Một người đàn ông đến một cửa hàng ba toong mua một chiếc ba toong giá 30 đồng. Ông ta lấy ra một tờ giấy bạc 50 đồng, chủ cửa hàng không trả lại được tiền bèn sang cửa hàng bên cạnh để đổi. Sau khi đổi được tiền lẻ, ông ta trả cho khách 20 đồng, khách bèn đi về. Được một lúc sau, chủ cửa hàng bên cạnh hớt hải chạy sang nói, không được rồiạc 50 đồng lúc nãy là tờ bạc giả, thế là chủ cửa hàng ba toong đành phải trả lại 50 đồng.
Sau sự việc này, chủ cửa hàng ba toong cảm thấy rất buồn phiền và tức giận. Ông ta tính toán một lúc, trả lại khách 20 đồng, lại bồi thường cho chủ cửa hàng bên cạnh 50 đồng, tất cả tổn thất 70 đồng. Nhưng lại nghĩ thêm, khách kiếm lợi được 50 đồng, chủ cửa hàng bên cạnh không tổn thất cũng không lợi lộc gì. Thế thì 20 đồng chênh lệch kia đi đâu mất? Kỳ thực khi chủ cửa hàng ba toong đổi tiền lẻ với chủ cửa hàng nhỏ bên cạnh, chủ cửa hàng ba toong đưa cho ông kia tờ bạc giả 50 đồng, ông kia lại trả lại tiền lẻ có giá trị 50 đồng. Sau đó ông ta lại trả lại cho chủ cửa hàng ba toong tờ bạc giả 50 đồng, chủ cửa hàng ba toong trả lại ông ta 50 đồng. Cho nên chủ cửa hàng ba toong và chủ cửa hàng nhỏ bên cạnh coi như chưa có phát sinh giao dịch kinh tế.
Lại xem xem giao dịch kinh tế giữa chủ cửa hàng ba toong và khách hàng : Khách đưa cho ông ta 50 đồng tiền giả, mà ông ta đưa cho khách một chiếc ba toong trị giá 30 đồng và 20 đồng tiền thừa trả lại, tổng cộng là 50 đồng. Cho nên chủ cửa hàng ba toong đã tổn thất 50 đồng, mà không phải là 70 đồng.
Có thể thấy là ông chủ cửa hàng ba toong đã tự làm cho mình trở nên hồ đồ. Câu chuyện nhỏ này cho chúng ta thấy, tính sổ sách nên tính từng khoản một, từng bước một, kết quả mới không bị sai, không được suy diễn linh tinh, nếu như vậy cuối cùng không những làm cho mình trở thành thêm hồ đồ mà sổ sách cũng càng tính càng không đúng.