Mang tính biểu tượng

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của franz kafka (Trang 30)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.2.2.4. Mang tính biểu tượng

Điểm làm nên sức hút của Kafka với nền văn hoá đại chúng chính là “sự bão hoà của những biểu tượng” (chữ dùng của Đặng Anh Đào), độ mở trong tác phẩm của nhà văn này. Chính sự mơ hồ, phiếm chỉ của những biểu tượng trong tác phẩm Kafka cùng với rất nhiều cách hiểu về tác phẩm đã khiến cho các sáng tác của ông luôn là cánh cửa rộng mở với những diễn giải. Kiểu nhân vật giấu mặt trong sáng tác của Kafka không chỉ dừng lại ở tính biểu tượng cho thân phận con người mà còn biểu tượng cho những thế lực vô hình, cho những cái đích không bao giờ đến được...

Khi tìm hiểu các sáng tác của Kafka chúng ta có thể thấy hầu như hành động của các nhân vật gắn liền với những cuộc ra đi không dứt. Có cuộc ra đi

là cái chết (Hóa thân, Lời tuyên án, Nữ ca sĩ Giôdêphin hay là truyện kể về

dân chuột), có cuộc ra đi chẳng đến đích bao giờ (Làng gần nhất, Thông điệp của Hoàng đế, Một thầy thuốc nông thôn), có cuộc ra đi là giấc mơ khủng

25

việc một chàng trai trẻ, khỏe, có phương tiện, có ý chí... nhưng cả cuộc đời vẫn không thể đi đến đích được. Đằng sau sự phi lí đó là một thông điệp sâu xa. Làng gần nhất chính là biểu tượng cho cái đích mà con người hướng tới trong cuộc đời, ý chí của chàng trai cũng chính là quyết tâm của con người để đạt được mục đích sống của mình và người ông chính là biểu tượng cho những chiêm nghiệm, những bài học rút ra từ cuộc sống. Cuộc ra đi của chàng trai trẻ là sự ra đi thực hiện lí tưởng, kiếm tìm mục tiêu lớn nhất của của cuộc đời mình. Đến được cái đích cuối cùng đó luôn là thách thức lớn lao. Với lối kết thúc mở, câu chuyện đã đưa đến người đọc những kiến giải khác nhau và mở ra nhiều hướng đối thoại để họ tự lựa chọn.

Tổ chức quyền lực trong Lâu đài, hệ thống luật pháp trong Vụ án,

Trước cửa pháp luật hay cơ quan hành chính trong Hóa thân tồn tại như một

biểu tượng về một thế lực vô hình, đầy quyền uy bủa vây cuộc đời của các nhân vật. Không ai có thể tiếp cận, không thể tìm gặp được nó. Nó tồn tại không cụ thể nhưng khắp mọi nơi đều như có nó mà vẫn không có nó. K. được mời đến Lâu đài làm việc, vậy mà không làm sao anh vào được nơi đó. Jôzep K. bất lực trong hành trình tìm lời giải đáp cho tội trạng phi lí của anh. Grêgor Samsa chấp nhận sống trong mê cung công sở khô khan, áp lực, nhàm chán để làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ với gia đình, nuôi cô em gái ăn học. Bác nông dân thì đợi chờ cho đến khi chết cánh cửa pháp luật vẫn không mở ra… Những con người này đều nhận ra sự phi lí và dù ít hay nhiều thì ở họ cũng có sự đấu tranh, phản kháng nhưng càng cố chứng minh mình, càng cố tìm hiểu thì càng rơi vào bi kịch phổ quát, vô nghĩa. Cuối cùng họ chấp nhận, chờ đợi kết cục ấy đến mà không có bất kì một hành động phản kháng nào thêm. Con người trong sáng tác của Kafka trở thành nạn nhân của xã hội toàn trị. Bất kì ở đâu, bất kì lúc nào, sừng sững trước mặt con người cũng là những thế lực có thể tạo cho họ nỗi khiếp đảm cho dù đó là pháp luật, Lâu đài, lão chủ vốn được xem là đại diện cho những điều tốt đẹp trong thế giới loài

26

người. Con người trở nên nhỏ bé, đáng thương, bị tha hóa, không có chút can hệ nào với xã hội. Đây chính là vấn đề nổi bật trong các sáng tác của Kafka: “thân phận con người”.

Con người không chỉ nhỏ bé, đáng thương mà còn cô độc, cô đơn cho đến chết trong cộng đồng. Nàng Giôdêphin chính là hình ảnh của người nghệ sĩ muốn khẳng định tài năng với cuộc đời nhưng tất cả những ước vọng cao cả đó chẳng có ý nghĩa gì khi chung quanh họ chỉ là biển người hững hờ và vô cảm. Tiếng hát của nàng biểu tượng cho nghệ thuật chân chính, cao cả mà người nghệ sĩ muốn cống hiến cho đời. Tiếng hát ấy đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc, mang lại niềm tin hi vọng cho cộng đồng chuột. Thế nhưng trên hành trình cống hiến tài năng cho cộng đồng, nàng luôn là kẻ cô đơn. Nàng bị bỏ rơi, bị ghét bỏ, bị lãng quên giống như tất cả các anh em của nàng, kết cục của nàng cũng không may mắn hơn kết cục của nhà vô địch nhịn ăn trong truyện

ngắn Vô địch nhịn ăn. Câu truyện kết thúc nhưng luôn khiến người đọc trăn

trở không nguôi về thân phận con người.

Việc xóa bỏ đường viền nhân thân của nhân vật khi xây dựng cùng với nghệ thuật mô tả cái vắng mặt làm cho các nhân vật của Kafka vừa thực vừa ảo. Nó như những biểu tượng mang lại tính đa nghĩa cho tác phẩm và góp phần làm nổi bật quan niệm của Kafka về cuộc đời, về con người.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của franz kafka (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)