Thác đá ở gần:

Một phần của tài liệu Tài Liệu Văn Học VN Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 Cô Trịnh Thu Tuyêt (Trang 66)

- Cũng như cả bài thơ, đoạn thơ thể hiện những thành công của Thanh Thảo trong việc thể nghiệm một phong cách thơ hiện đại gần gũi với thơ tượng trưng và siêu thực Cả bài thơ là nối tiếp những câu thơ không viết hoa chữ

b. Thác đá ở gần:

Khóa học Luyện thi Đại học KIT-1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3-

Toàn bộ sông Đà với thác ghềnh, sóng gió, với đá và nước thác, đã được Nguyễn Tuân miêu tả sống động, đầy ấn tượng như một con thủy quái với diện mạo khủng khiếp, tâm địa ác hiểm, những hành động hung hãn, dữ dằn.

1.5. Tuy nhiên, ngay khi miêu tả một sông Đà hung bạo, hiểm ác, làm hiện lên tất cả diện mạo và tâm địa của thứ kẻ thù số một của con người, nhà văn của những cảm giác mãnh liệt, những phong cảnh phi thường tuyệt mĩ, những gió bão, thác ghềnh dữ dội, những núi cao, vực sâu…vẫn luôn truyền cho người đọc niềm say mê khao khát muốn được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên.  Thông qua sự quan sát tinh tế,cách diễn tả tài hoa, những tri thức uyên bác, nhà văn của những

cảm giác mạnh, những cảnh trí dữ dội, phi thường đã làm hiện lên hình ảnh dòng sông Đà hung bạo, hiểm ác không chỉ như một con thủy quái, kẻ thù số một của con người mà còn trở thành một công trình mĩ thuật kì vĩ, tuyệt vời của tạo hóa, khơi gợi cảm giác hãi hùng đầy ngưỡng mộ, mê đắm.

2. Dòng sông trữ tình

2.1. Làm nên nét trữ tình đầu tiên là hình ảnh con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.

2.2. Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà còn hiện ra qua những màu sắc đầy biến ảo khi vì niềm yêu và sự say mê, Nguyễn Tuân đã quan sát dòng sông một cách công phu và tinh tế trong những thời điểm khác nhau, với những sắc thái khác nhau.

2.3. Trong niềm yêu nhớ của Nguyễn Tuân, sông Đà gợi cảm như một cố nhân.

2.4. Và có lẽ nét trữ tình thi vị nhất của sông Đà chính là ở sắc thái lặng tờ hoang dại của nó.

2.5. Trong đoạn văn miêu tả dòng sông trữ tình, cái tôi trữ tình của nhà văn đã thể hiện trong đam mê, dạt dào cảm xúc, những xao xuyến nhớ nhung…

III. Kết luận

Với việc phối hợp linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như ẩn dụ, nhân hóa, so sánh…, với lối hành văn đầy biến hóa, độc đáo, giàu sức gợi tả và gợi cảm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau để quan sát, miêu tả hoặc bộc lộ cảm xúc, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng dòng sông Đà trong hai sắc thái: hung bạo và trữ tình. Ông đã thể hiện rõ nét phong cách Nguyễn Tuân của mình trong những trang viết tài hoa, uyên bác khi miêu tả dòng sông, trong cách tô đậm những sắc thái phi thường tuyệt mĩ trong việc soi chiếu dòng sông từ góc độ văn hóa, thẩm mĩ, và nhất là trong cách khắc họa dòng sông Đà như một công trình mĩ thuật kì vĩ tuyệt vời của tạo hóa, để từ đó người đọc nhận ra tình yêu say đắm của nhà văn với quê hương, đất nước.

Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn

Khóa học Luyện thi Đại học KIT-1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1- Đề 2: Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút cùng tên để làm rõ những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

I. Mở bài

- Nguyễn Tuân là tác giả lớn của văn học hiện đại Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945.

- Sáng tác của Nguyễn Tuân mang phong cách riêng độc đáo trong đó nổi bật chất tài hoa uyên bác. Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.

- Người lái đò sông Đà là bài tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân được in trong tập Sông Đà năm 1960.

- Thông qua việc khắc họa hình ảnh người lái đò sông Đà, tùy bút đã phát hiện, đã khẳng định và ngợi ca thứ vàng mười đã qua thử lửa của tâm hồn, tính cách con người Tây Bắc trong cuộc sống lao động hàng ngày của họ và thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

II. Thân bài

Quan niệm của Nguyễn Tuân: Trước 1945, Nguyễn Tuân thường say mê miêu tả vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong những con người đặc tuyển, xuất chúng, vì thế, cái đẹp và người tài thường cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời, và trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam những năm đầu XX, đó là những vẻ đẹp vang bóng một thời thường đem đến sự ngưỡng mộ ngậm ngùi, nuối tiếc. Sau 1945, quan niệm thẩm mĩ của nhà văn đã có những thay đổi cơ bản. Vẫn nhìn con người từ phương diện tài hoa nghệ sĩ nhưng bây giờ, Nguyễn Tuân cho rằng bất cứ người lao động nào khi đạt tới trình độ điêu luyện giỏi giang trong công việc của mình đều có thể coi là nghệ sĩ và xứng đáng được tôn vinh ở vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Trong những sáng tác sau 1945, Nguyễn Tuân đã khám phá vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của những con người lao động bình thường trong cuộc sống đời thường, qua đó mà bộc lộ tấm lòng trân trọng, yêu mến đối với họ. Người lái đò sông Đà trong tùy bút cùng tên cũng là một nhân vật được nhà văn khám phá và thể hiện không chỉ ở vẻ đẹp tài hoa mà còn là trí dũng.

Một phần của tài liệu Tài Liệu Văn Học VN Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 Cô Trịnh Thu Tuyêt (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)