Kiểm tra lại và báo cáo với giáo viên hướng dẫn

Một phần của tài liệu Thiết kế phương án xây dựng bài thí nghiệm thực hành máy điện một chiều (Trang 43)

IV. Động cơ điện một chiều

3.3 Kiểm tra lại và báo cáo với giáo viên hướng dẫn

* Được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn rồi ấn nút cấp điện 3.4. Đối với máy phát điện

3.4.1. Chuẩn bị động cơ sơ cấp xem chiều quay có phù hợp với chiều quay của máy phát điện một chiều không. Nếu phù hợp ta dữ lại không đổi

Nếu chiều quay của động cơ sở cấp không cùng với chiều quay của máy phát điện thì ta đổi hai trong ba đầu dây bất kì của động cơ sơ cấp thì động cơ sơ cấp đổi chiều quay phù hợp với chiều quay máy phát điện một chiều.

3.4.2. Cách nối các đầu dây máy phát điện như sau. C1 nối với S1

C2 nối với S1 S 1 nối với H2

Cực dương của máy phát là S2 Cực âm của máy phát là C2

3.4.3. Lồng dây cuaroa nối động cơ sơ cấp với máy phát điện 3.4.4. Kiểm tra lại và báo cáo với giáo viên hướng dẫn

Nếu được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn ta ấn nút cấp điện cho động cơ sơ cấp quay rồi quan sát vôn mét xem máy phát đã hoạt động nếu vonmet chỉ 110V thì máy phát điện đã hoạt động tốt.

3.5. Đo đặc tính ngoài của máy phát điện một chiều

3.5.1. Chuẩn bị như hình 3.4 để có máy phát điện một chiều, sau đó tắt động cơ sơ cấp

3.5.3. Lấy số liệu

+ Bật động cơ sơ cấp cho máy phát điện hoạt động

+ Cho tất cả các bóng đèn sáng rồi tắt dần các bóng đèn. Ghi các số liệu tương ứng vào bảng sau:

Số đèn Đại lượng

1 2 3 4

I (A) U (v)

+ Dựa vào số liệu của bảng trên vẽ đồ thị đặc tính ngoài U = f(I)

V

A +

110V -

CHƯƠNG IV.TÍNH TOÁN KÍCH THƯỚC BÀN THÍ NGHIỆM VÀ BỐ TRÍ CÁC THIẾT BỊ TRÊN BÀN THÍ NGHIỆM – THỰC HÀNH.

Trong chương này tôi có tham khảo, sử dung tài liệu “ thiết kế và xây dựng bài thí nghiệm-thực hành động cơ không đồng bộ ba pha” của tác giả Khuất Thị Thanh

4.1. Các yêu cầu chung

Khi mua sắm, thiết kế bàn ghế và các thiết bị đồ dùng cần chú ý tới một số yêu cầu sau:

Bàn ghế cần được thiết kế, mua sắm phải phù hợp với học sinh Việt nam.

Các bàn thực hành cần phải cách điện tốt, mặt bàn phải chắc khỏe, chịu được va đập, kéo xước.

Đảm bảo tính thẩm mỹ và kinh tế.

4.2. Tính toán kích thước bàn thí nghiệm trong phòng thí nghiệm – thực hành hành

4.2.1. Bàn giáo viên.

Bàn giao viên kích thước phổ biến và thích hợp nhất là 150 x 65 x 75 (cm) tương ứng chiều dài, rộng, cao của bàn.

Bàn có thể làm bằng chất liệu gỗ, ván ép và có nhiều ngăn kéo để chứa tài liệu, các dụng cụ phục vụ hướng dẫn thực hành.

Bố trí vị trí bàn giáo viên được đặt ở vị trí sao cho tiện quan sát, theo dõi các bàn thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.

4.2.2. Bàn thí nghiệm – thực hành Bàn thực hành điện cơ bản:

Chất liệu: làm bằng gỗ tự nhiên hoặc ván ép bảo đảm yêu cầu chung. Kết cấu: Bàn có ngăn kéo đựng dụng cụ và nguyên vật liệu, có gắn nguồn nuôi ~ 220V, ~24V, ~12V…cùng hệ thống cầu chì, aptomat bảo vệ.

Kích thước: Kích thước của bàn thí nghiệm được thiết kế phù hợp với từng trường hợp đảm bảo người thực hành có thể quan sát bao quát toàn bộ bàn thí nghiệm và lắp ráp các chi tiết một cách tối ưu.

Trường hợp 1: Một người làm.

Kích thước phù hợp để một học sinh có thể thực hành ở tư thế đứng là 50 x 40 x 70 (cm) tương ứng chiều dài, rộng và cao của bàn.

