Phân tích về tài sản có

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 29)

2013

4.1.1Phân tích về tài sản có

Tài sản là một yếu tố vô cùng phức tạp và quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Vì mỗi khoản mục tài sản sẽ mang đến cho ngân hàng mức độ sinh lời khác nhau, đồng thời ngân hàng cũng phải gánh chịu độ rủi ro khác nhau theo từng khoản mục tài sản. Do đó việc phân tích kết cấu của từng

khoản mục tài sản là vấn đề không thể thiếu trong phân tích tình hình tài chính của một NHTM.

4.1.1.1 Phân tích kết cấu tài sản có

Phân tích kết cấu của từng khoản mục tài sản có sẽ giúp cho nhà phân tích biết được kết cấu khoản mục đầu tư của ngân hàng từ đó có cách nhìn rõ hơn về tình hình sử dụng vốn để đầu tư của ngân hàng đã hợp lý hay chưa. Ngoài ra, thông qua các chỉ tiêu này sẽ giúp cho ngân hàng đa dạng trong đầu tư và khai thác tối đa tài sản của ngân hàng dựa trên những chiến lược đầu tư chính xác vào từng thời kì nhất định.

Bảng 4.2: Bảng kết cấu tài sản có của ACB Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1. Tiền và kim loại quý 92.360 6,83 98.617 8,23 15.444 1,21 2. Tiền gửi tại

NHNH 20.422 1,51 19.957 1,67 846 0,07

3. Tiền gửi tại các

TCTD khác 45.030 3,33 11.143 0,93 440 0,03 4. Cho vay khách hàng 1.122.075 82,97 1.009.355 84,23 1.233.220 96,32 5. Tài sản cố định 28.430 2,10 24.862 2,07 13.882 1,08 6. Tài sản có khác 44.132 3,26 34.332 2,87 16.473 1,29 Tổng tài sản có 1.352.449 100,00 1.198.266 100,00 1.280.305 100,00

a. Tài sản sinh lời 1.187.527 87,81 1.040.455 86,83 1.234.506 96,42 b. Tài sản không

sinh lời 164.922 12,19 157.811 13,17 45.799 3,58

Nguồn:Bộ phận hành chính-kế toán ngân hàng ACB Cần Thơ

Trong phần tài sản có của ngân hàng sẽ được chia ra thành 2 thành phần chính đó là tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời để phân tích. Dưới đây là đồ thị thể hiện cơ cấu của chúng qua 3 năm.

Nguồn: Bộ phận hành chánh- kế toán ngân hàng ACB Cần Thơ

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản có của ACB - Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

Tài sản sinh lời

Là nguồn tài sản đem lại lợi tức-nguồn thu chủ yếu của ngân hàng gồm các khoản mục như: Tiền gửi tại NHNN, Tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác và Cho vay khách hàng. Qua biểu đồ ta nhận thấy rằng tài sản sinh lời của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản và có xu hướng biến động không đồng đều. Cụ thể năm 2011 tỷ trọng tài sản sinh lời chiếm 87,81%, năm 2012 giảm xuống chiếm 86,83% và vào năm 2013 tăng lên chiếm 96,42% tổng tài sản có. Để làm rõ hơn tài sản sinh lời chúng ta sẽ phân tích từng khoản mục kết cấu nên tài sản sinh lời. Những tài sản mang đến thu nhập cho ngân hàng là Tiền gửi tại NHNN, Tiền gửi tại các TCTD khác và Cho vay khách hàng.

 Tiền gửi tại NHNN

Trong thực tế các ngân hàng không chỉ riêng ngân hàng ACB thì khoản tiền gửi NHNN đem lại thu nhập rất thấp vì tiền lãi thu được là nhỏ. Song nó vẫn được xem là khoản mục sinh lời vì nó vẫn đem lại thu nhập cho ngân hàng dù mục đích chính của khoản mục này không phải là để đầu tư sinh lời. Nhìn chung tiền gửi tại NHNN có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2011 là 20.422 triệu đồng, năm 2012 là 19.957 triệu đồng và năm 2013 là 846 triệu đồng. Tuy nhiên tỷ trọng tài sản này chiếm rất thấp trong tổng tài sản và chủ yếu là dùng để dự trữ thanh toán để đảm bảo nhu cầu thanh toán khi giao dịch với ngân hàng khác. Điều này cho thấy đây không phải là khoản mục tài sản mà sự biến động về thu nhập của nó ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

