Phương pháp sử dụng phiếu học tập

Một phần của tài liệu bồi dưỡng cho hs năng lực tự học khi giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lý 12 nc theo tinh thần áp dụng phương pháp thực nghiệm (Trang 50)

8. Những chữ viết tắt trong đề tài

3.5.3. Phương pháp sử dụng phiếu học tập

Khái niệm

Phiếu học tập là tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập... kèm theo các gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, dựa vào nhiệm vụ đó học sinh thực hiện, hoặc ghi các thông tin cần thiết để mở rộng kiến thức, bổ sung kiến thức, tìm hiểu nội dung hoặc củng cố bài học.

Phiếu học tập về mục tiêu nó là một trong những công cụ cá thể hoá hoạt động học tập của học sinh , là công cụ hữu hiệu trong việc xử lý thông tin ngược. Như theo tác giả PGS. TS. Nguyễn Đức Thành : “Phiếu học tập có ưu thế hơn câu hỏi, bài tập ở chỗ muốn xác định một nội dung kiến thức nào đó thoả mãn nhiều tiêu chí hoặc xác định nhiều nội dung

từ các tiêu chí khác nhau, nếu diễn đạt bằng câu hỏi thì dài dòng. Ta có thể thay bằng một bảng có các tiêu chí thuộc các cột, các hàng khác nhau. Học sinh căn cứ vào tiêu chí ở cột và hàng để tìm ý điền vào ô trống cho phù hợp. Như vậy giá trị lớn nhất của phiếu học tập là với nhiệm vụ học tập phức tạp được định hướng rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn bằng một bảng gồm có các hàng, cột ghi rõ các tiêu chí cụ thể”. [14, tr. 27].

Vai trò

- Cung cấp thông tin và sự kiện:Phiếu học tập chứa đựng thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện hoặc dùng làm cơ sở cho một hoạt động nhận thức nào đó.

- Công cụ hoạt động và giao tiếp:Phiếu học tập chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề để yêu cầu HS giải quyết, hoặc thực hiện kèm theo những hướng dẫn, gợi ý cách làm...

- Phiếu học tập có thực hiện nhanh gọn. Thời gian thực hiện phiếu học tập ngắn (khoảng 4-6 phút). Trong thời gian đó có thể hoàn thành một đơn vị kiến thức trong bài học.

- Trong phiếu HT có thể đáp ứng được nhiều nội dung kiến thức trong cùng một phiếu. - Dùng phiếu HT giúp HS phát triển tính cộng đồng. Đặc biệt là phiếu HT góp phần phát huy tính tích cực cho HS. HS s trở thành trung tâm của quá trình dạy và học. Do HS độc lập với SGK và bày tỏ ý kiến của mình trong làm việc nhóm.

- Dùng phiếu HT HS có thể tự đánh giá kết quả thảo luận nhóm và có thể tham gia đánh giá nhóm khác.

- Khi sử dụng phiếu HT s rèn luyện cho HS các kỹ năng, thao tác hoạt động phát huy năng lực tự học, nâng cao tinh thần, trách nhiệm của HS. Ngoài ra còn giúp HS vừa chiếm lính kiến thức, vừa nắm vững phương pháp tái tạo cho bản thân kiến thức đó, phát triển năng lực và thói quen tự học, sáng tạo, giúp HS có thể tự học suốt đời - đây là một trong những yêu cầu căn bản của lý luận dạy học nói riêng. Theo tác giả giáo sư Trần Bá Hoành cuốn có viết: "Trong cách dạy học tích cực khi sử dụng phiếu học tập có sự giao tiếp thường xuyên qua lại giữa thầy với trò, giữa trò với trò, bài học được xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua các hoạt động học tập do thầy tổ chức". [4, tr. 19]

Phân loại phiếu học tập

- Dựa vào mục đích:Phiếu học bài, phiếu ôn tập, phiếu kiểm tra.

- Dựa vào nội dung:

+ Phiếu thông tin: Nội dung gồm các thông tin bổ sung, mở rộng, minh họa cho các kiến thức cơ bản của bài.

+ Phiếu bài tập: Nội dung là các bài tập nhận thức hoặc bài tập củng cố. + Phiếu yêu cầu: Nội dung là các vấn đề và tình huống cần phải giải quyết.

+ Phiếu thực hành: Nội dung liên quan đến những nhiệm vụ thực hành, rèn luyện kĩ năng cho HS.

Các bước thiết kế phiếu học tập

- Bước 1: Xác định trường hợp cụ thể của việc sử dụng phiếu học tập trong bài dạy học. - Bước 2: Xác định nội dung của phiếu học tập, cách trình bày nội dung của phiếu học tập và hình thức thể hiện trong phiếu học tập. Nội dung của phiếu học tập được xác định dựa vào một số cơ sở sau: mục tiêu của bài học, kiến thức cơ bản, phân bố thời gian, phương pháp và PTDH, môi trường lớp học để xác định nội dung, khối lượng công việc trong phiếu học tập cho phù hợp.

- Bước 3: Viết phiếu học tập: Các thông tin, yêu cầu... trên phiếu học tập phải được ghi rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Phần dành cho học sinh điền các thông tin phải có khoảng trống thích hợp. Cách trình bày phiếu phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ.

Các loại phiếu học tập

Loại phiếu hình thành kiến thức

- Tìm ý phù hợp điền vào ô trống của bảng.

- Tìm ý cơ bản và xác định quá trình phát triển của nội dung. - Tóm tắt và chỉ ra sự phát triển của kiến thức.

Loại phiếu phát triển năng lực nhận thức

- Phiếu phát triển kĩ năng quan sát. - Phiếu phát triển kĩ năng phân tích. - Phiếu phát triển kĩ năng tổng hợp. - Phiếu phát triển kĩ năng so sánh.

- Phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát hóa. - Phát triển kỹ năng suy luận giả thuyết. - Áp dụng kiến thức đã học

Chương 4. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC CHƯƠNG IX. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ, VẬT LÍ 12 NC

Một phần của tài liệu bồi dưỡng cho hs năng lực tự học khi giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lý 12 nc theo tinh thần áp dụng phương pháp thực nghiệm (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)