ĐÀN GHITA CỦA LOR-CA (PHẦN 1)

Một phần của tài liệu Tài Liệu Văn Học VN Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 Cô Trịnh Thu Tuyêt (Trang 58)

- Sóng là một trong những bài thơ thành công nhất về đề tài tình yêu, cũng là một trong số những bài thơ thể

ĐÀN GHITA CỦA LOR-CA (PHẦN 1)

- THANH THẢO –

- TÀI LIỆU BÀI GIẢNG

Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Đàn ghita của Lor-ca (Phần 1) thuộc khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức bài thơ Đàn ghita của Lor-ca, Bạn cần kết hợp xem với bài giảng này

Khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Đàn ghita của Lor-ca – Thanh Thảo

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2- B. Tìm hiểu tác phẩm

Đề 1 Phân tích 6 câu thơ đầu bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo.

I.Mở bài:

- Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Thanh Thảo đã được dư luận chú ý từ những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến như Những người đi tới biển-1977, Dấu chân qua trảng cỏ- 1978, Khối vuông ru- bích-1985...

- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở, suy tư về các vấn đề xã hội và thời đại. Những trăn trở, suy tư ấy đã tìm đến sự thể hiện trong những bài thơ thể hiện xu hướng cách tân thơ Việt trong cả nội dung và hình thức biểu đạt.

- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca rút trong tập Khối vuông ru- bích (1985). Đây là một sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, cảm xúc mãnh liệt, phóng túng và nhuốm màu sắc siêu thực, tượng trưng được học tập từ chính phong cách thơ hiện đại của Lor- ca.

- Đoạn thơ bình giảng là 6 câu đầu của bài thơ, trong đó Thanh Thảo đã thể hiện hình ảnh Lor- ca, con người tự do và cô đơn, người nghệ sĩ cách tân dũng cảm, người chiến sĩ kiên cường trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN đầu TK XX.

II. Thân bài

1. Câu thơ đầu tiên là hình ảnh người nghệ sĩ Lor- ca với hai biểu tượng tiếng đànbọt nước

được đặt cạnh nhau theo quan hệ chính phụ trong đó danh từ bọt nước đã được tính từ hóa để làm rõ nghĩa cho tiếng đàn:

Những tiếng đàn bọt nước.

Tiếng đàn bọt nước gợi đồng thời cả những ám ảnh cô đơn và niềm khát khao hướng tới thế giới lãng du mênh mông, phóng khoáng, tự do...

Tiếng đàn bọt nước cũng là biểu tượng cho bi kịch của người nghệ sĩ bất hạnh trong nỗi xót xa, thương tiếc của những người yêu mến, kính trọng ông.

2. Bức tranh ấn tượng về người nghệ sĩ vĩ đại tiếp tục được vẽ bằng gam màu ấn tượng của tấm

áo choàng đỏ gắt, tấm áo quen thuộc với những đấu trường Tây Ban Nha, tấm áo biểu trưng cho nét văn hóa đặc sắc của đất nước Tây Ban Nha.

- Hình ảnh đất nước Tây Ban Nha những năm đầu TK XX hiện ra như một đấu trường khốc liệt. - Hình ảnh người chiến sĩ vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha

3. Cuộc quyết đấu của Lor-ca được đặt trên nền âm thanh của tiếng đàn bọt nước... li-la li-la li-la. 4. Ba câu thơ sau vẫn là hình ảnh Lor-ca trong một cuộc hành trình giữa một không gian mênh mang và thời gian thăm thẳm:

Khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Đàn ghita của Lor-ca – Thanh Thảo

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3-

đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn

III. Kết luận:

Đoạn thơ vừa là những nét chấm phá chịu ảnh hưởng khá rõ của trường phái ấn tượng trong hội họa với những màu sắc, đường nét, mảng khối..., vừa gợi những giai điệu âm thanh của tiếng đàn ghi ta da diết, qua đó làm hiện lên dù chỉ là những nét gián đoạn trong hình dung của độc giả về hình ảnh người công dân yêu tự do Lor- ca chiến đấu ngoan cường cho khát vọng dân chủ và người nghệ sĩ Lor- ca vừa mê đắm trong những khát khao sáng tạo, vừa dũng cảm, đơn độc trong công cuộc cách tân đối với nền nghệ thuật già nua Tây Ban Nha.

Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết Nguồn: Hocmai.vn

Khóa học Luyện thi Đại học KIT -1: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) Đàn ghita của Lor-ca – Thanh Thảo

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1- Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo (12 câu tiếp).

I. Mở bài

- Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Thanh Thảo đã được dư luận chú ý từ những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến như Những người đi tới biển-1977, Dấu chân qua trảng cỏ- 1978, Khối vuông ru- bích-1985...

- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở, suy tư về các vấn đề xã hội và thời đại. Những trăn trở, suy tư ấy đã tìm đến sự thể hiện trong những bài thơ thể hiện xu hướng cách tân thơ Việt trong cả nội dung và hình thức biểu đạt.

- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca rút trong tập Khối vuông ru- bích (1985). Đây là một sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, cảm xúc mãnh liệt, phóng túng và nhuốm màu sắc siêu thực, tượng trưng được học tập từ chính phong cách thơ hiện đại của Lor- ca.

- Đoạn thơ bình giảng là 12 câu ở giữa bài thơ, trong đó Thanh Thảo tập trung miêu tả hình ảnh Lor- ca trong cái chết bi tráng.

II. Thân bài

1. Bốn câu đầu tạo ra hai cảnh tương phản,miêu tả cái chết đến quá bất ngờ với Lor- ca, thể hiện nỗi đau xót kinh hoàng của những người dân Tây Ban Nha và nhân loại yêu hoà bình, dân chủ:

Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ

2. Sau chi tiết đặc tả về chiếc áo choàng đỏ máu, cảnh hành hình Lor-ca tiếp tục được miêu tả qua hai dòng thơ trong đó có sự kết hợp giữa cái cụ thể của sự thật tàn nhẫn với cảm giác bồng bềnh, phiêu lãng:

Một phần của tài liệu Tài Liệu Văn Học VN Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 Cô Trịnh Thu Tuyêt (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)