Trường hợp 2: Hai người làm.

Kích thước phù hợp để hai học sinh có thể thực hành ở tư thế đứng là 100 x 60 x 70 (cm) tương ứng chiều dài, rộng và cao của bàn.

Trường hợp 3: Ba người làm.

Kích thước phù hợp để ba học sinh có thể thực hành ở tư thế đứng là 150x80x70 (cm) tương ứng chiều dài, rộng và cao của bàn.

Bàn thực hành “Máy điện một chiều:

Chất liệu: Đảm bảo yêu cầu chung, có thể chịu đựng được sức nặng của các thiết bị như động cơ không đồng bộ ba pha, hệ thống công tắc tơ.

Mặt bàn thường làm bằng gỗ tự nhiên, ván ép dày loại tốt hoặc làm bằng vật liệu xây dựng…

Kết cấu: Bàn cần có ngăn kéo đựng một số dụng cự như: dây nối, đồng hồ vạn năng, bút thử điện…

Chú ý: Tránh việc để dụng cụ tràn lan trên bàn. Kích thước:

Cho một người thực hành và đảm bảo học sinh thực hành trong tư thế đứng một bên là: 60 x 50 x 75 (cm) tương ứng chiều dài, rộng và cao của bàn.

Cho hai người thực hành và đảm bảo học sinh thực hành trong tư thế đứng một bên là: 80 x 50 x 75 (cm) tương ứng chiều dài, rộng và cao của bàn.

Cho ba người thực hành và đảm bảo học sinh thực hành trong tư thế đứng một bên là: 120 x 50x 75 (cm) tương ứng chiều dài, rộng và cao của bàn.

4.3. Bố trí thiết bị trên bàn thí nghiệm – thực hành bài: “Máy điện một chiều” chiều”

Trên bàn thí nghiệm người ta đặt hệ thống chốt cắm của các cuộn dây, các tiếp điểm thường đóng, các tiếp điểm thường mở, nút ấn thường đóng, nút ấn thường mở của công tắc; rơle thời gian.

4.3.1.Phương án 1

Đây là phương án bố trí theo các thiết bị. các bộ phận của cùng một thiết bị được bố trí cùng một khu vực. Phương án này sử dụng đối với bài thí nghiệm bao gồm nhiều mạch điện.

4.3.2.Phương án 2

Đây là phương án bố trí theo sơ đồ cho trước. Phương án này sử dụngđối với bài thí nghiệm – thực hành chỉ có một mạch điện thì sẽ đạt kết quả tối ưu nhất.

Đối với bài thí nghiệm – thực hành “Máy điện một chiều” thì phương án 1 được coi là tối ưu nhất.

4.4. Nhận xét chung

Việc tính toán kích thước bàn thí nghiệm và cách bố trí các thiết bị trên bàn thí nghiệm – thực hành là rất cần thiết trong khi làm thực hành. Tính toán sai hoặc không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thực hành làm kết quả không được chính xác.

Trong bài thí nghiệm – thực hành “Máy điện một chiều”, các mạch điện có rất nhiều dây nối, rất phức tạp. Nếu nối nhầm sẽ gây chay, nổ cầu dao. Do đó lắp ráp xong phải kiểm tra các mối nối đã vào đúng vị trí chưa rồi mới cáp điện cho bàn thí nghiệm.

Ở chương này chúng tôi dựa trên tinh thần thiết kế và xây dựng bộ thí nghiệm – thực hành kỹ thuật điện (có nhiều bài thí nghiệm – thực hành). Do vậy, chương này là chương thống nhất của nhóm thực hành chúng tôi.

CHƯƠNG V. CÁC PHƯƠNG ÁN CẤP ĐIỆN CHO BÀI THÍ NGHIỆM – THỰC HÀNH

Trong chương này tôi có tham khảo, sử dụng tài liệu “thiết kế và xây dựng bài thí nghiệm động cơ không đông bộ ba pha “

5.1. Cấp điện từ mạng điện vào bài thí nghiệm 5.1.1. Nhiệm vụ 5.1.1. Nhiệm vụ

Cung cấp điện từ mạng điện vào bài thí nghiệm. 5.1.2. Sơ đồ mạch điện.

Sơ đồ

R : Cuộn dây khởi động từ điều khiển các tiếp điểm K: tiếp điểm thường mở

Nđ : nút ấn thường mở Nc : nút ấn thường đóng 5.1.3. Nguyên lý hoạt động

Khi không có dòng điện qua cuộn dây R: Công tắc tơ không hoạt động tiếp điểm thường mở vẫn mở, tiếp điểm thường đóng vẫn đóng.

