Tạo ra tính chất mê cung cho tác phẩm

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của franz kafka (Trang 34)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.3.2. Tạo ra tính chất mê cung cho tác phẩm

Nguyễn Văn Dân trong bài Kafka với cuộc chiến chống phi lí nhận định: “Chủ đề mê cung là một chủ đề then chốt của Kafka, nó chính là vỏ bọc

của cái không thể diễn đạt…” [3, tr.9]. Theo Từ điển tiếng Việt thì mê cung là

“công trình kiến trúc, thường là tưởng tượng, có nhiều cửa, nhiều lối đi phức

tạp, khó phân biệt, người đã đi vào trong thì khó tìm được lối ra” [9, tr.628].

Có thể thấy mê cung là niềm ám ảnh lớn, là nỗi lo âu bi kịch thường nhật hiện tồn của kiếp người, nó trở thành nguyên tắc kết cấu tác phẩm, chi phối đến cả văn phong, lối viết của Kafka. Càng đối diện với tác phẩm, với những mê cung hun hút thì việc hiện thực luẩn quẩn, không có lối thoát của kiếp người càng hiện hữu. Nó góp phần tạo nên sự cách tân nghệ thuật, tạo nhiều lớp nghĩa và những hiệu ứng thẩm mĩ cao trong sáng tác của Kafka.

Trong tâm tưởng của Kafka, thời đại ông sống như một mê cung. Nó mong manh, chằng chịt và bấp bênh, vô định. Con người sống trong thời đại ấy bơ vơ, lạc lõng, không phương hướng, không nơi bấu víu, họ lạc vào mê cung của nỗi lo âu và sự tha hóa, của trạng thái phi lí toát lên từ lời kêu cứu của con người và sự im lặng của đời sống. Những dự cảm đó đã được Kafka chuyển hóa thành những hình tượng trong các tác phẩm của mình. Trong các sáng tác đó, có hình bóng mê cung hữu hình và cả vô hình. Nó có mặt ở mọi nơi, mọi lúc gắn liền với cuộc sống bao quanh nhân vật. Những mê cung hữu

29

hình có thể nhìn thấy rõ ràng như ngõ ngách, hệ thống đường hầm của con thú

trong Hang ổ, những căn phòng, hành lang hun hút tối nơi Vụ án, con đường ngập tuyết, càng lại gần càng lảng xa trong Lâu đài, những cung điện, thành quách nối tiếp nhau trong Thông điệp của Hoàng đế, con đường đến làng gần nhất trong Làng gần nhất… Riêng việc chỉ hiểu theo nghĩa đen những mê

cung ấy đã đầy ám ảnh nhưng khi xem xét dưới lớp nghĩa bóng của những biểu tượng, những ám dụ, chúng hiện lên đầy sức gợi. Trong cái thế giới ẩn đâu đó phía sau kia, những mê cung vô hình trở thành một cung cách hành chính, một cơ chế quan liêu hay thế lực độc tài đè nén và tha hóa con người, biến họ thành những bóng ma dật dờ, những con rối phi cá tính. Nói cách khác các thiết chế quyền lực bí hiểm về bộ máy luật pháp, tòa án, bộ máy quản lí hành chính đầy bất công, phi lí được coi như những nhân vật giấu mặt rất đặc trưng trong sáng tác của Kafka. Chúng là những hiện tượng nổi bật trong các sáng tác của nhà văn, được sử dụng như một ẩn dụ cho cái đích mơ hồ mà các nhân vật buộc phải tìm kiếm và nó có sức mạnh quyền uy, có khả năng chi phối lớn đối với số phận, cuộc đời của các nhân vật này.

Ở tác phẩm Vụ án, hệ thống cơ quan hành pháp với bộ máy của nó và

các viên chức giăng mắc khắp mọi nơi, ai ai cũng là người tòa án. Jôzep K. đi khắp nơi cũng không thoát khỏi vụ án của mình kể cả ở ngân hàng, nhà thờ lớn, nhà họa sĩ… và lúc nào cũng có người của tòa án theo dõi anh, thậm chí ngay cả trẻ con. Anh rơi vào những chuyến đi quái đản, vô định để tìm hiểu tội lỗi mà mình mắc phải. K. lạc lối trong những dãy hành lang tăm tối, ngột ngạt dẫn đến những căn gác xép, đến những tầng áp mái của các tòa nhà xa lạ, nơi ngự trị của các văn phòng toà án nhưng chẳng bao giờ anh thấy các vị quan tòa đâu. Từ chỗ là người vô tội, còn phản kháng lại bản án vô lí, anh dần

thích nghi với trạng thái tội lỗi và cuối cùng đón nhận cái chết nhục nhã “như

30

tha”, “hoãn xử” chứ không bao giờ tha bổng. Quyền tha bổng thuộc về tòa án

tối cao nhưng nó dường như không tồn tại trên mặt đất này. Truyện Trước

cửa pháp luật nói đến trạng thái phi nhân (không có tính người) của một thứ

pháp luật quan liêu, bóp nghẹt đời sống. Một bác nông dân xin được vào gặp pháp luật nhưng người bảo vệ từ chối. Bác buộc phải đứng đợi. Người gác cửa đó không phải là trở ngại duy nhất của bác trong việc muốn được vào cửa

