Phân tích về lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 54)

2013

4.2.3.Phân tích về lợi nhuận

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của NHTM. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản… và vô hình như uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, hoặc phần trăm thị phần ngân hàng chiếm được… 293.922 378.843 235.905 227.031 277.895 340.233 8.874 16.027 38.610 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Năm Tri ệu đồ ng Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Nguồn: Bộ phận hành chánh-kế toán ACB Cần Thơ

Hình 4.4 Biểu đồ lợi nhuận của ACB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 Dựa vào đồ thị ta nhận thấy lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn này giảm dần qua các năm. Ta sẽ phân tích kĩ hơn sự biến động này bằng cách kết hợp với bảng tình hình biến động lợi nhuận của ngân hàng sau đây:

Bảng 4.15: Tình hình lợi nhuận của ACB Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng thu nhập 378.843 293.922 235.905 -84.921 -22,42 -58.017 -19,74 Tổng chi phí 340.233 277.895 227.031 -62.338 -18,32 -50.864 -18,30 Lợi nhuận 38.610 16.027 8.874 -22.583 -58,49 -7.153 -44,63

Nguồn: Bộ phận hành chánh- kế toán ngân hàng ACB Cần Thơ

Vào năm 2012 lợi nhuận giảm 22.583 triệu đồng tương đương với 58,49% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 7.153 triệu đồng tương đương với 44,63% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do đây là giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, mặt khác do từ năm 2012 ngân hàng phải gánh chịu những rủi ro pháp lý làm ảnh hưởng uy tín ngân hàng làm cho lợi nhuận giảm xuống. Bên cạnh đó một phần cũng do tốc độ giảm chi phí của ngân hàng thấp hơn so với tốc độ giảm thu nhập nên lợi nhuận giảm là điều tất

Khi phân tích về lợi nhuận của ngân hàng, các nhà phân tích luôn dùng những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng để phân tích. Trong đề tài này, em sẽ dùng những chỉ tiêu sau đây để đánh giá khả năng sinh lời của ACB Cần Thơ.

Bảng 4.16: Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của ACB Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

Tổng thu nhập Triệu đồng 378.843 293.922 235.905 Thu nhập từ lãi Triệu đồng 351.852 271.947 226.994 Thu nhập ngoài lãi Triệu đồng 26.991 21.975 8.911 Tổng chi phí Triệu đồng 340.233 277.895 227.031 Chi phí lãi Triệu đồng 268.784 208.699 177.545 Chi phí ngoài lãi Triệu đồng 71.449 69.196 49.486

Lợi nhuận Triệu đồng 38.610 16.027 8.874

Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 1.316.987 1.275.358 1.239.286

1. Lợi nhuận/ Tổng

thu nhập % 10,19 5,45 3,76

2. Lợi nhuận/ Tổng tài

sản % 2,85 1,34 0,69 3. Tổng thu nhập/ Tổng tài sản % 28,01 24,53 18,43 4. Tổng chi phí/ Tổng tài sản % 25,16 23,19 17,73 5. Tổng chi phí/ Tổng thu nhập % 89,81 94,55 96,24 6. Hệ số thu nhập lãi ròng % 6,31 4,96 3,99 7. Hệ số thu nhập ngoài lãi ròng % -3,38 -3,70 -3,27

Nguồn: Bộ phận hành chánh- kế toán ACB Cần Thơ

Lợi nhuận/ Tổng thu nhập

Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của ngân hàng. Nhận thấy chỉ số này có xu hướng ngày càng giảm, năm 2011 cứ 100 đồng thu nhập thí ngân hàng tạo ra được 10,19 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2012 thì với 100 đồng thu nhập ngân hàng chỉ thu được 5,45 đồng lợi nhuận và năm 2013 thì chỉ còn 3,76 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân và năm này

quả hoạt động ngân hàng ngày càng giảm sút, ngân hàng đã phải bỏ khoản chi phí khá cao để có thu nhập vì thế trong thời gian tới ngân hàng nên đa dạng các khoản đầu tư hơn để thu được nhiều thu nhập đồng thời quản lý chi phí sao cho thật hiệu quả để lợi nhuận ngày càng tăng.

Lợi nhuận/ Tổng tài sản

Chỉ số lợi nhuận/ tổng tài sản cho nhà quản trị ngân hàng thấy được khả năng trong việc tạo ra thu nhập từ việc đầu tư của NHTM. Nói cách khác, lợi nhuận/ tổng tài sản giúp cho nhà phân tích xác định được hiệu quả kinh doanh của một đồng vốn đem đi đầu tư. Chỉ số này lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, ngân hàng có sự đầu tư linh hoạt vào các nghiệp vụ kinh doanh trước những biến động của nền kinh tế. Nếu chỉ số này quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh chỉ số giữa các kỳ phân tích để thấy được nguyên nhân của sự thành công hoặc thất bại trong kinh doanh ngân hàng.

Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng là khá thấp và có xu hương giảm qua các năm. Năm 2012 là 1,34 giảm 1,51% so với năm 2011 và năm 2013 là 0,69% giảm 0,65% so với năm 2012 điều này cho thấy hiệu quả khai thác tài sản để tạo ra lợi nhuận của ngân hàng là rất thấp.

Tổng thu nhập/ Tổng tài sản

Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư hợp lí và hiệu quả tạo nên tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Cũng như các chỉ tiêu trên hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng đang có xu hướng giảm xuống đến năm 2013 thì 18,43%, nghĩa là với 100 đồng tài sản đem đầu tư ngân hàng chỉ kiếm được có 18,43 đồng lợi nhuận. Vì thế ngân hàng nễn em xét lại các khoản đầu tư cũng như cơ cấu tài sản của mình để có thế ử dụng tài sản hợp lí và hiệu quả hơn.

Tổng chi phí/ Tổng tài sản

Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra trong việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này cao cho nhà phân tích thấy được ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi nhuận của ngân hàng trong tương lai

Nhìn chung chỉ số này là khá cao nhưng đang có xu hướng giảm xuống. Song việc giảm này không cho thấy rằng ngân hàng đang ngày càng kiểm soát chi phí hợp lý hơn mà là do tốc độ giảm tổng tài sản của ngân hàng nhanh hơn so với tốc độ giảm chi phí mà điều này đã được chúng minh bằng tỷ số dưới đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng chi phí/ Tổng thu nhập

Chỉ số này tính toán khả năng bù dắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây là chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thông thường chỉ số này nhỏ hơn 1, nếu lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Mặc dù chi phí vần thấp hơn thu nhập nhưng chi phí bỏ ra để kiếm được 1 đồng thu nhập của ngân hàng là rất cao và có xu hướng ngày càng tăng. Cho thấy ngân hàng phải bỏ ra rất nhiều chi phí để tiềm kiếm tài sản nợ hoạt động song hiệu quả đầu tư mạng lại rất thấp.

Hệ số thu nhập lãi ròng

Tỷ lệ này đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản và theo đuổi các tài sản nợ có chi phí thấp nhất. Nó chỉ ra năng lực của Ban lãnh đạo ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu chủ yếu từ cho vay so với mức tăng của chi phí chủ yếu là chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay trên thị trường tiền tệ.

Hệ số này có xu hướng giảm xuống, cụ thể năm 2011 là 6,31% sang năm 2012 còn 4,96% (giảm 1.35% so với năm 2011) và năm 2013 chỉ còn 3,99% (giảm 0,97% so với năm 2012). Nguyên nhân do tốc độ giảm thu nhập từ lãi của ngân hàng cao hơn so với tốc độ giảm chi phí lãi bởi hoạt động chủ yếu ngân hàng vẫn là hoạt động cho vay mà trong khi giai đoạn này các ngân hàng phải chạy đua nhau để tìm kiếm vốn huy động nên khoản chi phí mà ngân hàng bỏ ra là rất cao nên từ năm 2012 hệ số này có xu hướng giảm xuống do rút ngắn chênh lệch giữa chi phí lãi và thu nhập lãi.

Hệ số thu nhập ngoài lãi ròng

Hệ số thu nhập ngoài lãi ròng đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, khấu hao TSCĐ…) và chi cho dự phòng tổn thất tín dụng

Nhìn chung hệ số này qua 3 năm đều là con số âm năm 2011 là -3,38%, năm 2012 là -3,70%, năm 2013 là -3,27%. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu xấu cho ACB vì hầu như tất cả các ngân hàng chênh lệch ngoài lãi thường là âm dù cho chi phí ngoài lãi của ngân hàng đã giảm xuống song do tốc độ giảm thu nhập ngoài lãi của ngân hàng là cao hơn so với tốc độ giảm chi phí ngoài lãi.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TIỀM LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG

Phân tích là nhằm tìm ra những ưu điểm và hạn chế của mình. Để từ đó đề ra một số giải pháp phát triển. Một ngân hàng hoạt động có hiệu quả không chỉ là do ngân hàng đó biết khắc phục hạn chế mà còn phải biết tận dụng, khai thác những điểm mạnh của mình. Sau quá trình phân tích, em xin trình bày một số giải pháp nhằm giúp ngân hàng phát huy tốt hơn những điểm mạnh và khắc phục những mặt yếu kém của mình.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 54)