Quyền uy

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của franz kafka (Trang 25)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.2.2.3. Quyền uy

Khi đọc tác phẩm của Kafka, người đọc khó tránh khỏi nỗi ám ảnh bởi sự xuất hiện của những nhân vật giấu mặt - những con người vô hình nhưng

lại hữu hình về quyền lực. Vụ án, Lâu đài, Trước cửa pháp luật, Hang ổ, Hóa

thân… là một trong những sáng tác điển hình của Kafka xuất hiện kiểu nhân

vật giấu mặt có sức mạnh quyền uy, có khả năng chi phối lớn đến cuộc đời

20

một thế giới đầy phi lí luôn bao vây, đè nặng lên một con người vô tội: Jôzep K. khiến anh luôn phải đi tìm cái tội lỗi mà đến cả người tuyên án lẫn kẻ thi hành đều không hề biết anh phạm tội gì. Để rồi cuối cùng kết cục mà vụ án kia mang lại cho anh đó là một cái chết đầy phi lí, phi lí nhưng thật thảm

khốc: “Như một con chó!”.

Câu chuyện xảy ra vào đúng ngày sinh nhật lần thứ ba mươi và kết thúc vào trước sinh nhật lần thứ ba mươi mốt của Jôzep K. đúng một ngày. Anh là nhân viên của một ngân hàng luôn chăm chỉ làm việc, là một người có quan hệ tốt với mọi người. Nhưng một buổi sáng thức dậy, Jôzep K. bị hai kẻ lạ mặt gõ cửa tự xưng là người của tòa án tuyên bố anh là kẻ phạm tội. Họ không bắt giam K., anh vẫn được đi làm, vẫn hẹn hò với bạn gái. Họ chỉ “ban” cho anh một cái án và không lấy đi của anh bất cứ thứ gì ngoài tự do. Nhưng kể từ khi bị tuyên án, K. luôn sống trong lo âu, sợ hãi, luôn phải ở trong trạng thái người bị kết tội đi tìm tội lỗi của mình. Không ai biết anh mang tội gì kể cả hai người tự xưng là người của tòa án đến tuyên bố anh phạm tội cũng không biết đó là tội danh gì? Người ta chỉ biết anh mang trọng tội và họ chỉ làm theo lệnh của cấp trên. Nhưng cấp trên ấy là ai? Họ không biết và cũng không ai biết, họ chỉ biết trên cấp trên đó còn có những cấp trên khác cao hơn, cao hơn nữa, cao đến vô tận, cao đến nỗi không ai có thể với tới được. Trong suốt thời gian của bản án, K. luôn bị ngập chìm trong vô vàn những điều khác thường phi lí liên tiếp nhau xảy ra. Sự phi lí cứ kéo dài suốt

từ đầu cho đến cuối tác phẩm. Từ chi tiết mở đầu phi lí: “Hẳn là người ta đã

vu khống K. bởi anh chẳng làm nên tội gì, anh đã bị bắt vào một buổi sáng...”

cho đến sự phi lí về việc thi hành án của luật pháp: hai gã đao phủ dẫn Jôzep K. đến một nơi hoang vắng trong một đêm trăng sáng, đó chính là nơi thi

hành bản án trong tác phẩm. “Viên quan tòa anh chưa gặp bao giờ ở đâu?

21

không có lời đáp [3, tr.299]. Thứ pháp luật trong suy nghĩ của những người

như Jôzep K., bác nông dân (Trước cửa pháp luật) “có thể tiếp xúc bất kì lúc

nào đối với bất kì ai” thực tế chỉ là một thứ pháp luật quan liêu, hủ bại, ẩn

chứa trong nó là sự thối nát với tệ tham nhũng, hối lộ công khai không cần che đậy. Bác nông dân đã hi sinh mọi thứ bác có để hối lộ gã canh cửa và

dường như đối với bác hắn chính là “trở lực duy nhất” ngăn bác đến với pháp

luật. Dĩ nhiên hắn nhận tất cả nhưng không bao giờ cho bác vào. Lời kết tội

của bác nông dân lúc cuối đời: “Mày tham lam vô độ” như lời tố cáo, vạch

trần bộ mặt của thứ pháp luật “hết lòng vì dân”. Pháp luật luôn ở xa tầm với của những người như Jôzep K., bác nông dân… Nó không còn đứng về phía nhân dân mà đang hù dọa nhân dân, nó như một bóng ma vô hình đầy quyền

uy bủa vây cuộc đời của họ.

