Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến văn hóa việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 52)

5. Kết cấu luận văn

3.2 Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa

Trong quá trình triển khai, thực hiện giải pháp “Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa”, các đơn vị, địa phương trước hết cần coi trọng việc tăng cường, củng cố và hoàn thiện bộ máy, cán bộ của các cơ quan lãnh đạo,

quản lý, tham mưu, các đoàn thể, các tổ chức nghề nghiệp hoạt động văn hóa từ trung ương đến địa phương, đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp. Tăng cường đoàn kết và sự phối hộp chặt chẽ giữa các nghành, đoàn thể trong quá trình tổ chức hoạt động. Để tăng cường hiệu quả việc huy động nguồn lực xã hội phục vụ phát triển sự nghiệp văn hóa cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa. Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, muốn đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, trước hết phải xây dựng mối cộng đồng trách nhiệm từ trong Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, đến từng người dân đối với sự nghiệp văn hóa.

Cần sắp xếp lại và quy hoạch hợp lý hệ thống truyền hình, phát thanh, thông tấn, báo chí, xuất bản, thông tin mạng, nhằm tăng hiệu quả thông tin. Xây dựng và từng bước thực hiện chiến lược truyền thông quốc gia, phù hợp với đặc điểm nước ta và xu thế phát triển của thế giới

Quá trình hội nhập quốc tế đang đặt ra cho công tác văn hóa nhiều nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài. Để phát huy vai trò nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cần tiếp tục tập trung triển khai, thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. Trong đó, cần thực hiện hiệu quả giải pháp “Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho văn hóa” với việc Nhà nước và Chính quyền các địa phương cần quan tâm hơn nữa về tăng mức đầu tư ngân sách cho văn hóa; nghiên cứu xây dựng chính sách kinh tế trong văn hóa và ban hành các cơ chế, chính sách, chế độ cho phù hợp đối với từng đối tượng, từng lĩnh vực văn hóa, nhất là chính sách đối với các văn nghệ sĩ; đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý; các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường việc củng cố tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và phát triển văn hóa thông tin; kiện toàn và nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trường văn hóa…Đặc biệt là cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, xây dựng và ban hành các chính sách thích hợp nhằm khuyến khích công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa.

Ngoài ra, Đảng và Nhà Nước cần thực hiện tốt nhiệm vụ mà Hội nghị Ban

chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII đã đề ra, nội dung của nhiệm vụ này gồm: Từng bước thực hiện chiến lược truyền thông quốc gia phù hợp với đặc điểm nước ta và xu thế phát triển thông tin đại chúng của thế giới. Đẩy mạnh thông tin đối ngoại. Tận dụng thành tựu của mạng Iternet để giới thiệu công cuộc đổi mới văn hóa Việt Nam với thế giới, đồng thời có những biện pháp hiệu quả ngăn chặn, hạn chế tác dụng tiêu cực qua mạng Internet cũng như qua các phương tiện thông tin khác.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến văn hóa việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)