Bạn có biết nhà toán học nào trong giới động vật không?

Một phần của tài liệu bí mật trong toán học (Trang 70)

Bạn có biết không trong giới tự nhiên có rất nhiều “nhà toán học động vật” kỳ diệu.

Bên trong hình chữ nhật vàng (hình chữ nhật có tỷ lệ dài rộng là 0,618) làm một hình vuông dựa vào ba cạnh, phần thừa còn lại lại là một hình chữ nhật vàng, lại có thể làm một hình vuông. Nối theo thứ tự các trung tâm của những hình vuông này chúng ta được một đường “ốc vàng”. Các nhà hải dương học phát hiện ra rằng, trên thân của con ốc anh vũ, một số động vật thể sừng, và một số động vật thân mềm giáp xác đều phát hiện có “đường ốc vàng”.

Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng, trên thân san hô còn có ghi “lịch ngày” rất là tinh xảo: hàng năm chúng đều “khắc hoạ” trên thân mình 365 đường hoa văn, cũng chính là mỗi ngày vẽ một đường. Điều kỳ lạ là các nhà cổ sinh vật phát hiện thấy san hô của 350 triệu năm trước vẽ số đường hoa văn là 400 đường. Tại sao lại vậy nhỉ? Các nhà thiên văn học cho chúng ta biết rằng, khi đó trái đất tự quay quanh mình một ngày chỉ có 21,9 giờ đồng hồ, một năm không phải là 365 ngày mà là 400 ngày. Có thê thấy san hô có thể căn cứ theo sự thay đổi biến hoá của hiện tượng thiên nhiên mà “tính toán”, “ghi chép” khá là chính xác thời gian của một năm.

Kiến cũng là một “toán học gia” xuất sắc. Nh khoa học người Anh Hunston đã từng làm một thí nghiệm thú vị như thế này : ông cắt một con châu chấu chết thành 3 mảnh, mảnh thứ hai lớn gấp đôi mảnh thứ nhất, mảnh thứ ba lớn gấp đôi mảnh thứ hai, sau khi kiến phát hiện ra ba mảnh châu chấu này 40 phút, số lượng con kiến tập trung ở mảnh châu chấu nhỏ nhất là 28 con, ở mảnh thứ hai là 44 con, mảnh thứ ba là 89 con, như vậy là số lượng kiến ở nhóm sau gần gấp đôi số lượng ở nhóm trước.

Còn ong thì có thể được coi là “nhà tính toán số học và thiết kế thiên tài”. Tổ ong mà con ong kiến tạo vô cùng kỳ diệu. Tất cả những góc tù hình lăng trụ ở phần đáy tổ ong đều là 1090 28', tất cả các góc nhọn đều là 200 32'. Theo như tính toán trên lý thuyết của các nhà toán học, nếu phải tiêu hao một số nguyên liệu nhỏ nhất để tạo ra một dụng cụ đựng hình lăng trụ lớn nhất cũng chính là góc này.

Những con hạc trắng luôn luôn bay thành từng đàn từng đàn một, hơn nữa còn xếp thành hình chữ “nhân” trong chữ Hán, góc của hình chữ nhân này luôn luôn là 1100. Một nửa của góc kẹp hình chữ “nhân” vừa đúng là 540 44' 8”, đây cũng chính là số đo góc của tinh thể đá kim cương.

Một phần của tài liệu bí mật trong toán học (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)