Tạo ra tính đa nghĩa cho tác phẩm

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của franz kafka (Trang 32)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.3.1. Tạo ra tính đa nghĩa cho tác phẩm

Văn chương hiện đại đòi hỏi một cách đọc trí tuệ và chủ động. Kiểu đọc nhẩn nha, thưởng thức theo lối đồng cảm trước những sáng tác của Hugo,

Balzac, Tolstoi… nay không còn phù hợp nữa. Chính nhờ nghệ thuật miêu tả

cái vắng mặt của các nhà văn Hiện đại mà Kafka được coi là bậc thầy mà tính

đa nghĩa của các tác phẩm văn chương Hiện đại vô cùng phong phú. Truyện

ngắn Làng gần nhất là một ví dụ điển hình. Toàn bộ câu chuyện chưa đến một

27

vật: tôi, ông tôi, chàng trai trẻ thì có đến hai nhân giấu mặt (người ông và

chàng trai trẻ). Hành trình đi đến làng gần nhất của chàng trai trẻ được người ông chiêm nghiệm kể lại cho người cháu và người cháu lại đóng vai trò nhân

vật tôi, người kể chuyện, kể lại cho độc giả. Nhưng nếu hiểu theo cách hiểu

truyền thống thì câu chuyện này không có gì đáng nói. Cái phi lí ở đây là tại sao một chàng trai trẻ, khỏe, có phương tiện (con ngựa), không gặp trở ngại gì trên đường lại không thể đi đến được cái đích cuối cùng - làng gần nhất. Thực ra, làng gần nhất đóng vai trò như một nhân vật giấu mặt ẩn dụ cho cái đích, cho mục tiêu cao cả nhất của cuộc đời mỗi con người. Nếu hiểu theo nghĩa tích cực thì câu chuyện của người ông như là lời khuyên, khích lệ phải luôn luôn nỗ lực để đạt được mục đích cuối cùng. Nhưng hiểu theo nghĩa ngược lại thì dù cố gắng đến đâu đi chăng nữa, con người cũng đành bất lực, không đạt

được những điều mình muốn dù là nhỏ bé nhất. Vì thế làng gần nhất vĩnh viễn lại là làng xa nhất - cái đích lí tưởng luôn vẫy gọi con người hướng tới.

Sự phân tầng vai kể (tôi- ông tôi) cùng với sự mơ hồ, phiếm chỉ ở những nhân vật không tên, không tuổi, không có đường viền nhân thân cũng như thời gian, địa điểm xuất phát của chàng trai hay vị trí của ngôi làng gần nhất khiến cho câu chuyện không bao giờ rút ra được kết luận cuối cùng. Hiểu theo cách nào hoàn toàn phụ thuộc vào độc giả. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ như chàng trai trẻ với chuyến đi dự định của mình hay người ông chiêm nghiệm

sự đời hay chỉ đơn thuần là con người bình thường như nhân vật tôi. Tương tự

hình ảnh biểu tượng Lâu đài trong tiểu thuyết cùng tên cũng có nhiều lớp cắt nghĩa khác nhau. Bên cạnh sự xuất hiện lúc mờ lúc hiện, khi xa khi gần… tạo độ mông lung, lì lạ cho tiểu thuyết, nó còn dày đặc các ám dụ: là biểu tượng của quyền lực vô hình, không thể tiếp cận nhưng chi phối, tác động lớn tới số phận con người; là hình ảnh con người thoi thóp, quanh quẩn không lối thoát; là sự vỡ tan niềm xác tín trước những tín ngưỡng; là sự phơi bày trần trụi của

28

chủ nghĩa tư bản đang trên đà tha hóa. Qua đó còn thấy được cái nhìn tiên tri đầy dự cảm bất trắc của nhà văn về thế giới.

Các sáng tác của Kafka luôn tạo nên những khả năng tiếp nhận mới bởi mỗi hình tượng mà nhà văn sáng tạo ra luôn gắn liền với hiện thực, với con người. Nó lôi cuốn, mời gọi người tiếp nhận cùng đồng sáng tạo và khai phá các tầng lớp nghĩa trong sự tương ứng với quan niệm thẩm mĩ của từng đối tượng.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của franz kafka (Trang 32)