Nhóm giải pháp về lập dự phòng phải thu khó đòi.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Á (Trang 53)

Các khoản nợ phải thu của Công ty quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên nhưng lại không trích lập dự phòng, dẫn đến tình trạng Công ty bị chiếm dụng vốn. Để giảm bớt thiệt hại khi rủi ro xảy ra, Công ty cần thúc đẩy việc thu hồi nợ và tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi

Cuối niên độ kế toán tính số dự phòng phải thu khó đòi cho năm nay: Nợ TK 642:

Có TK 139: dự phòng phải thu khó đòi

Sang năm sau, tính ra số dự phòng phải lập trong năm và so sánh với số dự phòng năm trước đã lập:

+ Nếu không thay đổi thì không phải lập thêm dự phòng

+ Nếu số dự phòng phải lập năm nay lơn hơn số dự phòng lập năm trước thì tiến hành lập thêm theo số chênh lệch.

Nợ TK 642: số chênh lệch

Có TK 139: dự phòng phải thu khó đòi

+ Nếu số dự phòng phải lập năm nay nhở hơn số dự phòng lập năm trước thì hoàn nhập dự phòng theo số chênh lệch

Nợ TK 139: Số chênh lệch

Có TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp

Trường hợp có dấu hiệu chắc chắn không đòi được, kế toán ghi: Nợ TK 642 : chi phí quản lý DN

Có TK 131: số thực tế mất

Đồng thời ghi Nợ TK 004- chi tiết cho từng đối tượng: số nợ đã xóa sổ. Trường hợp số nợ đã xóa sổ nhưng lại đòi được thì cho vào thu nhập bất thường:

Nợ TK 111, 112:

Có TK 711: thu nhập bất thường Đồng thời ghi: Có TK 004

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Á (Trang 53)