8. Những chữ viết tắt trong đề tài
2.4.2. Luyện tập cho HS những kỹ năng cần thiết khi áp dụng PPTN
Xây dựng tình huống có vấn đề tạo ra hứng thú ban đầu nhưng muốn duy trì được hứng thú, tính tích cực, tự giác trong một quá trình hoạt động thì cần phải giúp đỡ cho HS sao cho họ có thể thành công trong khi thục hiện các hành động. Càng thành công họ càng cố gắng vươn lên thực hiện các nhiệm vụ khó khăn hơn, phức tạp hơn. Có thể rèn luyện những kỹ năng theo hai cách: Một là làm theo mẫu nhiều lần (bắt chước) theo một Angôrít (một trình tự chặt ch , máy móc), hai là rèn luyện những cơ sở định hướng (đó là những sơ đồ, những kế hoạch tổng quát).
Rèn luyện kỹ năng theo con đường Angôrít hóa thường được dùng ở cấp trung học cơ sở khi bắt đầu học vật lí, rèn luyện những hành động và thao tác vật chất. Chẳng hạn như để hình thành kỹ năng sử dụng lực kế để đo lực.
Rèn luyện kỹ năng theo những sơ đồ định hướng s giúp HS có thể thực hiện tốt những hành động phức tạp trong đó không phải thực hiện các thao tác theo một Angôrít chặt ch là con đường tối ưu, nhiều khi cần có sự chủ động thay đổi hoặc kết hợp chúng để đem lại những hiệu quả nhanh hơn, chính xác hơn. Sơ đồ định hướng đó có thể áp dụng cho nhiều mục đích tương tự.
Thí dụ như để rèn luyện kỹ năng lập phương án thí nghiệm để kiểm tra một giả thuyết có thể thực hiện theo sơ đồ định hướng sau:
Chọn một hệ quả suy ra từ giả thuyết, hệ quả đó biểu hiện ra ở hiện tượng, những đại lượng vật lí có thể quan sát hoặc đo lường được.
Chọn những dụng cụ thiết bị có khả năng quan sát được những hiện tượng hay đo lường được những đại lượng dự đoán trong điều kiện cụ thể của hệ quả.
Lập kế hoạch thí nghiệm bao gồm:
Lập sơ đồ bố trí các dụng cụ thiết bị mà ta cho là hợp lý nhất để cho hiện tượng xảy ra, các hiện tượng đó phải đo bộc lộ ra.
Xác định trình tự các thao tác chân tay tác động lên dụng cụ thí nghiệm. Tiến hành thí nghiệm theo những trình tự đã định.
Thu thập tài liệu, số liệu quan sát được ghi vào bảng. Xác định sơ bộ những sai số của phép đo.
Xử lý kết quả thí nghiệm: Từ bảng số liệu rút ra những mối quan hệ, phụ thuộc hàm số, lập công thức của sự phụ thuộc cần kiểm tra. So sánh kết quả thu được trong thí nghiệm với kết quả mong đợi (dự đoán).
Kết luận về tính chân thật của giả thuyết.