5. Kết cấu luận văn
3.3 Nâng cao phương thức lãnh đạo cũa Đảng trên lĩnh vực văn hóa
Phương thức lãnh đạo của Đảng nói chung là cách thức mà Đảng tác động vào các đối tượng bị lãnh đạo để thực hiện có hiệu quả các đường lối, chính sách, chủ trương của mình. Phương thức lãnh đạo của Đảng có tính lịch sử và luôn đổi mới, phát triển bởi vì mọi sự vật, hiện tượng luôn trong quá trình phát triển. Ở từng thời kỳ, trong mỗi giai đoạn cách mạng, phương thức lãnh đạo của Đảng có những nội dung, cách thức mang tính đặc thù, phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng. Đối với lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực có những nét đặc thù, hoạt động tinh thần, có tính nhân văn và nhân đạo sâu sắc, lại hết sức nhạy cảm cho nên đòi hỏi Đảng ta cần phải tăng cường và nâng cao phương thức lãnh đạo nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế.
Đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân nhân ta, văn hóa là động lực, vũ khí, công cụ tinh thần có ý nghĩa và vai trò cực kỳ quan trọng. Và trên lĩnh vực này, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu phương châm “Kháng chiến hóa văn hóa”, “Văn hoá hóa kháng chiến”. Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng cũng đã khẳng định phải xây dựng một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng để góp phần thúc đẩy kháng chiến kiến quốc thắng lợi, vun đắp, xây dựng nền văn hóa Việt Nam mang bản sắc văn hóa dân tộc, tiến lên tiên tiến, khoa học, phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Trải qua nhiều thời kỳ, chúng ta cáng có căn cứ để chứng minh rằng đường lối văn hóa đúng đắn, phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp là hai yếu tố cơ bản cho sự phát triển văn hóa đúng hướng, tạo tiền đề và hành
lang cho văn hóa, văn học, nghệ thuật phát triển lành mạnh, phong phú, mạnh mẽ, cổ vũ, động viên quần chúng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, của đất nước trong từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng của nước ta.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, đời sống văn hóa có những biến đổi lớn, việc nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng có tầm quan trọng sâu sắc trong yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước ta. Trước tiên, Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các cấp, các đơn vị, cơ quan văn hóa vì đây vừa là nơi chuyển tải những quan điểm, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng vế văn hóa đến cơ sở và đến đông đảo công chúng, vừa là nơi tiếp thu, lắng nghe ý kiến của cơ sở, của công chúng đóng góp cho Đảng trong việc xây dựng đường lối, chính sách về văn hóa. Đảng cần sử dụng cầu nối này làm phương tiện thực hiện đường lối, chính sách của Đảng về văn hóa, biến đường lối của Đảng thành hiện thực cuộc sống, vào cuộc sống. Đảng cần củng cố, nâng cao chất lượng cơ quan chuyên ngành về công tác tư tưởng, lý luận. Tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ tư tưởng, lý luận, nhất là cán bộ chủ chốt. Tiến hành đồng bộ công tác tư tưởng, công tác lý luận, gắn với công tác tổ chức; chống sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng; phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch.
Đồng thời Đảng thường xuyên chăm lo nâng cao nhận thức, hiểu biết về lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và tình hình đất nước cho đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, cán bộ văn hóa từ các cấp, các nghành để từng bước hoàn thiện đường lối, đổi mới chính sách và phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa. Nâng cao phương thức lãnh đạo cũa Đảng theo hướng vừa đảm bảo cho văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị , tư tưởng của Đảng, vừa đảm bảo quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, khoa học – công nghệ trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn
Ngoài ra, Đảng cần phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức sang tạo văn hóa – văn nghệ trong việc vận động, tổ chức quần chúng, giới trí thức thực hiện nhiệm vụ văn hóa, làm chủ văn hóa. Đảng đi sát nắm tình hình hoạt động
trên lĩnh vực văn hóa; hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với lĩnh vực văn hóa trong quá trình triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Hội nghị Trung ương 10 ( khóa IX ) xác định giải pháp nâng cao phương thức lãnh đạo trong công tác văn hóa là giải pháp hàng đầu. Nội dung của giải pháp này gồm:
Nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo các tổ chức Đảng và cấp ủy các cấp đối với lĩnh vực văn hóa. Bảo đảm định hướng chính trị đúng đắn đi đôi với vận dụng thích hợp những đặc trưng của công tác văn hóa, chủ động xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa từ địa phương đến trung ương. Định kỳ làm việc với các cơ quan văn hóa. Chỉ đạo các cơ quan nhà nước thể chế hóa các chủ trương, chính sách về văn hóa. Tôn trọng tự do sáng tác, xây dựng quan hệ chân thành, cởi mở đối với đội ngũ văn hóa, có chính sách coi trọng người tài, đồng thời chăm lo định hướng chính trị và trách nhiệm công dân nhằm phát huy cao nhất đóng góp của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, những người làm báo cho sự nghiệp phát triển văn hóa. Các cấp ủy, các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước có kế hoạch, biện pháp đẩy mạnh công việc xây dựng văn hóa trong tổ chức Đảng và trong các cơ quan nhà nước để làm gương cho xã hội, nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ này.