Phân tích về tài sản nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 44)

2013

4.1.2. Phân tích về tài sản nợ

4.1.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Việc phân tích cơ cấu tài sản nợ sẽ giúp nhà quản trị có những đánh giá chính xác về từng loại tài sản nợ để kịp thời đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp. 98,83 98,47 74,80 25,20 1,53 1,17 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 100,00

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm

%

Vốn điều chuyển Vốn huy động

Nguồn: Bộ phận hành chánh- kế toán ngân hàng ACB Cần Thơ

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ACB

Do hoạt động chính của NHTM vẫn là tín dụng, nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng hiện nay vẫn là huy động vốn và cho vay. Nên khi xét trong cơ cấu vốn của ngân hàng thì tài sản nợ chủ yếu là vốn huy động, tài sản nợ này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản nợ (trên 90% và cao nhất là năm 2011 với 98,83%). Trái với vốn huy động đang có xu hướng giảm thì nguồn vốn lưu chuyển chiếm tỷ trọng thấp nhưng có dấu hiệu tăng qua các năm. Để dễ theo dõi hơn về cơ cấu tài sản nợ của ACB Cần Thơ chúng ta sẽ cùng theo dõi bảng số liệu dưới đây.

Bảng 4.7: Cơ cấu tài sản nợ của ACB Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Vốn huy động 1.336.663 98,83 1.179.903 98,47 957.606 74,80 Vốn điều chuyển 15.786 1,17 18.363 1,53 322.699 25,20

Từ những số liệu trong bảng 7 kết hợp với đồ thị hình 2, ta có thể nhận thấy rằng tài sản nợ chủ yếu của ngân hàng là vốn huy động, tài sản nợ này chiếm tỷ trọng khá cao khoảng trên 70% trong tổng tài sản nợ. Năm 2011 nguồn vốn huy động của ngân hàng là 1.336.663 triệu đồng trong đó huy động từ chiếm tỷ trọng 98,83% và đang có xu hướng giảm vào năm 2012 chiếm 98,47%. Vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi khi mà năm 2013 vốn huy động của ngân hàng tiếp tục sụt giảm chỉ còn 957.606 triệu đồng, chiếm 74,80% tổng nguồn vốn. Mà thay vào đó là sự tăng lên của ngồn vốn điều chuyển đến năm 2013 đạt đến 322.699 triệu đồng chiếm hơn 25% tổng nguồn vốn. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự biến động khá mạnh này là do đâu?

4.1.2.2 Phân tích sự biến động về tài sản nợ

Bảng 4.8: Tình hình tài sản nợ của ACB Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Vốn huy động 1.336.663 1.179.903 957.606 -156.760 -11,73 -222.297 -18,84 Vốn điều chuyển 15.786 18.363 322.699 2.577 16,32 304.336 1.657,33 Tổng tài sản nợ 1.352.449 1.198.266 1.280.305 -154.183 -11,40 82.039 6,85

Nguồn: Bộ phận hành chánh- kế toán ngân hàng ACB Cần Thơ

Tổng tài sản nợ

Tổng tài sản nợ của ngân hàng năm 2012 đạt mức 1.198.266 triệu đồng giảm khá mạnh so với năm 2011 là 154.183 triệu đồng tương đương với 11,40%. Nhưng đến năm 2013 thì tổng tài sản tăng lên 1.280.305 triệu đồng (tăng 82.039 triệu đồng tương đương 6,85%), tuy nhiên chủ yếu là do sự tăng lên của vốn điều chuyển từ hội sở trong khi từ năm 2012 đến nay lượng huy động của ngân hàng giảm rất mạnh. Điều này cho thấy quy mô tổng tài sản nợ của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn huy động được.

