Các sản phẩm xuất nhập khẩu của công ty: 1.1 Trang thiết bị mặt đất

Một phần của tài liệu Cơ hộI thách thức và những giảI pháo hoàn thiện hoạt động Xuất Nhập Khẩu của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không-AIRIMEX (Trang 26)

II, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

1,Các sản phẩm xuất nhập khẩu của công ty: 1.1 Trang thiết bị mặt đất

1.1. Trang thiết bị mặt đất

Trang thiết bị mặt đất là những thiết bị kỹ thuật phục vụ cho máy bay khi tiếp đất như xe hành khách, xe khởi động khí, xe cứu hoả, xe nâng hàng, xe vệ sinh máy bay...Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, vận chuyển hàng không là cửa ngõ giao lưu quan trọng đối với nước ngoài, do vậy số chuyến bay quá cảnh qua Việt Nam không ngừng tăng lên. Đây là cơ hội về chất lượng cũng như số lượng hàng hoá nhập khẩu của công ty. Nắm bắt được nhu cầu này, công ty AIRIMEX đã chủ động tìm kiếm bạn hàng, đối tác để ký kết các hợp đồng nhập khẩu trang thiết bị mặt đất.

1.2. Máy bay và khí tài bay.

2 6

Máy bay và khí tài bay là hai phương tiện không thể thiếu được đối với ngành hàng không. Hoạt động nhập khẩu mặt hàng này là một mảng rất lớn trong hoạt động của công ty,hơn nữa chúng có giá trị rất lớn.

Về máy bay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, cần thiết phải cung ứng đúng, đủ kịp thời nếu không phải dừng bay gây thiệt hại về kinh tế.

Do hiện nay vẫn còn rất nhiều máy bay cũ,dã trải qua nhiều năm sử dụng, do vậy nhu cầu mua bán trang thiết bị là rất lớn. Được sự đầu tư đúng đắn của đảng và chính phủ, trong những năm qua ngành hàng không đã sắm mới nhiều máy bay hiện đại nhưng do đồng vốn còn có hạn, hãng hàng không Việt Nam vẫn phải thuê một số máy bay nước ngoài để đảm bảo cho một số tuyến bay trong nước và quốc tế.

Về khí tài bay, công ty AIRIMEX trong những năm qua thường tiến hành nhập phụ tùng máy bay và các hợp đồng đại tu máy bay với giá trị lớn vì đội hình máy bay Việt Nam có nhiều máy bay cũ như IAN29, TUIS4, DC130...Sau một thời gian dài sử dụng yêu cầu đổi mới , thay thế phụ tùng là cần thiết. Máy bay vận tải hàng không có yêu cầu rất cao về kỹ thuật độ an toàn.

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là động cơ máy bay, lốp máy bay và các dịch vụ, tu sửa ...

Trong những năm tới, ngành hàng không nước ta sẽ không ngừng phát triển lượng máy bay, trang thiết bị mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tại các xưởng sửa chữa máy bay của Việt Nam. Do ngành hàng không có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp sửa chữa máy bay A75 ( sân bay Tân Sơn Nhất ) A76 (sân bay Nội Bài ) thành các xưởng đaị tu lớn có khả năng tiếp nhận cả những máy bay hiện đại như BOING và tất cả các máy bay khác. Đây là cơ hội phát triển cho hoạt động nhập khẩu của công ty trong những năm tới, đòi hỏi sự chủ động nắm vững nguồn hàng và đáp ứng được đầy đủ trang thiết bị của các đơn vị trong ngành hàng không.

1.3. Nhiên liệu bay và dầu mỡ các loại.

Trước năm 1990, việc nhập khẩu xăng dầu cho ngành hàng không Việt Nam chủ yếu thông qua PETROLIMEX. Theo cách này hiệu quả thấp, giá cả cao , phân phối chậm không đáp ứng được nhu cầu bức thiết của ngành.

Từ năm 1991 nghiệp vụ này được giao cho AIRIMEX thực hiện đã tháo bỏ được những tồn đọng không hiệu quả này, công ty đã đàm phán và ký kết những hợp đồng giá cả thấp tiết kiệm được hàng triệu đơn vị ngoại tệ cho ngành hàng không nói riêng và cho nhà nước nói chung. Kim ngạch nhập khẩu chiếm 44,4% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 1994 và 49,8% năm 1995.

Cuối năm 1995 xăng dầu hàng không phát triển nhanh do đó tổng công ty hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập công ty xăng dầu Hàng không (VINAPCO). Sự kiện này làm giảm doanh thu lợi nhuận của công ty. Công ty đã chủ động nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

1.4. Thiết bị quản lý bay.

Đây là những thiết bị vô vùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của sự an toàn cao của mỗi chuyến bay. Do đó thiết bị quản lý bay đòi hỏi hiện đại tính chất quốc tế cao. Hoạt động quản lý bay bao gồm các lĩnh vực sau : thiết bị sân bay, thiết bị theo dõi quản lý không lưu, thiết bị thông báo bay, thông tin khí tượng.

