GIẢI PHÁP PHÁT HUY ƯU ĐIỂM

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 58)

2013

5.1GIẢI PHÁP PHÁT HUY ƯU ĐIỂM

5.1.1 Ưu điểm

Từ những phân tích trên đây ta có thể thấy được những nét khả quan của ngân hàng như sau:

 Quy mô về tài sản của ngân hàng khá lớn và tương đối ổn định qua các năm. Tổng tài sản của ngân hàng đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn này vào năm 2011 với giá trị là 1.352.449 triệu đồng và thấp nhất vào năm 2012 với giá trị là 1.198.266 triệu đồng.

 Tỷ trọng tài sản sinh lời của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu tổng tài sản của ngân hàng. Năm 2013 tỷ trọng nhóm tỷ sản sinh lời này chiếm đến 96,42% tổng tài sản.

 Hệ số thu hồi nợ của ngân hàng tương đối cao chứng tỏ khả năng thu nợ của ngân hàng khá tốt.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng là ngày càng tăng cho

thấy ngân hàng đã luôn cố gắng nổ lực trong việc thu phí từ hoạt động dịch vụ của mình.

5.1.2 Giải pháp phát huy ưu điểm

 Với quy mô tổng tài sản hiện có Ngân hàng ACB – chi nhánh Cần Thơ được xem như là một trong những ngân hàng đứng đầu tại T.p Cần Thơ. Do đó ngân hàng nên tăng cường hơn nữa tài sản của mình bằng cách mở rộng quy mô hoạt động nhằm thu hút được nhiều lượng vốn huy động hơn để sử dụng và đầu tư sinh lời.

 Tài sản sinh lời là khoản đầu tư mang lại nhiều thu nhập nhiều nhất cho ngân hàng mà trong đó phải kể đến là thu nhập lãi từ hoạt động cho vay. Vì thế ngân hàng nên tận dụng tối đa nhóm tài sản này để tăng thu nhập đồng thời nên duy trì và tận dụng nó thật hợp lý trong từng thời điểm cụ thể sao cho

Trang 49

 Hệ số thu nợ của ngân hàng là khá cao vì thế Ngân hàng cần phát huy hơn nữa trong công tác cấp tín dụng cho khách hàng và lựa chọn những khách hàng uy tín, thường xuyên theo dõi đôn đốc các khoản nợ đến hạn để ngày càng nâng cao công tác thu hồi nợ của mình.

 Thu nhập từ phí hoạt động cung cấp dịch vụ là khoản thu nhập không thể thiếu của mỗi ngân hàng. Vì lẽ đó ngân hàng ACB – Cần Thơ nên cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ mới và phù hợp hơn nữa vào từng thời điểm và từng nhóm khách hàng cụ thể nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng.

5.2 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ 5.2.1 Hạn chế

 Trong hoạt động tín dụng ngân hàng còn tập trung quá nhiều vào hoạt động cho vay mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên chưa đa dạng được các khoản đầu tư của mình điều này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro nếu như các khoản cho vay trên khó có khả năng thu hồi và lãi suất ngày càng giảm. Bên cạnh đó nợ xấu của ngân hàng cũng tăng rất cao trong giai đoạn này, điều này báo hiệu nguy cơ tiềm ẩn rất lớn nếu như ngân hàng không có biện pháp khắc phục kịp thời. Mặt khác nợ xấu tăng kéo theo đó chi phí dự phòng cũng tăng lên làm tăng tổng chi phí ngoài lãi của ngân hàng điều này sẽ làm giảm lợi nhuận.

 Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là ngày càng giảm xuống ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển nhiều hơn như thế sẽ làm cho chi phí của ngân hàng bỏ ra sẽ cao hơn và vì thế làm giảm thu nhập nếu như ngân hàng không có giáp pháp tăng cường thu hút vốn huy động.

5.2.2 Giải pháp khắc phục hạn chế

Hoạt động tín dụng

 Bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ cho vay ngân hàng nên chủ động trong các biện pháp xử lý nợ xấu bằng việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay, chất lượng các khoản cho vay của mình về khả năng thu hồi nợ cũng như việc trích lập dự phòng rủi ro sao cho hợp lý nhất để vừa đảm bảo an toàn mà cũng vừa tăng về lợi nhuận chứ không phải là đánh đổi chất lượng tín dụng để tăng trưởng về số lượng như giai đoạn này.

 Tiếp tục duy trì các khoản cho vay cho những khách hàng uy tín, quen thuộc đã gắn bó lâu dài với ngân hàng. Đồng thời tích cực tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mới nhưng đảm bảo uy tín và hoạt động kinh doanh có

hiệu quả thông qua công tác thẩm định khách hàng của ngân hàng trước khi cấp tín dụng.