Cũng như Jôzep K., bác nông dân, K. trong Lâu đài cũng thất bại trong

hành trình đi tìm đường đến tòa Lâu đài bí hiểm, đi tìm tổ chức quyền lực

tưởng chừng rất gần: “Ban ngày, Lâu đài ở trước mặt chàng như một cái đích

dễ dàng đạt tới” [3, tr.336] nhưng ban đêm chàng mò mẫm, luẩn quẩn trong

cái mê cung không lối thoát. Mặc dù được mời đến làm việc dưới sự cai quản của một lãnh chúa sống trong một tòa Lâu đài ngự trị trên một quả đồi bí hiểm nhưng anh không hề biết ngài bá tước West West hay ngài Klamm (những cái tên hư danh như K.) là ai. Những con người này tồn tại như những bóng ma, không ai có thể tiếp cận được nhưng tiếng tăm, quyền lực của họ có ở khắp mọi nơi và có sức ám ảnh lớn lao, chi phối đến các nhân vật khác. Đứng đầu bộ máy này là bá tước West West, nhưng ông này không xuất hiện trong suốt chiều dài câu chuyện, thậm chí người ta cũng chẳng biết ông ta có tồn tại thật sự hay không (bản thân cái tên West West đã thể hiện rõ sự mơ hồ). Người đại diện cho Lâu đài xuất hiện nhiều nhất là Klamm thì lại bí ẩn

22

thì thật khôn cùng. Klamm có rất nhiều thư kí. Mo-mút là một trong số đó và cũng đầy quyền uy. Chỉ cần nhìn vào sự phân cấp thế lực kia, chúng ta sẽ thấy rõ đấy là lối phân nhánh của một mê lộ. Nhánh nào cũng có thể đánh lừa và đưa người bị lạc vào chỗ chết” [1, tr.196]. Với K., cái quyền lực của Klamm dường

như ngự trị ngay cả trong phòng ngủ, giấc ngủ của anh. Đi đâu hay làm gì anh cũng bị theo dõi bởi hai tên phụ tá, thậm chí cả lúc K. làm tình với Frida. Sở dĩ Frida theo K. cũng bởi vì cô muốn trốn chạy khỏi Klamm nhưng dù thế nào

Klamm vẫn luôn tồn tại ở khắp mọi nơi, đâu đâu cũng “đầy rẫy Klamm, nhiều

hơn mức cần thiết” [3, tr.457]. K. hoàn toàn lạc lối, rối loạn trước mê cung vĩ

đại của Lâu đài. Cũng giống như Jôzep K., K. tìm mọi cách để được gặp những người trong Lâu đài nhưng không thành. Thậm chí ngay cả những người dân thường sống ở quanh Lâu đài cũng không ủng hộ anh. Cứ mỗi lần K. hỏi đường đến Lâu đài để tìm gặp Klamm, họ đều lẩn tránh và cười cợt

trước việc làm đó của anh. Họ cho rằng không bao giờ K. “có thể bắt chuyện

được với Klamm” [3, tr.358], “làm sao Klamm nói chuyện với ông một khi ngài không thèm nói chuyện với cả người làng này, ngài chưa bao giờ nói chuyện với một người nào trong làng cả” [3, tr.359]. Mỗi lần K. bước chân

vào bất cứ nhà nào họ chỉ muốn anh ra khỏi nhà họ. Lí do không chỉ đơn giản

vì “hiếu khách không phải mốt ở đây”, họ “không cần khách” mà dường như

có một thế lực vô hình đứng đằng sau xuất phát từ tòa Lâu đài bí ẩn kia khiến

họ luôn sợ hãi, e dè khi nhắc đến hai từ “Lâu đài”, đến ngài Klamm đáng

kính. Với tất cả dân làng, quyền lực của Klamm là tuyệt đối. Mọi người luôn nhắc đến Klamm với một niềm kính cẩn trong vẻ sợ hãi đến tột độ và niềm tự hào đến khó hiểu. Đối với bà chủ quán “Bên cầu” thì Klamm chiếm vị trí trung tâm trong cuộc sống của bà. Lâu đài trước mắt K. cũng trở thành hình ảnh huyền thoại về một tổ chức quyền lực quan liêu với những sợi dây vô hình trói buộc cuộc đời từng con người. Có những lúc K. cảm thấy như toà

23

Lâu đài đó là chân lí, là đức tin, là thượng đế mà con người muốn vươn đến trong nỗi cô đơn và bất lực. Chính K. là người hiểu thấu và chịu đựng trạng thái nghiệt ngã này của con người.

