốc
gia khác nhau. Internet rút ngắn khoảng cách không gian giữa người với người, giữa Nhà nước với nhân dân… Hơn thế internet đã tạo ra nền văn minh mới cho loài
người khi mọi nhu cầu của con người đều được thỏa mãn. Nhà nước có thể sử dụng
Internet để quản lý hành chính, điều hành công việc. Nhờ Internet chúng có thể tìm kiếm mọi thông tin ở mọi lúc mọi nơi, nó cung cấp tất cả các thông tin về tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội một cách nhanh nhất. Internet phục vụ các hình thức
giải trí theo sở thích mà không đắt tiền như: nghe nhạc, xem phim, gọi điện thoại,
viết thư chát với bạn bè và người thân, tụ tập trên diễn đàn, tìm kiếm và lưu trữ
thông tin, gửi và nhận thông tin, chia sẻ nhận giúp đỡ từ người khác, xả stress, chơi
game, tìm bạn….Ngoài ra các cá nhân, tổ chức, có thể trao đổi, mua bán, giao dịch,
học và lấy bằng qua Internet. Từ những trang web, hình ảnh, video, clip, các tệp tài liệu bằng văn bản. phần mềm đến những cảm xúc riêng tư….đều có thể chia sẻ qua
Internet một cách trực tuyến.
Về văn học, nghệ thuật
Văn học, nghệ thuật đã nắm bắt được dòng mạch chính là chủ nghĩa yêu
nước và nhân văn, gắn bó với dân tộc, nỗ lực phản ánh chân thật cuộc sống đấu
tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân, có nhiều tác phẩm tốt trong
tất cả các loại hình nghệ thuật từ văn học, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật đến nhiếp ảnh, múa, kiến trúc... thể hiện qua những đề tài lịch sử, chiến tranh cách
mạng và những vấn đề thời sự của đất nước. Chủ nghĩa nhân văn, phẩm chất nhân đạo được phát huy và đề cao. Văn học, nghệ thuật đã cố gắng phát hiện, khẳng định các nhân tố mới, tham gia cuộc đấu tranh lên án cái xấu, cái ác, sự biến chất,
thoái hoá về nhân cách, đời sống và đạo đức trong một bộ phận xã hội. Tự do
trong sáng tạo nghệ thuật và sự đa dạng về nội dung, phong cách sáng tác, phương
thức biểu hiện được tôn trọng; dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo được khẳng định.