pháp luật bởi như lời anh ta nói thì đằng sau cánh cửa ấy là một mê cung: “ta

chỉ là người kém nhất trong số những người gác cửa. Từ phòng này sang phòng khác đều có người canh này đến người canh kia, mỗi người lại mạnh mẽ hơn người trước. Người canh cửa thứ ba thật khủng khiếp đến mức ngay cả ta cũng chẳng dám nhìn anh ta” [1, tr.292]. Mê cung trùng điệp của nhiều

vòng bảo vệ pháp luật khiến bác nông dân sợ hãi tới mức không dám bước qua mà chỉ ghé mắt vào. Hệ thống cơ quan hành pháp trở thành mê cung bí hiểm với những văn phòng, những cánh cửa, những tên gác cửa hung dữ vượt quá khả năng nắm bắt của những người dân thường như bác nông dân. Trong suốt bao nhiêu năm, bác chờ đợi trước cửa pháp luật, hối lộ gã canh cửa tất cả những thứ bác có nhưng đến lúc gần chết, cánh cửa vẫn khép. Điều này đồng nghĩa với việc bác nông dân không bao giờ tìm được thứ pháp luật chân chính trong thế giới mê cung của hệ thống hành pháp vô hình, phi lí nhưng đầy quyền uy.

Tương tự, thế giới của Lâu đài cũng là thế giới của mê cung, mang sức

mạnh siêu nhiên. Không chỉ Lâu đài như một mê cung hữu hình mà bộ máy

hành chính của Lâu đài cũng là một thứ mê cung nhưng là thứ mê cung vô

hình, không thể nắm bắt được. Lâu đài thông qua những mắt xích vô tận là các viên chức, thư ký, liên lạc đều nhằm đích chống lại K. Một điều phi lí là Lâu đài viết thư mời K. đến làm đạc điền, rồi có thư khen thưởng K. về công việc trong khi đó K. chưa hề biết, chưa hề làm, anh còn đang mải miết đi tìm

31

hiểu chính nó. K. tìm đến chánh thanh tra Klamm để tìm hiểu thực hư. Song Klamm lại luôn thay đổi hình dạng, bí hiểm, chưa một ai thật sự biết mặt hắn. Vì vậy, K. cố biết sự thật về Lâu đài nhưng càng theo đuổi mục đích này, anh lại càng xa nó hơn. Cho dù K. tích cực hơn Jôzep K. trong việc tìm hiểu sự vận hành của bộ máy quyền lực nhưng cuối cùng anh cũng giống Jôzep K. càng tìm hiểu thì anh càng lạc sâu hơn vào mê cung của một thế giới phi lí không thể nào hiểu nổi và càng trở nên tha hóa, xa lạ với thế giới.

Công sở cũng là một dạng nhân vật giấu mặt tạo ra mê cung vô hình, khiến đời sống công chức bó buộc trong những luật lệ, áp lực văn phòng và

công việc đơn điệu, nhàm chán. Nhân vật Gregor Samsa trong Hóa thân làm

nhân viên chào hàng cho một công ty. Đó là một công việc nhọc nhằn, chạy

rông hết ngày này sang ngày khác, “cứ phải liên tục di chuyển, cứ phải lo

lắng chuyện đổi tàu, chuyển ga, ăn uống thất thường, gặp đâu ngủ đấy, lúc nào cũng phải làm quen với những kẻ tình cờ gặp gỡ để rồi không bao giờ thấy mặt lần thứ hai, không bao giờ trở thành bạn hữu thân tình” [3, tr.16].

Nhưng vì là chỗ dựa kinh tế duy nhất của gia đình, Samsa luôn cần mẫn, chăm chỉ làm việc, cuốn mình vào vòng xoáy mê cung không lối thoát. Nó trở thành nỗi ám ảnh thường trực đối với Samsa. Ngay cả khi thấy mình biến thành một con côn trùng khổng lồ, Samsa không hề lo lắng mà cái anh sợ đó chính là muộn giờ làm, sợ tay quản lí đến tìm, sợ bị “lão chủ” đuổi việc. Nhân vật giấu mặt lão chủ, kẻ đứng đầu công ty và cái mê cung công sở vô hình kia đã trở thành nỗi ám ảnh, bóp nghẹt đời sống không chỉ với Gregor Samsa mà còn rất nhiều công chức khác.

Lê Huy Bắc trong cuốn Nghệ thuật Phran-dơ Káp-ka cho rằng bản thân mỗi nhân vật của Kafka là một mê lộ nhưng đồng thời chúng lại là “thực thể

không ý thức trước được thực trạng mê lộ của mình”. Gregor Samsa, Jôzep

32

quanh bởi họ sống trong một thế giới mơ hồ với những mê cung vô hình và những nhân vật giấu mặt bí hiểm nhưng đầy quyền uy. Họ dành cả cuộc đời lặn lội trong mê cung đó để đi tìm những thứ xa vời nhưng cuối cùng phải đón nhận những kết cục bi thảm. Mê cung không chỉ dừng lại ở bản thân mỗi nhân vật giấu mặt mà khi tiếp nhận tác phẩm, người đọc cũng như Gregor Samsa, Jôzep K., K.… lạc vào cõi mê cung vô hình không lối thoát do chính kiểu nhân vật này tạo ra. Hệ quả là con người trở nên âu lo và lạc lối khi đối diện với đời. Nó là sự phản ánh hiện thực và cả những dự cảm thiên tài của Kafka về thời đại mà ông đang sống lẫn bước chuyển mình của lịch sử về sau.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật giấu mặt trong tác phẩm của franz kafka (Trang 34)