Kết quả phân tích nội dung chương III: Di truyền học quần thể

Một phần của tài liệu Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng trong khâu củng cố phần di truyền học sinh học 12 CTC (Trang 35)

b. Nhược điểm của câu hỏi trắc nghiệm

2.1.3 Kết quả phân tích nội dung chương III: Di truyền học quần thể

- Định nghĩa quần thể (quần thể di truyền): trên thực tế các cá thể không tồn tại riêng lẻ mà chúng sống quần tụ với nhau. Các cá thể trong một loài có mối quan hệ với nhau về nhiều mặt, đặc biệt là về phương diện sinh sản. Sự quần tụ số đông cá thể của một loài chiếm một không gian nhất định và tồn tại qua một thời gian tương đối dài, có đặc trưng về sinh thái và di truyền. Một quần tụ cá thể như thế gọi là quần thể. Quần thể không phải là một tập hợp cá thể ngẫu nhiên, nhất thời. Mỗi quần thể là một cộng đồng có một lịch sử phát triển chung, có thành phần kiểu gen đặc trưng và tương đối ổn định. Tùy theo hình thức sinh sản của các loài mà có quần thể sinh sản hữu tính và vô tính. Quần thể sinh sản vô tính khá đồng nhất về mặt di truyền. Quần thể sinh sản hữu tính gồm các dạng sau:

+ Quần thể tự phối điển hình là các quần thể thực vật tự thụ phấn, động vật lưỡng tính tự thụ tinh.

+ Quần thể giao phối cận huyết bao gồm các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau. Ví dụ, các cá thể cùng chung bố mẹ giao phối với nhau, hoặc bố, mẹ giao phối với con cái.

+ Quần thể giao phối có lựa chọn là trường hợp trong quần thể các động vật có xu hướng lựa chọn kiểu hình khác giới thích hợp với mình. Ví dụ, thực nghiệm cho thấy trong giao phối ruồi cái mắt đỏ thường bắt cặp với ruồi đực mắt đỏ nhiều hơn so với ruồi đực mắt trắng. Ở người cũng có hiện tượng này, những tính trạng hay được lựa chọn là màu da, chiều cao.

+ Quần thể ngẫu phối diễn ra sự bắt cặp giao phối ngẫu nhiên của các cá thể đực cái trong quần thể. Đây là dạng quần thể tồn tại phổ biến ở động vật.

- Tần số của các alen, tần số kiểu gen: Giả sử ta xét 1 gen có 2 alen, ví dụ A và a thì trong quần thể có 3 kiểu gen khác nhau là AA, Aa, aa. Giả sử ta gọi N là toàn bộ số cá thể của quần thể, D là số cá thể mang kiểu gen AA - đồng hợp tử trội, H là số cá thể mang kiểu gen Aa - dị hợp tử; R là số cá thể mang kiểu gen aa, đồng hợp tử lặn. Như vậy N = D + H + R.

Điều đáng chú ý hơn so với các tần số tuyệt đối của các kiểu gen nói trên (D, H, R) là những tần số xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể. Cụ thể với các kí hiệu:

- d là tần số tương đối của kiểu gen AA - h là tần số tương đối của kiểu gen Aa - r là tần số tương đối của kiểu gen aa, thì

N R r N H h N D d  ;  ;  , trong đó d + h + r = 1

Trong quần thể có N cá thể thì có 2N alen. Gọi p là tần số tương đối của alen A, q là tần số tương đối của alen a, ta xác định được:

2 2 2 ; 2 2 2 h r N H R q h d N H D p       

Trên thực tế việc tính tần số của các alen, các kiểu gen dựa trên kiểu hình.

- Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ (chú ý tới tính qui luật của sự biến đổi tỉ lệ dị hợp tử qua các thế hệ).

- Nội dung định luật Hacđi - Vanbec: Một quần thể lớn, ngẫu phối nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ ở trạng thái cân bằng và được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Ý nghĩa và những điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Van bec: số lượng cá thể lớn, xảy ra hiện tượng ngẫu phối trong quần thể; các cá

thể có sức sống ngang nhau; không chịu áp lực của chọn lọc và đột biến (nếu xảy ra đột biến thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch)

- Xác định cấu trúc của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1. Chứng minh cấu trúc di truyền của quần thể không đổi qua các thế hệ ngẫu phối thông qua một ví dụ cụ thể.

Một phần của tài liệu Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng trong khâu củng cố phần di truyền học sinh học 12 CTC (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)