 Ngân hàng nên linh hoạt cho vay theo những ngành đang phát triển trong từng thời điểm và có nhiều chương trình cho vay ưu đãi phù hợp như: cung cấp các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ như cho vay theo chuỗi người nuôi, thu mua, chế biến thủy hải sản xuất khẩu; cho vay chuỗi liên kết bốn nhà trong lĩnh vực xây dựng bao gồm ngân hàng – chủ đầu tư – nhà thầu – nhà cung cấp, nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động cho vay, hỗ trợ khách hàng vay vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

 Ngân hàng nên tăng các khoản cho vay trung và dài hạn theo những dự án đầu tư trọng điểm, dự án lớn có hiệu quả và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế một phần khoản cho vay này sẽ đem lại thu nhập lãi cao hơn cho ngân hàng một phần là những dự án đầu tư này thường là có sự hỗ trợ của nhà nước nên khả năng thu hồi nợ cũng được đảm bảo như thế sẽ hạn chế được rủi ro.

 Ngân hàng cho vay đồng tài trợ đối với những khoản vay có giá trị lớn khi không đủ vốn hoặc không xác định được mức độ rủi ro nhằm hạn chế được tổn thất khi có rủi ro xảy ra đồng thời tạo được mối quan hệ thân thiện, khắng khít với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

 Thường xuyên xem xét, đánh giá lại tài sản đảm bảo đồng thời theo dõi, giám sát khách hàng thực hiện các khoản vay đúng mục đích và đôn đốc nhắc nhở khách hàng trã lãi và nợ vay đúng hạn.

 Cơ cấu lại dư nợ tín dụng ưu tiên tập trung cho vay các ngành được nhà nước khuyến khích như: nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Ngoài ra ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ, xem xét miễn giảm lãi vốn vay trên cơ sở khả năng tài chính và chỉ đạo của NHNN Việt Nam.

5.2.2 Hoạt động huy động vốn

 Ngân hàng cần duy trì uy tín và lợi thế của mình trong công tác huy động vốn để có thể chủ động, linh hoạt trong việc đưa ra tỷ lệ lãi suất phù hợp với nhu cầu phát triển và quy định NHNN, không lệ thuộc cũng như không phải chay đua lãi suất như trong giai đoạn này để thu hút vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Ngân hàng nên chủ động cung cấp thêm nhiều sản phẩm huy động vốn mới ưu đãi để thu hút lượng tiền gửi ngày càng tăng của khách hàng một

Trang 51

phần làm tăng lợi nhuận từ các khoản phí dịch vụ đi kèm thông qua các tài khoản tiền gửi thanh toán…

 Trong giai đoạn lãi suất huy động ngày càng giảm như hiện nay chỉ còn khoảng 8%/năm thì ngân hàng ACB nên huy động tiền gửi càng ngắn hạn càng tốt và ngược lại nên tăng các khoản cấp tín dụng dài hạn như thế sẽ làm cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro khi lãi suất giảm.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Trong quá trình hoạt động và phát triển ACB Cần Thơ đã phấn đấu vươn lên đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh nhưng lợi thế có được thì ngân hàng cũng phải đói mặt với nhiều hạn chế và khó khăn, song ngân hàng cũng không ngừng vượt qua để góp phần vào sự phát triển của đất nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng.

Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của ngân hàng ACB – Cần Thơ cho thấy tình hình tài chính của ngân hàng này là ở mức tương đối. Trong 3 năm qua Ngân hàng ACB – Cần Thơ cũng có nhiều thành tựu đáng kể như vào năm 2011 ngân hàng ACB – Cần Thơ có lượng vốn huy động được từ tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và các tổ chức kinh tế là 1.336.663 triệu đồng. Bên cạnh đó dư nợ tín dụng đạt 1.122.075 triệu đồng đã đem lại cho ngân hàng một nguồn thu nhập lãi khá lớn đạt giá trị là 361.852 triệu đồng và tỷ lệ nợ xấu chỉ là 1,14% rất thấp so với quy định nợ xấu của ngân hàng là 3%. Kết quả vào năm 2011 ngân hàng thu được khoản lợi nhuận là 38.610 triệu đồng. Có thể thấy năm 2011 là năm khá là phát triển và an toàn với ngân hàng. Song dù là một trong ngân hàng thuộc tốp đầu ngân hàng ACB – chi nhánh Cần Thơ vẫn không thoát khỏi bức tranh ảm đạm của năm 2012 khi mà ngân hàng đã phải đối mặt với nhiều hạn chế do ảnh hưởng từ những thách thức khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Giai đoạn này không riêng ACB Cần Thơ mà nhiều ngân hàng khác cũng đã gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2012 là năm không mấy tốt đẹp của ngân hàng khi mà tất cả các chỉ tiêu được xem là tốt của ACB điều giảm xuống. Nguồn vốn huy động được chỉ còn 1.179.903 triệu đồng mà nguyên nhân chính là do tiền gửi tiết kiệm của dân cư giảm mạnh vì lãi suất huy động ngày càng giảm xuống, một phần cũng là do ảnh hưởng bởi nhũng sự kiện pháp lý đã tác động đến uy tín làm cho ít khách hàng đến gửi tiền, thậm chí một số khách hàng còn đến rút vốn trước hạn. Đồng thời dư nợ cho vay khách hàng năm nay cũng giảm xuống chỉ còn 1.009.355 triệu đồng vì nền kinh tế bất ổn doanh nghiệp sản suất, kinh doanh khó khăn nên ngân hàng chủ yếu cho vay các khách hàng thân thiết và uy tín. Tuy nhiên vì nền kinh tế khó khăn nhu cầu tiêu dùng và dịch vụ của người dân cũng giảm đi điều này làm cho các doanh nghiệp sản