 Tổng nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động được của ngân hàng có dấu hiệu giảm mạnh. Năm 2011 vốn huy động ngân hàng đạt được 1.336.633 triệu đồng chiếm 98,83% tổng tài sản nợ nhưng đến năm 2012 thì giảm xuống chỉ còn 1.179.903 triệu đồng (giảm 156.760 triệu đồng tương đương với 11,63% so với năm 2011) và vào năm 2013 thì giảm mạnh với giá trị là 957.606 triệu đồng (giảm 222.297 triệu đồng tương đướng với 18,84%). Nguyên nhân của sự giảm này là do vào năm 2012 kinh tế bất ổn, doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, người dân kinh

ngân hàng trong tình hình cạnh tranh gay gắt về lãi suất do trần lãi suất huy động đang bị kiềm hãm để hạn chế lạm phát nên người dân không cón mặn mồi trong việc gửi tiền vào ngân hàng trong khi thị trường đã có thêm nhiều kênh thu hút vốn (trái phiếu, cổ phiếu…), nhưng nguyên nhân chính do năm này ngân hàng chịu những ảnh hưởng xấu về danh tiếng cũng như uy tín nên số lượng tiền khách vào cũng giảm theo. Đến năm 2013 vốn huy động cũng giảm mạnh và chỉ còn chiếm 74,80%, tương đương với 957.606 triệu đồng. Đáng chú ý hơn là tốc độ giảm nguồn vốn huy động năm 2013 so với năm 2012 (giảm 18,84% so với năm 2012) lại cao hơn so với tốc độ giảm từ năm 2011 sang năm 2012 (giảm 11,73% so với năm 2011).

 Vốn điều chuyển

Vì là ngân hàng chi nhánh nên ACB – Cần Thơ có thể sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ trên hội sở để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình khi mà nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng. Do nguồn vốn huy động được của ngân hàng ngày càng giảm nên vào năm 2013 thể hiện rõ nhất giá trị vốn điều chuyển tăng khá cao đạt 322.699 triệu đồng tương đương 25,20% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy ngân hàng cần xem xét và quản lý kĩ hơn về nguồn vốn này do để có được nguồn vốn này ngân hàng phải bỏ ra chi phí khá cao do lãi suất phải trả cao hơn nguồn vốn huy động trong khi đó thay vì ngân hàng tăng cường vốn huy động tại chỗ thì sẽ mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.

4.1.2.3 Phân tích nghiệp vụ huy động vốn

Bảng 4.9: Tình hình huy động vốn của ACB Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Phân theo loại tiền 1.336.663 1.179.903 957.606 -156.760 -11,73 -222.297 -18,84

VNĐ 1.255.696 1.147.788 947.486 -107.908 -8,59 -200.302 -17,45 Ngoại tệ (quy đổi) 80.967 32.115 10.120 -48.852 -60,34 -21.995 -68,49

Thành phần kinh

tế 1.336.663 1.179.903 957.606 -156.760 -11,73 -222.297 -18,84

Tiền gửi tiết kiệm

của dân cư 1.287.648 1.110.674 904.914 -176.974 -13,74 -205.760 -18,53 Tiền gửi tổ chức

kinh tế 49.015 69.229 52.692 20.214 41,24 -16.537 -23,89

Phân theo thời hạn 1.336.663 1.179.903 957.606 -156.760 -11,73 -222.297 -18,84

 Phân loại theo tiền

Qua những số liệu trong bảng 9 kết hợp với đồ thị hình 3, ta thấy ngân hàng huy động vốn chủ yếu là bằng VNĐ chiếm khoảng 93 – 100% và vốn huy động ngoại tệ chiếm không đáng kể và có xu hướng giảm. Năm 2011 vốn huy động bằng VNĐ là 1.255.696 triệu đồng chiếm 93,94%, năm 2012 là 1.147.788 triệu đồng chiếm trên 97,27%, đến năm 2013 mức huy động này là 957.606 triệu đồng chiếm 100% so với tổng nguồn vốn huy động được. Ngân hàng chủ yếu tập trung vào huy động bằng VNĐ vì vốn huy động bằng ngoại tệ sẽ mang nhiều rủi ro về tỷ giá nhất là trong giai đoạn này khi mà nền kinh tế đang trong thời kì không ổn định. Đồng thời trên địa bàn thành phố Cần Thơ chủ yếu là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu lại ít nên loại tiền mà họ sử dụng chủ yếu là VNĐ.

