- KIM LÂ N–
A. Khái quát 1 Tác giả
1. Tác giả 2. Tác phẩm B. Tìm hiểu bài Hình tượng cụ Mết 1. Ngoại hình 2.Tâm hồn, tính cách
2.1. Cụ là người có tình yêu sâu sắc, sự gắn bó máu thịt với quê hương.
2.2. Bên trong con người có vẻ ngoài quắc thước, nghiêm nghị ấy là một trái tim trĩu nặng tình thương yêu với dân làng.
2.3. Trong vai trò của một già làng thời đánh Mĩ, cụ Mết kiên cường, vững chãi như một
cây xà nu lớn, là chỗ dựa tin cậy của dân làng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ với dân làng.
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết
Nguồn: Hocmai.vn RỪNG XÀ NU (PHẦN 4)
- NGUYỄN TRUNG THÀNH –
- TÀI LIỆU BÀI GIẢNG –
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Rừng xà nu (Phần 4) thuộc khóa học Luyện thi Đại học KIT – 1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức bài Rừng xà nu, Bạn cần kết hợp xem với bài giảng này
Khóa học LTĐH KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1-
A. Khái quát
1. Tác giả
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một gương mặt nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, cũng là một trí thức yêu nước luôn tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống Mĩ- nguỵ ở miền Nam thời kì trước 1975.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...
- Tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa ( 1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986)...
2. Tác phẩm
2.1 Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài bút kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế năm 1981, rút từ tập bút kí cùng tên.
2.2. Bài bút kí lấy cảm hứng mãnh liệt từ dòng sông Hương thơ mộng của xứ Huế. Dòng sông quê hương được nhà văn soi chiếu từ nhiều góc độ của lịch sử, địa lí, văn hóa...Qua những suy tư và liên tưởng, dòng sông đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của vùng đất cố đô với trang sử vẻ vang, với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, trở thành biểu tượng cho văn hóa và tâm hồn con người xứ Huế. Bài bút kí mang đậm phong cách tuỳ bút bởi giọng văn phóng túng và sự bộc lộ cái tôi suy tư và trữ tình của nhà văn.