87,81 % 12,19 % 86,83 % 13,17 % 96,42 % 3,58 % Năm 2011 Năm 2012

Tài sản không sinh lời Tài sản sinh lời Năm 2013

 Tiền gửi và cho vay các TCTD khác

Đây là loại tài sản đựơc hình thành khi mà ngân hàng có lượng vốn huy động dư thừa mà chưa tìm được khách hàng phù hợp thì ngân hàng sẽ dùng số vốn đó đem gửi hoặc cho vay lại các NHTM khác để có thêm thu nhập mà bù đắp chi phí trã lãi tiền gửi cho khách hàng. Mặt khác nó cũng là khoản mục tài sản cần thiết vì các ngân hàng trong quá trình giao dịch sẽ phải thanh toán với nhau qua các tài khoản thanh toán được mở tại các ngân hàng khác. (Thái Văn Đại, 2008, Trang 135).

Loại tài sản này mặc dù chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng tài sản nhưng ta thấy vào năm 2011 đạt 45.030 triệu đồng, chiếm 3,33% rồi có xu hướng giảm dần vào năm 2012 là 11.143 triệu đồng và 440 triệu đồng vào năm 2013. Dựa vào bảng số liệu cho thấy năm 2011 là năm ngân hàng ACB huy động được lượng vốn khá lớn trong khi nhu cầu đi vay của khách hàng thì không hết nên ngân hàng đã tận dụng nguồn vốn này để đem gửi và cho vay ngắn hạn nhằm kiếm thêm thu nhập từ lãi để bù đắp chi phí trã lãi cho khách hàng.

 Cho vay khách hàng

Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản có của ngân hàng và là nghiệp vụ chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Song do lợi nhuận mang lại là cao nên đây cũng là loại tài sản có mức rủi ro cao nhất do nó rất nhạy cảm với môi trường kinh tế-chính trị-xã hội. Năm 2011 tỷ trọng nhóm tài sản này chiếm 82,97% tổng tài sản có tương đương với 1.122.075 triệu đồng, năm 2012 chiếm 84,23% tổng tài sản và đạt giá trị là 1.009.355 triệu đồng và năm 2013 tỷ trọng này tăng lên đến 96,32% trên tổng tài sản tương đương với 1.233.220 triệu đồng. Dễ dàng nhận thấy đây là nhóm tài sản chính dẫn đến sự tăng hay giảm tổng tài sản có của ngân hàng. Năm 2011 là năm kinh doanh khá thuận lợi của ngân hàng ACB Cần Thơ do lượng vốn huy động được là khá cao nên ngân hàng rất thoải mái trong việc sử dụng nguồn vốn huy động của mình đem cho vay khách hàng, tuy nhiên vào năm 2012 do tình hình khủng hoảng chung của toàn bộ nền kinh tế các doanh nghiệp sản xuất kém hiệu quả thậm chí thua lỗ đã làm cho ngân hàng rất khó khăn trong việc cho vay cũng như tìm kiếm khách hàng tốt, mặt khác ngân hàng bổ sung lượng vốn tiền mặt tại quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán trước nhu cầu rút tiền trước hạn của khách hàng do một số sự cố vào cuối tháng 8. Sang năm 2103 dù nền kinh tế đã dần được phục hồi thể hiện qua việc tốc độ giảm doanh số cho vay thấp hơn tốc độ giảm DSCV năm 2012 nhưng do tốc độ giảm doanh số thu nợ năm 2013 là cao hơn so với tốc độ giảm doanh số cho vay dẫn

 Tài sản không sinh lời

Ngược lại với tài sản sinh lời, tài sản này không mang đến thu nhập cho ngân hàng gồm tài sản cố định và tiền mặt tại đơn vị và tài sản khác. Tỷ trọng nhóm tài sản này chiếm tối đa là 13,17% vào năm 2012 và có sự dao động khá nhẹ so với năm 2011. Tuy nhiên vào năm 2013 thì tài sản này có sự biến động giảm mạnh còn 3,58%. Nguyên nhân chính của sự giảm mạnh này là do việc giảm lượng tiền mặt tại quỹ của ngân hàng (từ 98.617 triệu đồng còn 15.444 triệu đồng) bởi vào năm này ngân hàng không còn phải đối mặt với rủi ro thanh khoản nữa trong khi tiền mặt là khoản tiền mà NHTM để tại kho quỹ của mình nhằm để đáp ứng nhu cầu rút tiền đột xuất của khách hàng ngoài ra còn được sử dụng để vay vốn. Từ đây cho thấy ngân hàng đã có sự quản lý rất là phù hợp và kịp thời luôn cắt giảm đi những nhóm tài sản không sinh lời để tăng cường các khoản đầu tư tiềm năng mang lại hiệu quả cho ngân hàng.

