Xác định nguồn hàng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Cơ hộI thách thức và những giảI pháo hoàn thiện hoạt động Xuất Nhập Khẩu của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không-AIRIMEX (Trang 33)

II, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

2. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty

2.2. Xác định nguồn hàng xuất nhập khẩu

Cũng theo thống kê của Bộ Thương Mại cho thấy các mặt hàng xuất khẩu chỉ riêng vào thị trường Châu Âu tính riêng đã tăng vượt bậc chỉ trong vòng một năm ( từ 2005 đến 2006) và theo dự kiến sang 2007 thì con số này sẽ ngày càng phát triển không ngừng.

Thủy sản tiếp tục sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực có mức tăng trưởng cao, dự kiến kim ngạch đạt ngưỡng 1,5 tỷ USD tăng 49%.

Đồ gỗ và Thủ cụng mỹ nghệ dự kiến tăng trưởng 6% với kim ngạch tương ứng 509 và 192 triệu USD.

Cà phê tăng 30% đạt 621,4 triệu USD.

Sản phẩm nhựa và cao su tăng 59 và 50%, kim ngạch 164,3 triệu và 233,2 triệu USD.

Các sản phẩm điện tử - vi tính tiếp tục tăng trưởng mạnh, có thể đạt mức 40% với kim ngạch 385,2 triệu USD.

Bảng 3: Dự kiến xuất khẩu một số mặt hàng vào EU

Đ/v: triệu USD Mặt hàng 2006 DK 2007 Tăng trưởng Giày dép (Hải quan) 1916.71 2089,2 9% Dệt may 1215.17 1494,6 27% Thủy sản 730.55 1095,7 49% Đồ gỗ 480.16 509,0 6% TCMN 182.13 191,9 6% Cafè 478.50 621,4 30% Sản phẩm nhựa 102.73 164,32 59% Cao su 155.45 233,18 50% Điện tử, Vi tính 275.15 385,21 40% 3 4

Qua công tác nghiên cứu thị trường AIRIMEX xác định được phương hướng, các mặt hàng cần thiết sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty. Trong thời gian gần đây cùng với các mặt hàng liên quan đến bay và dịch vụ bay công ty sẽ mở rộng phạm vi phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp trên Thế Giới có nhu cầu chuyên chở các mặt hàng liên quan đến thị trường các sản phẩm kinh doanh trên đây như: dày dép, may mặc, hàng máy móc kỹ thuật, điện tử vi tính…

Mở ra lĩnh vực kinh doanh mới, với các nguồn hàng các sản phẩm kinh doanh mới, với các sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giớicó nghĩa là Công ty sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nhân viên lao động, tăng doanh thu của công ty. Nhưng đi kèm với nó là công ty phải xác định các nguồn hàng mới cho thật phù hợp với điều kiện chuyên chở hiện có của mình, công tác bảo quản, kho vận phải được chứng nhận rõ ràng theo tiêu chuẩn Quốc Tế, các quy trình phải theo đúng nguyên tác của các hiệp định thương mại, theo quy tắc mà WTO đã đề ra và các bản cam kết mà Việt Nam đã ký với WTO.

Xác định nguồn hàng nhập khẩu

Gồm các nhà sản xuất máy bay lớn trên thế giới.

*Hãng BOEING của Mỹ: Đây là một hãng đứng đầu thế giới về sản xuất máy bay. Máy bay BOEING được sử dụng rộng rãi ở tất cả các hãng hàng không trên thế giới (chiếm 60% thị phần trên thế giới) như BOEING 737-200, 737-300, 737-400 và hiện đại nhất là BOEING 747, 767 đang được sử dụng rộng rãi.

*Hãng AIRBUS (công ty liên doanh giữa Pháp-Đức-Anh-Tây Ban Nha) chiếm 30% số máy bay đang hoạt động. AIRBUS là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của BOEING. Các sản phẩm chính của hãng này gồm AIRBUS 310, AIRBUS 330, AIRBUS 340.

*Các hãng máy bay thuộc loại Liên Xô (cũ): gồm các máy bay thuộc loại TU, IN phần lớn là các máy bay được mua trước đây và hiện vẫn còn đang sử dụng.

Nhóm các nhà sản xuất cạnh tranh.

Nhóm này phong phú hơn bao gồm nhiều khách hàng khác cùng sản xuất một loại phụ tùng. Các nhà sản xuất này hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau như điện tử thông tin, cơ khí của nhiều nước khác nhau trên thế giới.

*Đức: cung cấp các máy cơ khí, máy đo hiệu nghiệm, xe nạp điện cấp điện xoay chiều, thiết bị soi động cơ, thiết bị trạm xưởng...

*Nhật: cung cấp chủ yếu là các xe nâng hàng, xe kéo, xe xúc hàng, đầu kéo, băng vận chuyển hàng lý, trạm vệ sịnh mặt đất và các công nghệ vi điện tử như ra đa, điện thoại, tầu cầu...

*Hồng Kông: cung cấp xe tra nạp, cân điện tử...

*Bỉ: cung cấp hệ thống dẫn đường băng và các đèn tín hiệu dẫn đường...

Trong lĩnh vực cung cấp thiết bị hàng không, các nhà sản xuất, các nhà cung ứng đều có sự độc quyền về hàng hoá của mình do tính chất kỹ thuật chuyên ngành. Thực chất các hãng, các nhà cung ứng này cạnh tranh với nhau để có thể bán được hàng, thậm chí có sự cạnh tranh giữa các chi nhánh, các đại diện của cùng một hãng mà thôi (các đại diện của các nhà cung ứng sẽ được hưởng phần trăm theo hợp đồng đã ký kết). Do đó, trong quá trình mua hàng công ty phải biết tranh thủ sự cạnh tranh này để ký hợp đồng có lợi nhất cho mình.

Một phần của tài liệu Cơ hộI thách thức và những giảI pháo hoàn thiện hoạt động Xuất Nhập Khẩu của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không-AIRIMEX (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w