Nghệ thuật huyền thoại

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của franz kafka (Trang 54)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2. Nghệ thuật huyền thoại

Huyền thoại là những hình tượng văn học gián tiếp và có tầm ảnh hưởng lớn, mang một ẩn ý sâu, phản ánh những tư tưởng triết học của tác giả về một vấn đề nào đó đặt ra trong cuộc sống. Theo Hoàng Trinh thì huyền

thoại là “các hình ảnh rút ra từ thần thoại, điển tích hoặc là các hình ảnh

khác thường phi lí tính do nhà văn sáng tạo ra. Qua đó, nhà văn nói lên một cách ẩn ý những sự thật, những nỗi niềm, những ước vọng nào đó của cá nhân mình, đồng thời cũng là của thời đại. Nó là tấm voan mờ ảo khoác lên những hiện thực sinh động mà nhà văn đã chủ động che hết ánh sáng hoặc phá bỏ kích tấc”. Có hai cách để tạo ra huyền thoại Hiện đại là sử dụng những

môtip văn học dân gian (Hóa thân) hoặc dùng những hình ảnh khác thường phi lí tính (Vụ án, Lâu đài). Nghệ thuật đặc sắc nhất trong sáng tác của Kafka

chính là nghệ thuật huyền thoại. Nhà văn đã sử dụng huyền thoại như một phương thức phản ánh hiện thực đắc dụng nhất của mình. Không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện... đều mang đậm huyền thoại. Trong phạm vi của khóa luận, người viết chỉ phân tích nghệ thuật huyền thoại trong việc xây dựng kiểu nhân vật giấu mặt. Nhà văn đã sử dụng, thậm chí gia tăng các yếu tố khác thường, phi lí tính (trái với tự nhiên, trái với logic thông thường, với năng lực nhận thức của con người) khi xây dựng kiểu nhân vật này về ngoại hình, không gian, thời gian nhân vật xuất hiện.

49

Trong tiểu thuyết Lâu đài, nhân vật giấu mặt Klamm được miêu tả như

một vị thần linh có sự hóa thân kì diệu. Hắn thay đổi nhân hình nhân dạng đến mức không một ai biết được ngoại diện thật sự của con người này như thế

nào. Ngay chính nhân vật Olga cũng phải thốt lên: “hình ảnh đó cũng thường

xuyên thay đổi, thậm chí thay đổi hơn cả vẻ ngoài của Klamm trong thực tế. Ông ta hoàn toàn khác khi đến làng, và lại hoàn toàn khác khi ra đi, ông ta khác trước khi uống bia và khác sau đó, khác lúc thức và khác lúc ngủ, khác lúc ở một mình và khác trong khi nói chuyện” [3, tr.499]. Tương tự, ngoại

diện, vị thế của các nhân vật quan tòa trong Vụ án hoàn toàn sai lệch giữa

tranh vẽ và ngoài đời thực. Huyền thoại bằng cách thần bí hóa khiến cho các nhân vật này trở nên hư ảo, khó nắm bắt như những bóng ma chập chờn thoắt ẩn, thoắt hiện. Vì thế Jôzep K., K. luẩn quẩn trong cái mê cung vô hình do chúng tạo ra. Hành trình của họ là hành trình khép, không có lối thoát và thất bại, thậm chí phải trả giá bằng tính mạng.