4.1.1.2 Phân tích sự biến động về tài sản có

Bảng 4.3 Tình hình tài sản có của ACB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Tiền và kim loại quý 92.360 98.617 15.444 6.257 6,77 -83.173 -84,34 2. Tiền gửi tại NHNH 20.422 19.957 846 -465 -2,28 -19.111 -95,76 3. Tiền gửi và cho vay TCTD khác 45.030 11.143 440 -33.887 -75,25 -10.703 -96,05 4. Cho vay khách hàng 1.122.075 1.009.355 1.233.220 -112.720 -10,05 223.865 22,18 5. Tài sản cố định 28.430 24.862 13.882 -3.568 -12,55 -10.980 -38,62 6. Tài sản có khác 44.132 34.332 16.743 -9.800 -22,21 -17.589 -51,23 Tổng tài sản có 1.352.449 1.198.266 1.280.305 -154.183 -11,40 82.039 6,85 a. Tài sản sinh lời 1.187.527 1.040.455 1.234.506 -147.072 -12,38 194.051 18,65 b. Tài sản không sinh lời 164.922 157.811 45.799 -7.111 -4,31 -112.012 -70,98

 Tổng tài sản có

Tổng tài sản có của ngân hàng có sự biến động không đều. Vào năm 2011 là 1.352.449 triệu đồng nhưng năm 2012 thì giảm 54.183 triệu đồng (từ 1.352.449 triệu đồng xuống 1.198.266 triệu đồng) tương đương với 11,4% so với năm 2011. Tuy nhiên sang năm 2013 thì tổng tài sản có của ngân hàng là 1.280.305 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 82.039 triệu đồng tương đương 6,85%. Nguyên nhân năm 2011 tổng tài sản ngân hàng khá lớn là do thời điểm đó các ngân hàng đang tăng trưởng kinh doanh liên ngân hàng làm cho quy mô tổng tài sản tăng lên đồng thời đây cũng là giai đoạn ngân hàng hoạt động khá tốt với lượng vốn cho vay khách hàng là khá cao. Song năm 2012 quy mô tài sản đã bị giảm do đây là năm hoạt động không mấy hiệu quả của ngân hàng đồng thời chịu nhiều tác động tiêu cực từ hội sở làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên bước sang năm 2013 thì quy mô tổng tài sản đã có sự tăng lên do ngân hàng tăng lượng vốn cho vay khách hàng lên đáng kể tăng 223.865 triệu đồng so với năm 2012 do lúc này kinh tế đang dần phục hồi và phát triển.

Tài sản sinh lời

Như đã trình bày ở trên, đây là loại tài sản rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng thương mại, sự biến động của nhóm tài sản này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ở ACB Cần Thơ, nhóm tài sản sinh lời vào năm 2013 đạt giá trị cao nhất trong 3 năm với 1.234.506 triệu đồng (tăng 18,65% so với năm 2012), nguyên nhân là do nhóm cho vay khách hàng năm 2013 tăng lên do doanh số thu nợ năm này giảm xuống khá mạnh mà chủ yếu là do các khoản nợ trung và dài hạn chưa đến hạn thanh toán. Tuy nhiên vào năm trước đó năm 2012 tổng tài sản sinh lời của khách hàng có sự giảm xuống so với năm 2011 là 12,38% (giảm 147.072 triệu đồng), nguyên nhân chủ yếu là do vào năm này doanh số cho vay ngân hàng giảm rất mạnh vì nguồn vốn ngân hàng trong năm này thì cũng khá bất ổn nên cũng rất hạn chế cho vay, chủ yếu là cho vay dành cho khách hàng uy tín và thân thiện dẫn đến doanh số thu nợ năm nay cao hơn so với doanh số cho vay nên dư nợ cho vay khách hàng giảm xuống là điều tất yếu.

Tài sản không sinh lời

Nhóm tài sản này không mang lại thu nhập cho ngân hàng nhưng sẽ mang đến sự an toàn cho ngân hàng trong quá trình hoạt động. Tài sản không sinh lời của ACB có dấu hiệu giảm qua các năm. Năm 2011 là 164.922 triệu đồng, vào năm 2012 là 157.811 triệu đồng giảm 4,31% so với năm 2011. Đến

của ngân hàng tăng lên khá nhanh trong khi chủ yếu là do sự tăng cao khoản mục cho vay khách hàng trong nhóm tài sản sinh lời. Điều này cho thấy ngân hàng đang có thể đối mặt với những rủi ro tín dụng khá cao nếu như chất lượng các khoản cho vay này là thấp.