Nhận rõ được tầm quan trọng của nó, từ năm 1993, ngành hàng không bắt đầu chuyên sâu về mua sắm các trang thiết bị hiện đại, do vậy kim ngạch nhập khẩu của công ty không ngừng tăng lên.

Trong những năm tới thực hiện mục tiêu hiện đại hoá ngành hàng không và giành quyền quản lý thông báo bay (FIR) trong khu vực chắc chắn sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho công ty.

Đặc điểm của loại hàng này cần sự chính xác, an toàn tuyệt đối cho mỗi chuyến bay do vậy yêu cầu đổi mới, nâng cấp là cần thiết.

Ngoài ra, để cạnh tranh với các hãng hàng không khác, để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trên những chuyến bay, công ty còn tiến hành nhập các loại rượu, bia, đồ ăn...

1.5. Các trang thiết bị khác

Các trang thiết bị khác là các loại trang thiết bị phụ hoặc các dịch vụ phục vụ cho mỗi chuyến bay ngoài các trang thiết bị chính. Các trang thiết bị này rất đa dạng tuỳ thuộc vào mỗi loại máy bay.

2 8

Trong những năm tới, nhu cầu về phục vụ chất lượng tăng, đòi hỏi đáp ứng ngày càng đầy đủ và tốt hơn nữa, do đó phòng kinh doanh được thành lập để đáp ứng yêu cầu đề ra.

1.6. Kinh doanh khác

Ngoài chức năng kinh doanh những mặt hàng trên, công ty còn có chức năng kinh doanh những loại hàng hoá khác được nhà nước cho phép. Các loại mặt hàng này do phòng kinh doanh đảm nhiệm.

Qua bảng kim ngạch nhập khẩu các loại hàng kinh doanh khác ta thấy tỷ trọng tăng lên hàng năm rất đáng kể.

Bảng 2: Cơ cấu các mặt hàng Xuất Nhập Khẩu của Công ty

Đơn vị 1000USD

T T

Nội dung chỉ tiêu Thị trường 2003 2004 2005 06-2006 A Xuất khẩu Nga, EU, Mỹ,

Asean 0.320 0.350 0.420 0.250 B Nhập khẩu 39.21 6 40.42 2 40.68 3 24.914 Nhập khẩu trong ngành HK 32.98 4 33.99 6 34.14 1 20.780 1 Phụ tùng máy bay AIRBUS EU, Mỹ, Asean 11.45 0 9.350 19.60 0 7.680 2 Phụ tùng máy bay Boing Mỹ, EU, Đài Loan 13.63 5 16.53 0 6.300 8.430 3 Phụ tùng máy bay ATR72 EU, Mỹ 1.814 1.783 1.676 0.940 4 Phụ tùng máy bay Foker Hà Lan, EU, Mỹ 0.835 0.842 0.845 0.510 5 Dụng cụ phục vụ hành khách EU, Mỹ, TQ, Asean 1.100 1.200 1.180 0.680 6 Thiết bị trạm xưởng Mỹ, EU, Hàn

Quốc

1.050 1.090 1.140 0.7207 Thiết bị sân bay Nga, EU, Mỹ, 7 Thiết bị sân bay Nga, EU, Mỹ,

Asean

3.100 3.200 3.400 1.820Kinh doanh ngoài hành Kinh doanh ngoài hành

khách

Tổng kim ngạch XNK 39.53 6 40.77 2 41.10 3 25.184

Biểu đồ xuất khẩu trong giai đoạn 2003 đến 06-2006

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 2003 2004 2005 Jun-06

Biểu đồ nhập khẩu trong giai đoạn 2003 đến 06-2006

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2003 2004 2005 Jun-06

Từ hai biểu đồ trên đây ta có thể thấy sản lượng xuất nhập khẩu của Công ty ra thị trường nước ngoài ngày càng tăng điều đó cho thấy Công ty ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Quốc tế và ngày càng được các bạn hàng trên Thế Giới tin cậy. Quy mô sản xuất của Công ty nhờ vậy mà cũng không ngừng phát triển. Đây là hướng đi đúng đắn của Tổng Công Ty xuất nhập khẩu Hàng

3 0

Không trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO.

Một phần của tài liệu Cơ hộI thách thức và những giảI pháo hoàn thiện hoạt động Xuất Nhập Khẩu của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không-AIRIMEX (Trang 26)