Trong các tác phẩm này, đối tượng nhận thức không hề lộ mặt. Jôzep

K. trong tác phẩm Vụ án chưa hề phải đứng trước vành móng ngựa lần nào.

Trong những lần đi tìm tòa án, anh đã gặp nhiều người ở vào địa vị bị cáo như anh. Họ cũng ngồi đợi và không có hi vọng được gặp. Khi K. hỏi họ đợi gì,

họ chỉ biết ngơ ngác trả lời: “- Tôi đợi” rồi im bặt. Trong truyện ngắn Trước

cửa pháp luật, bác nông dân cũng chờ đợi cánh cửa pháp luật mở ra hết năm

này đến năm khác, cho đến lúc cuối đời, cánh cửa ấy cũng không mở ra trong khi nó làm ra chỉ để dành riêng cho bác. Cả cuộc đời bác nông dân chờ đợi một thứ pháp luật mơ hồ trong vô vọng. Con người ngoài việc đợi chờ vô vọng hoặc ngồi đó chờ chết thì không còn con đường nào khác. Ngồi đợi cánh cửa pháp luật mở ra hay đi tìm nó thì pháp luật vẫn luôn luôn xa vời với con người. Loại nhân vật này thuộc thế giới bí hiểm, siêu nhiên và bất khả tương giao đối với con người bình thường. Chúng bị che khuất với mỗi cá nhân nhưng lại điều khiển đời sống của con người, những nạn nhân vô tội của những hệ thống nằm ngoài sự kiểm soát của họ. Ở chương IX, ông linh mục

đã nói với Jôzep K. (Vụ án) về anh chàng gác cửa như sau: “Dù ta có thấy

hắn thế nào đi chăng nữa thì hắn vẫn cứ là một kẻ nô bộc của Pháp luật; vậy hắn thuộc về Pháp luật; vậy hắn thoát ra khỏi sự phán xử của nhân loại. Và trong những trường hợp ấy, ta cũng phải thôi đừng nghĩ là hắn thấp kém hơn người kia” [3, tr.292]. Như vậy, trong thực tế nhân loại cũng không phán xử

được pháp luật cho dù có muốn hay không vì không thể tiếp cận được nó. Lâu đài, tòa án... đều là những thế lực trừu tượng nhưng lại có sức ảnh hưởng, chi phối, tác động vô cùng mạnh mẽ đến số phận con người. Thế lực đen tối ấy thực sự là gì? Kafka không nói rõ đó là loại thiết chế xã hội nào,

24

cũng không mô tả cụ thể một địa danh nào. Ông chỉ vẽ nên quyền lực kì bí khổng lồ, quan liêu của nó. Những con người dưới thế lực ngầm ẩn đó, như Gregor Samsa, Jôzep K. hay K…. đều vì cảm nhận được cái phi lí của thế giới mà biến thành những kẻ lạc loài, bị xã hội rũ bỏ và cuối cùng đều phải

chết. Có thể nói cái quyền lực vô hình và phi lí trong Vụ án, Lâu đài và một

số tác phẩm khác đã được ông biểu đạt thật tài tình và đầy ấn tượng và là đặc điểm quan trọng nhất để khu biệt kiểu nhân vật này với các nhân vật khác trong hệ thống nhân vật cũng như tạo nên giá trị riêng của nó trong tác phẩm. Đối tượng phê phán không xuất hiện mà hiệu quả phê phán lại rất cao. Nghệ thuật mô tả cái vắng mặt ấy đã làm cho tác phẩm của Kafka thu được những hiệu ứng thẩm mĩ rất mạnh mẽ, làm cho ông trở thành một hiện tượng cách tân trong lịch sử văn học thế giới.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của franz kafka (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)