4.1.1.3 Phân tích nghiệp vụ cho vay

Từ những phân tích trên đây, ta thấy nghiệp vụ cho vay vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Vì thế việc phân tích nghiệp vụ cho vay của ngân hàng là một trong những nội dung rất quan trọng trong phân tích tình hình tài chính của ngân hàng.

Bảng 4.4: Tình hình cho vay của ACB Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh số cho vay 9.251.469 4.993.688 4.167.214 -4.257.781 -46,02 -826.474 -16.55 Ngắn hạn 8.503.177 4.208.502 3.133.653 -4.294.675 -50,51 -1.074.849 -25,54 Trung và dài hạn 748.292 785.186 1.033.561 36.894 4,93 248.375 31,63 Doanh số thu nợ 9.404.183 5.106.408 3.943.349 -4.297.775 -45,70 -1.163.059 -22,78 Ngắn hạn 8.609.695 4.248.052 3.191.417 -4.361.643 -50,66 -1.056.635 -24,87 Trung và dài hạn 794.488 858.356 751.932 63.868 8,04 -106.424 -12,40 Tổng dư nợ 1.122.075 1.009.355 1.233.220 -112.720 -10.05 223.865 22,18

Nguồn: Bộ phận hành chánh-kế toán ACB Cần Thơ

Doanh số cho vay

Nhìn chung doanh số cho vay của ngân hàng có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Doanh số cho vay của ngân hàng vào năm 2011 là 9.251.469 triệu đồng trong khi năm 2012 chỉ còn 4.993.688 triệu đồng (giảm 4.257.781 triệu đồng tương đương với 50,51% so với năm 2011) và năm 2013 thì là 4.167.214 triệu đồng (giảm 826.474 triệu đồng tương đương với 16,55% so với năm 2012). Vào năm 2011 thành phố Cần Thơ đang trên đà phát triển, các khu công nghiệp mọc lên nhiều hơn, nhu cầu về vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh là rất cao. Nắm được nhu cầu về vốn của thị trường, ACB Cần Thơ đã không ngừng phát triển sản phẩm cho vay của mình bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng, các chính sách thu hút khách ngày càng nhiều hơn với các chương trình cho vay ưu đãi như: “30 ngày ưu đãi đặt biệt” hay được hưởng lãi suất ưu đãi đối với các khách hàng hiện hữu nên ACB Cần Thơ đã tăng nhanh doanh

số cho vay của mình vào năm 2011 này. Nhưng đến năm 2012 nền kinh tế Việt Nam nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng rơi vào tình trạng tăng trưởng rất thấp, lạm phát đã hạ nhiệt tuy nhiên vẫn còn cao nên chi phí cho sản xuất cũng khá cao. Dù đã nổ lực rất nhiều nhưng doanh số cho vay của ACB Cần Thơ đã có dấu hiệu suy giảm là điều không thể tránh khỏi, năm 2012 doanh số cho vay của ngân hàng chỉ còn 4.993.688 triệu đồng giảm gần 50,51% so với năm 2011. Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, ACB Cần Thơ vẫn có thể duy trì được doanh số cho vay của mình ở mức tương đối là điều rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên năm 2013 mặc dù doanh số cho vay vẫn giảm xuống nhưng so với tỷ lệ giảm từ năm 2011 đến năm 2012 là 50,51% thì vào năm 2013 tỷ số này chỉ giảm 16,55% so với năm 2012 thấp hơn nhiều. Cho thấy rằng ngân hàng đang trong quá trình phục hồi và đẩy mạnh công tác cho vay. Bên cạnh đó trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn và khó khăn như hiện nay khi mà lãi suất có xu hướng ngày càng giảm xuống ngân hàng đã có biện pháp khá là tích cực và sáng suốt khi mà DSCV trung và dài hạn của ngân hàng ngày càng tăng lên, cụ thể năm 2012 tăng 36.894 triệu đồng (tăng 4,93% so với năm 2011) và năm 2013 tăng 248.375 triệu đồng (tăng 31,63% so với năm 2012) điều này sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro lãi suất cho ngân hàng.

Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 29)