Phân theo thành phần kinh tế

Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền được huy động từ vốn nhàn rỗi của công chúng với mục đích của họ là đầu tư để sinh lời từ tiền lãi. Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư có hai loại là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không có kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư ngày càng tăng lên về tỷ trọng trong tổng lượng vốn huy động được. Năm 2011 lượng tiền này có giá trị là 1.287.648 triệu đồng chiếm 96,33% tổng nguồn vốn huy động, năm 2012 do nguồn vốn huy động giảm xuống nên lượng tiền này cũng giảm theo và chiếm 94,13% so với tổng nguồn vốn huy động, tuy nhiên năm 2013 thì tiền gửi tiết kiệm từ dân cư có sự tăng lên về tỷ trọng là 94,49% song về mặt giá trị vẫn giảm xuống do nguồn vốn huy động năm này chỉ đạt 957.606 triệu đồng. Nguyên nhân của việc giảm xuống về giá trị khoản mục này là vì lãi suất ngân hàng trong 3 năm qua có xu hướng giảm xuống nên người dân không còn hấp dẫn với việc gửi tiền vào ngân hàng mà thay vào đó đầu tư vào lĩnh vực khác như vàng, bất động sản…Tuy nhiên tốc độ giảm của tiền gửi tiết kiệm từ dân cư lại chậm hơn tốc độ giảm của tổng nguồn vốn huy động được nên xét về tỷ trọng thì lại tiền gửi này lại tăng lên.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp. Loại tiền này không nhằm vào mục đích lãi suất mà chủ yếu là dùng để thanh toán trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo an toàn về tài sản. Nhận thấy vốn huy động được từ tổ chức kinh tế cũng không có sự biến động không đồng đều. Năm 2012 tăng lên do nhu cầu trường thấp nên nhu cầu vốn của các doanh nghiệp cũng không cao, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn nhàn rỗi của mình gửi vào ngân hàng trong khi chưa tìm được cơ hội đầu tư tốt, do đó vốn huy động từ thành phần này cũng đã tăng đáng kể.

 Phân theo thời hạn

Dựa vào số liệu ta dễ dàng nhận thấy rằng nguồn vốn huy động phân theo thời hạn có sự biến động rất rõ ràng. Về nguồn vốn huy động không kì hạn có xu hướng tăng dần dù chiếm tỷ trọng khá thấp. Nguyên nhân là do loại huy động này không mang lại lãi cao cho khách hàng, chủ yếu là gửi dưới dạng tiền gửi thanh toán không kì hạn thông qua việc sử dụng các dịch vụ thẻ để thuận tiện trong việc rút tiền. Tuy nhiên do nhu cầu thanh toán giữa các doanh nghiệp, cá nhân là ngày càng tăng nên lượng tiền này cũng tăng theo.

Vốn huy động có kì hạn chiếm tỷ trọng cao và đang giảm xuống. Năm 2011 vốn huy động có kì hạn là 1.276.415 triệu đồng giảm đều đặn đến năm 2012 là 1.112.644 triệu đồng và năm 2013 là 879.052 triệu đồng. Nguyên nhân của sự giảm xuống này chủ yếu là do sự sụt giảm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân vì lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm là ngày càng thấp.

4.2 PHÂN TÍCH BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA ACB – CẦN THƠ QUA 3 NĂM GIAI ĐOẠN 2011 – 2013

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp nhà phân tích hạn chế được những khoảng chi phí bất hợp lí, và từ đó có biện pháp tăng cường các khoản thu, nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng thương mại. Bảng 4.10: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Cần thơ giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Thu nhập từ lãi 351.852 271.947 226.994 -79.905 -22,71 -44.953 -16,53 Thu nhập dịch vụ 5.903 6.025 6.662 122 2,07 637 10,57 Thu nhập ngoại hối 1.411 706 205 -705 -49,96 -501 -70,96 Thu nhập khác 19.677 15.244 2.044 -4.433 -22,53 -13.200 -86,59 Tổng thu nhập 378.843 293.922 235.905 -84.921 -22,42 -58.017 -19,74 Chi phí lãi 268.784 208.699 177.545 -60.085 -22,35 -31.154 -14,93 Chi phí dịch vụ 1.742 776 867 -966 -55,45 91 11,73 Chi phí khác 69.707 68.420 48.619 -1.287 -1,85 -19.801 -28,94 Tổng chi phí 340.233 277.895 227.031 -62.338 -18,32 -50.864 -18,30

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)