Trang 53

xuất bị tồn đọng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp phải đi đến phá sản. Vì thế kéo theo đó là nợ xấu năm nay tăng lên 3,84% vượt cả ngưỡng 3% báo hiệu rủi ro tín dụng ngày càng tăng cao nếu ngân hàng không khắc phục kịp thời. Sang năm 2013 khi mà nền kinh tế dần ổn định trở lại ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động tín dụng mà chủ yếu là tăng DSCV trung và dài hạn làm cho dư nợ cho vay tăng lên 1.233.220 triệu đồng song do lãi suất cho vay năm nay giảm đáng kể để phù hợp với lãi suất huy động và do đây là năm ngân hàng sử dụng vốn điều chuyển khá nhiều chiếm tới 25% tổng nguồn vốn, kèm theo là tỷ lệ nợ xấu đã tăng cao lên tới 4,89% tất cả các lý do trên đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm khá nhiều trong khi ngược lại chi phí sử dụng vốn của ngân hàng ngày càng tăng cao.

Qua phân tích tình hình tài chính mặc dù khả năng tài chính của ngân hàng có chiều hướng suy giảm, nhưng xét trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay thì chứng tỏ ngân hàng cũng đã hạn chế tương đối tốt những ảnh hưởng xấu của nền kinh tế. Để làm được điều đó, cán bộ công nhân viên của ACB Cần Thơ luôn ý thức được trách nhiệm của mình, nội bộ đoàn kết nhất trí tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra không thể không nói đến sự giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể chính quyền, cũng như sự quan tâm chỉ đạo của ngân hàng hội sở.

6.2. KIẾN NGHỊ

Đối với ngân hàng hội sở

 Hỗ trợ nhiều hơn về đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ ACB Cần Thơ bằng việc thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cấp tín dụng cũng như thẩm định khách hàng và tài sản đảm bảo để những khoản được cấp tín dụng ngày càng trở nên chất lượng và đem lại thu nhập nhiều hơn, mặt khác sẽ làm cho nợ xấu ngân hàng giảm xuống. Ngoài ra trong thời gian tới đây Ngân hàng nên triển khai thực hiện kiên quyết và đồng bộ cho tất cả các chi nhánh theo Quyết định số 843/QĐ-TT về phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu và Đề án thành lập Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) góp phần xử lý thành công nợ xấu của riêng Ngân hàng ACB và cả hệ thống như mục tiêu mà đề án đã đề ra.

 Hỗ trợ ACB Cần Thơ trong việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin, các điểm giao dịch cũng như hệ thống ATM trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nhằm giúp cho ngân hàng tăng thêm các khoản thu nhập phí về hoạt động dịch vụ.

 Đẩy mạnh công tác Marketing, mở rộng thị trường bằng việc thường xuyên cung cấp các sản phẩm huy động vốn mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng của các sản phẩm truyền thống để ngày càng thu hút được nhiều lượng vốn huy động hơn nữa. Theo dõi và có những biện pháp hiệu quả mang tính kịp thời để giúp ACB Cần Thơ khi gặp những khó khăn bất ngờ cũng như hỗ trợ tối đa những cơ hội mà ACB có được.

Đối với nhà nước

 Ngân hàng nhà nước nên có những chính sách hợp lý hơn trong hoạt động ngân hàng nhằm giúp cho các ngân hàng thương mại nói chung và ACB Cần Thơ nói riêng hoạt động hiệu quả hơn.

 Chính phủ nên có những biện pháp hiệu quả nhằm kích thích thị trường bất động sản, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát để tạo ra một môi trường kinh tế khả quan hơn. Có thế thì các ngân hàng thương mại mới có thể hoạt động tốt hơn.

 Chính quyền địa phương phải đảm bảo môi trường đầu tư, thủ tục hành chính gọn nhẹ, nhanh chóng để thu hút các chủ đầu tư đến Cần Thơ. Trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế, chính quyền địa phương không nên tự làm một cách độc lập, mà nên tham vấn xây dựng cùng các tổ chức kinh tế thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Điều này sẽ đảm bảo kế hoạch có tính khả thi và sự tham gia hiệu quả hơn của các thành phần kinh tế.

Trang 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Thái Văn Đại (2012), Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Khoa KT-QTKD, Đại học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại – Nguyễn Thanh Nguyệt (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

3. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Trần Chí Nguyện, 2013. Phân tích tình hình tài chính tài Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình – chi nhánh Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

5. Đặng Minh Hiếu, 2013. Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

Các website tham khảo

6. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu, website: http://www.acb.vn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 58)