Không gian, thời gian xuất hiện các nhân vật này cũng mang đậm yếu tố huyền thoại. Không thể nào xác định chính xác thời gian, không gian khi các nhân vật này xuất hiện bởi chúng luôn hiện hữu, xuất hiện bất thình lình ngay cả những lúc cả nhân vật khác và người đọc không ngờ tới nhất. Ở chương IX, khi Jôzep K. đến nhà thờ lớn để làm hướng dẫn viên du lịch cho một vị khách, anh gặp người mõ già và vị linh mục. K. dần dần bị lôi kéo vào những sự kiện, tình tiết tưởng như đơn điệu, tẻ nhạt của đời thường. Khi Jôzep K. và người đọc dường như quên mất vụ án vẫn treo lơ lửng trên đầu K. thì tòa án bỗng đột ngột sừng sững xuất hiện. Vị linh mục đạo mạo trong những phát ngôn của Đạo giáo bỗng nhiên trở thành “tuyên úy của các nhà lao”. Rồi thái độ ngỡ ngàng của Jôzep K. khi anh vừa định chui qua cái cửa để ra khỏi phòng họa sĩ Titoreli thì cái mê cung lại đem tòa án đặt ngay trước mặt anh. Tòa án, các cơ chế của pháp luật còn xuất hiện trong lời tình tự giữa anh và Leni... Sự xuất hiện của các nhân

50

vật giấu mặt trong sáng tác của Kafka cũng giống với sự xuất hiện của các nhân vật thần linh như Ngọc Hoàng, Tiên, Bụt (Phật) hay các nhân vật siêu nhiên thần kì khác như Chim Thần, Trăn Tinh, ma, quỷ… trong truyện cổ tích ở điểm đều là những nhân vật quyền uy, vô hình, xuất hiện bất chợt và không ở nơi chốn cố định nào. Nếu pháp luật, các vị quan tòa, ngài Klamm… xuất hiện ở bất cứ đâu thì các nhân vật thần linh trong truyện cổ tích cũng vậy. Các nhân vật này không ở một nơi cố định như trên trời, dưới âm phủ hay dưới nước mà thường di chuyển liên tục ở những khu vực đặc biệt trong cõi trần như núi cao, rừng rậm, hang động… Điểm khác nhau cơ bản giữa hai kiểu nhân vật này là các nhân vật thần linh trong truyện cổ tích xuất hiện bất chợt nhưng luôn đúng lúc, đúng với chức năng của nó: ma quỷ thù ghét, hãm hại con người còn Bụt (Phật) xuất hiện là để cứu giúp người tốt, yếu đuối, chống lại kẻ xấu, diệt trừ yêu ma. Bản thân người đọc cũng có thể dự đoán được sự xuất hiện của các nhân vật này khi nhân

vật chính diện rơi vào tình cảnh khó khăn (Tấm Cám) hay đến một nơi hoang vu, âm khí nặng nề (Thạch Sanh, Cây nêu ngày tết). Ngược lại, các nhân vật giấu

mặt trong sáng tác của Kafka xuất hiện bất ngờ nhưng không đúng lúc, không đúng với chức năng của nó. Sự xuất hiện của chúng luôn khiến các nhân vật khác trong tác phẩm luôn trong trạng thái bất ngờ, thảng thốt, sợ hãi về những điều khủng khiếp sẽ xảy ra, rình rập bất cứ lúc nào.

Sự ghê sợ, uy lực của những nhân vật giấu mặt với những con người mà chúng ngự trị còn được gia tăng khi Kafka luôn để nhân vật này xuất hiện với bóng tối. Bóng tối ngự trị khắp nơi nhưng không thể xác định được cụ thể là ngày nào, lúc nào. Bóng tối của ban đêm, của những căn gác, của những góc tối trở thành một tấm voan mờ ảo, tranh tối tranh sáng, loang lổ che mờ những nhân vật này. Các nhân vật giấu mặt mà như lẩn khuất đâu đây. Nó khiến các nhân vật trong tác phẩm cảm nhận được sức mạnh điều khiển như được truyền đến từ những nhân vật giấu mặt, khiến những con người nhỏ bé kia không thể bình thản nổi.

