Công tác nghiên cứu thị trường Xuất Nhập Khẩu của Công Ty

Một phần của tài liệu Cơ hộI thách thức và những giảI pháo hoàn thiện hoạt động Xuất Nhập Khẩu của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không-AIRIMEX (Trang 31)

II, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

2.1.Công tác nghiên cứu thị trường Xuất Nhập Khẩu của Công Ty

2. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty

2.1.Công tác nghiên cứu thị trường Xuất Nhập Khẩu của Công Ty

* Nghiên cứu thị trừơng trong nước

Nghiên cứu thị trường trong nước nhằm tăng kết quả về mặt tương đối để nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khấu đối với bạn hàng trong nước.

Thực chất của giải pháp này là Maketing để phát hiện nhu cầu về sản phẩm nhập (đầu ra ). Đề cập đến yếu tố Maketing là nói đến các chính sách về sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối và xúc tiến bán. Công ty xuất nhập khẩu hàng không AIRIMEX không phải là công ty trực tiếp sản xuất ra hàng hoá hữu hình cụ thể phục vụ khách hàng mà chỉ là công ty xuất nhập khẩu trực tiếp, nhận uỷ thác trong việc xuất nhập khẩu. Do vậy, nghiệp vụ chính của công ty là tiến hành các nghiệp vụ giao dịch để nhận được hợp đồng uỷ thác.

Để thực hiện tốt công việc này, công ty chú trọng đến vai trò chính sách xúc tiến bán, chính sách có tính chất quyết định trong các hoạt động Marketing áp dụng đối với khách hành của công ty. Bên cạnh đó công ty đã lưu tâm đến các chính sách khác như chính sách phân phối, chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm để làm tăng hiệu quả của việc kinh doanh và tạo nên sự đồng bộ trong việc áp dụng chiến lược.

* Nghiên cứu thị trường nước ngoài

Từ bảng: cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty trên đây ta thấy thị trường chủ yếu hiện nay của công ty là các nước Asean, các nước EU, Nga và Mỹ. Đặc biệt các thiệt bị phụ tùng, kỹ thuật, sân bãi, thiết bị lắp ráp máy bay hầu hết Việt Nam đều nhập khẩu từ Châu Âu. Cùng với các Hiệp định về hàng dệt may và giầy dép, thoả thuận về mở cửa thị trường trong đó có việc bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam từ 01/01/2005 và Thoả thuận Việt Nam gia nhập WTO ký năm 2004, quan hệ thương mại giữa EU với Việt Nam đã bước sang thời kỳ phát triển mới,

mạnh mẽ và toàn diện hơn. Theo báo cáo mới đây nhất của Bộ Thương Mại Việt Nam thì buôn bán Việt Nam – EU tăng nhanh trong các năm gần đây, từ 3,6 tỷ USD năm 1999 lên 9,9 tỷ USD năm 2006, trong đó Việt Nam xuất khẩu 6,9 tỉ USD chiếm 17,4% tổng ngạch xuất khẩu cả nước, chủ yếu giầy dép 1,9 tỷ USD, dệt may 1,2 tỷ USD, cà phê 478,5 triệu USD, chè 10 triệu USD, hạt tiêu 62 triệu USD, xe đạp và phụ tùng 54,8 triệu USD, sản phẩm nhựa 102,7 triệu USD, cao su 155 triệu USD, thủ công mỹ nghệ 182 triệu USD, hải sản 730,8 triêụ USD, đồ gỗ 488 triệu USD ...

Sản lượng xuất nhập khẩu tăng lên đi kèm với nhu cầu chuyên chở cũng ngày càng tăng hơn. Công ty xuất nhập khẩu hàng Không cần có những biện pháp cụ thể để tăng khả năng phục vụ của mình, đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải trong nước cũng như Quốc Tế.

Nhìn chung quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước trên Thế Giới đang có xu hướng ngày càng phát triển tốt đẹp. Với sản lượng kim ngạch Xuất Nhập Khẩu không ngừng tăng lên như hiện nay sẽ là một động lực cũng như điều kiện không thể thiếu thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đi lên và khiến cho Công ty AIRIMEX ngày càng phát triển và có thêm nhiều thị trường mới trên toàn cầu. Nghiên cứu thị trường nước ngoài là thu thập, nghiên cứu các dữ liệu, thông tin với mục đích cuối cùng là lựa chọn nguồn cung ứng tốt nhất đem lại hiệu quả tối đa cho AIRIMEX và khách hàng trong nước.

Công việc này có một tầm quan trọng đặc biệt, trong hoạt động của mình, công ty cũng đẫ chú ý tới khâu này song kết quả vẫn còn chưa cao. Vẫn có trường hợp hàng hoá nhập khẩu với giá cao hơn đáng nhẽ mà công ty có tthể mua với giá thấp hơn của nhà cung ứng khác với cùng một mặt hàng, cùng một chất lượng.

Vì vậy để tìm nguồn nhập khẩu, công ty AIRIMEX cần phải có một hệ thống thông tin hoàn hảo về các nhà cung ứng có tiềm năng trên thế giới, ưu nhược điểm của các nhà cung ứng, và các thông tin quan trọng khác để giúp công ty có thể mua hàng hoá với những yêu cầu:

+ Đúng số lượng.

3 2

+ Các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp yêu cầu. + Đúng thời cơ.

+ Giá cả sức mua cạnh tranh.

+ Trong những điều kiện cung ứng tốt nhất có thể được.

Công ty AIRIMEX sẽ căn cứ vào hợp đồng uỷ thác, hợp đồng nội để đánh giá chi tiết cụ thể về tình hình chất lượng hàng hoá cần nhập khẩu, căn cứ vào thông tin để có được của các nhà cung ứng, các nhà sản xuất khác trên thế giới về tài chính, sản phẩm ,dịch vụ... để lập ra một bản danh sách các nhà cung ứng có khả năng cung cấp loại hàng đó. Các thông tin đó phải thường xuyên tránh trường hợp thông tin đó lạc hậu, không phản ánh thực tế.

AIRIMEX thường tham khảo thông tin về nhà cung cấp qua các nguồn tài liệu.

+ Quảng cáo trực tiếp của các hãng gửi cho công ty qua các catalogue, đơn chào hàng....

+ Quảng cáo của các hãng trên các tạp chí chuyên ngành, tiêu thụ , trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Các khách hàng đã tiêu dùng sản phẩm của hãng mà AIRIMEX đang quan tâm.

+ Văn bản tài liệu của hội chợ thương mại vầ các triển lãm chuyên đề. + Các phòng thương mại.

+ Các tổ chức thương mại.

+ Các tổ chức chuyên ngành quốc tế và khu vực, các ấn phẩm của họ (AIRIMEX ,INTER-CIVILAVIATION).

+ Các nguồn thông tin tin cậy khác.

Sau khi đã chọn được người cung ứng tối ưu, công việc trực tiếp theo là ký kết hợp đồng. Đây là khâu quan trọng dễ phát sinh các vấn đề phức tạp nếu không nắm vững nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong việc ký kết hợp đồng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Cơ hộI thách thức và những giảI pháo hoàn thiện hoạt động Xuất Nhập Khẩu của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không-AIRIMEX (Trang 31)