Khi ấn sẽ có dòng điện đi qua cuộn dây: Công tắc tơ hoạt động tiếp điểm thường mở đóng lại, tiếp điểm thường đóng sẽ mở ra.

Khi thả tay khỏi nút ấn Nđ sẽ không có dòng điện đi qua cuộn dây. Vì vậy, để duy trì hoạt động của công tắc tơ người ta thường thiết kế một tiếp điểm thường mở mắc song song với nút ấn Nđ, K do cuộn dây của công tắc tơ điều khiển.

5.2. Cấp điện từ mạng điện vào bàn thí nghiệm 5.2.1. Phương án cấp điện tập chung 5.2.1. Phương án cấp điện tập chung

Mục đích:

Tại bàn giáo viên có thể điếu khiển việc cấp điện cho các bàn thí nghiệm trong lớp học. Phương án này đảm bảo cho người học trong quá trình thực hành, khi có nguy hiểm giáo vien có thể tự mình đóng, ngắt ngay tại bàn của mình.

Ví dụ: Một phòng học gồm có một bàn giáo viên và ba bàn thí nghiệm Sơ đồ cấp điện

Trên bàn của giáo viên có ba bộ công tắc tơ như sau:

Ví dị: K1 do cuộn dây R1 điều khiển. K2 do cuộn dây R2 điều khiển. K3 do cuộn dây R3 điều khiển.

Bốn tiếp điểm đưa vào bốn dây (mỗi dây đưa vào một tiếp điểm). Chú ý:

Nếu bài thí nghiệm dùng dòng điện một pha thì dung hai dây: một dây pha và một dây trung tính.

Nếu bài thí nghiệm dùng dòng điện ba pha thì dùng bốn dây: ba dây pha và một dây trung tính.

5.2.2. Phương án cấp điện phân tán.

Phương án cấp điện phân tán: Là cách bố trí hệ thống công tắc tơ tại mỗi bàn thí nghiệm.

Ví dụ: một lớp học có ba bàn thí nghiệm và một bàn giáo viên. Sơ đồ cấp điện như sau:

Đặc điểm:

Từng bàn thí nghiệm có thể tự đóng, ngắt không cần giáo viên. Từ nguồn điện bên ngoài đưa thẳng vào từng bàn thí nghiệm. 5.3. Nhận xét, đánh giá

Phương án cấp điện tập trung Thiết kế cồng kềnh

Có sự cố giáo viên có thể tự đóng, ngắt tại bàn của mình. Đảm bảo an toàn cho người học.

Việc cấp điện hay ngắt điện cho bàn thí nghiệm phụ thuộc vào giáo viên Phương án cấp điện phân tán.

Thiết kế gọn nhẹ hơn

Có sự cố giáo viên phải đến từng bàn đóng, ngắt điện. Dễ gây nguy hiểm khi đóng ngắt điện không kịp thời.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các loại tài liệu, tôi đã đã đưa ra phương án xây dựng nội dung bài thí nghiệm – thực hành về “Máy điện một chiều”.

Bản luận văn đã đưa ra 1 hệ thống lý thuyết cụ thể, dễ hiểu về bài thí nghiệm – thực hành động cơ không đồng bộ ba pha, giúp người đọc tự mình thực hiện bài thực hành được dễ dàng hơn, không cần phải sử dung đến nhiều tài liệu để tìm hiểu bài thí nghiệm – thực hành.

Bản luận văn con đưa ra các còn đưa ra các bước tiến hành thí nghiệm để thực hiện các nội dung của bài

Cấu trúc luận văn tôi trình bày như một tài liệu tham khảo giúp bạn đọc có thể sử dụng để tham khảo, tìm hiểu và phát triển them.

Trong quá trình thực hiện, nhóm luận văn chúng tôi đã có sự kết hợp để thiết kế, xây dựng bộ thí nghiệm – thực hành kỹ thuật điện. Do vậy, chúng tôi có một số phần nội dung có sự thống nhất với nhau.

,

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Văn Đào – Lê Văn Doanh , Giáo trình kĩ thuật điện,nhà NXB Giáo dục 2007

2. Đặng Văn Đào – Lê Văn Doanh , Giáo trình kĩ thuật điện,nhà NXB Khoa học và kĩ thuật 2005

3. Phạm Văn Giới - Bùi Tín Hữu – Nguyễn Tiến Tôn ,kh í cụ điện .Nxb khoa học v à kĩ thuật

Một phần của tài liệu Thiết kế phương án xây dựng bài thí nghiệm thực hành máy điện một chiều (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)