51

Thế giới huyền thoại của Kafka còn là thế giới pha trộn, kết hợp giữa cái hư vô và cái trần trụi của hiện thực. Ngay cả những tác phẩm mà tính

huyền thoại chi phối gần như tuyệt đối số phận nhân vật như trong Hóa thân,

người đọc vẫn nhận thấy sự tồn tại của thế giới hiện đại (đại diện là nhân vật giấu mặt lão chủ, guồng quay của công việc) chứ không chỉ đắm chìm trong cái hoang đường. Gregor Samsa đã thản nhiên đón nhận cái lốt bọ ghê tởm

nhưng anh lại “bàng hoàng” khi biết mình đã muộn giờ đi làm cái công việc

quẩn quanh, đơn điệu đến tẻ nhạt - công việc chạy khắp nơi để chào hàng, để

lặp lại những lời tiếp thị sáo mòn. Có lúc Gregor Samsa “bàng hoàng” khi nghe thấy giọng nói của mình “kèm theo một chuỗi âm thanh the thé, léo

nhéo, ghê rợn, rền rền như một tiếng thì thầm” [3.tr.18] thì sau đó anh đã giải

thích cho âm thanh quái dị phát ra từ cuống họng của chính mình một cách cũng đơn giản mà chỉ xuất hiện từ tư duy của con người hiện đại, con người

luôn đeo đẳng những ám ảnh về công việc: “Sự thay đổi trong giọng nói của

anh chắc chắn phải là triệu chứng báo trước của một cơn cảm hàn, cái bệnh vặt cố hữu của mấy tay chào hàng, chứ còn nghi ngờ gì nữa” [3,tr.19]. Như

vậy, tồn tại và sống trong một xã hội kĩ trị, con người ngày càng bị tha hóa, đánh mất chính mình, đánh mất cái “tôi” trong cái ta chung, muốn hiện sinh con người phải dấn thân vào guồng quay của xã hội.

Bóng dáng của huyền thoại còn thấy ở những nhân vật vô hình, những vấn đề, hiện tượng nổi bật mà đứng sau nó là cả một hệ thống quyền lực bất khả xâm phạm. Đó là một cái tòa án không xuất hiện ở những nơi cố định trong tư thế uy nghiêm của danh nghĩa đại diện pháp luật mà lúc ẩn, lúc hiện rồi đột ngột chình ình ngay trước mặt nhân vật: cõi thiêng của nhà thờ, nơi nhốn nháo của rạp hát hay tầng áp mái bẩn thỉu của tòa nhà cao tầng cũ kĩ…

(Vụ án) hay một Lâu đài không phải là cung điện nguy nga tráng lệ như cách

52

cũng thoắt ẩn thoắt hiện, mờ mờ tỏ tỏ, lúc gần lúc xa, thấy nó ở đấy mà nhân

vật không thể nào tiếp cận được (Lâu đài). Rồi một con chuột có thể hát rất hay làm mê muội đôi tai người nghe (Nữ ca sĩ Giôdêphin hay là truyện kể về

dân chuột). Tất cả đều khiến cho không khí của các tác phẩm toát lên cái vẻ

bàng bạc, mơ hồ như dẫn dắt người đọc vào thế giới của cổ tích, của cõi mơ. Những nhân vật giấu mặt như bá tước West West, ngài Klamm đại diện cho quyền lực không bao giờ với tới cũng in đậm tính chất huyền thoại. Đâu đâu người ta cũng sợ hãi, tôn sùng ngài mà chưa bao giờ nhìn thấy. Những nhân vật kì bí này chế ngự mọi nỗi ám ảnh, sự đe dọa và giấu mặt cả với người tình của họ. Qua đây càng cho thấy một thế giới bí hiểm, mịt mùng và sự áp bức vô hình đầy phi lí lên con người. Con người phải chấp nhận nó, chịu sự điều khiển của nó thì mới có thể tồn tại được. Huyền thoại của Kafka là huyền thoại màu nhiệm của hiện thực vì nó là sự cộng sinh nhuần nhuyễn giữa hai bình diện siêu nhiên và hiện thực.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của franz kafka (Trang 54)