Huy động vốn theo loại tiền

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 46)

Vốn huy động tại Ngân hàng đƣợc chia theo nội tệ và ngoại tệ quy đổi về VND nhƣ sau:

Bảng 4.9 Tình hình huy động vốn theo loại tiền của Ngân hàng Ngoại Thƣơng Châu Đốc giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/ 2010 Chênh lệch 2012 / 2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Nội tệ 122.610 197.395 241.687 74.785 60,99 44.292 22,44 Ngoại tệ (*) 7.890 23.165 18.893 15.275 193,60 -4.272 -18,44

Tổng VHĐ 130.500 220.560 260.580 90.060 69,01 40.020 18,14

Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng Ngoại thương Châu Đốc, 2010 – 2012

Bảng 4.10 Tình hình huy động vốn theo loại tiền của Ngân hàng Ngoại Thƣơng Châu Đốc giai đoạn T6/2012 – T6/2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 6T 2013/6T 2012 Tuyệt đối % Nội tệ 137.521 235.979 98.458 71,59 Ngoại tệ (*) 10.685 18.821 8.136 71,14 Tổng VHĐ 148.206 254.800 106.594 71,92

Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng Ngoại thương Châu Đốc, T6/2012 – T6/2013

34

Nội tệ

Bảng 4.9 và 4.10 cho thấy tiền gửi bằng nội tệ luôn tăng cao trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. Đây là khoản tiền gửi cơ bản mà các NHTM nhận đƣợc và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động, nó phụ thuộc vào thu nhập ngƣời dân trên địa bàn và lãi suất của Ngân hàng qua từng thời kỳ. Cụ thể năm 2011, vốn huy động bằng nội tệ tăng hơn 60% so với năm 2010, và đặc biệt tăng nhiều trong 6 tháng đầu năm 2013, tăng gần 72% so với cùng kỳ năm 2012. Tiền gửi bằng nội tệ phần lớn từ tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ bởi vì đa số ngƣời dân trên địa bàn là nông dân nên sử dụng đồng nội tệ là chủ yếu. Tuy nhiên nguồn vốn này có nhƣợc điểm là lãi suất bình quân tƣơng đối cao và thƣờng là ngắn hạn nên làm ảnh hƣởng đến khả năng sử dụng vốn, kết quả kinh doanh cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.

Ngoại tệ

Trong những năm gần đây, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của Ngân hàng luôn ở mức tƣơng đối nhƣng chƣa phải là con số lý tƣởng đối với một Ngân hàng thuộc lĩnh vực Ngoại thƣơng (chƣa đến 10% tổng vốn huy động). Nhìn chung, lƣợng tiền gửi ngoại tệ tăng trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. Năm 2011 tiền gửi ngoại tệ đặc biệt tăng mạnh, tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Huy động vốn bằng ngoại tệ là nhận tiền gửi dƣới dạng ngoại tệ, đặc biệt là các ngoại tệ mạnh nhƣ USD, GBP, EUR. Những ngoại tệ này rất cần thiết trong hoạt động Ngân hàng nhất là đối với Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực Ngoại thƣơng nhƣ kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế. Mặt khác, dịch vụ chuyển tiền quốc tế dần trở nên quen thuộc với ngƣời dân, số lƣợng khách hàng giao dịch nhận tiền từ nƣớc ngoài gửi về ngày càng nhiều, giúp cho nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng luôn ở mức ổn định. Riêng năm 2012, tiền gửi ngoại tệ lại giảm khoảng 18% so với năm 2011. Nguyên nhân là do chỉ có một số khách hàng do điều kiện, quy mô kinh doanh mới giao dịch ngoại tệ hay gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ cũng khiến Ngân hàng gặp phải một số rủi ro hối đoái khi có sự biến động về tỷ giá giữa các loại đồng tiền quốc tế mạnh. Trong tình hình kinh tế có nhiều biến động nhƣ hiện nay, việc nắm giữ càng nhiều ngoại tệ thì khả năng đối mặt với rủi ro càng cao. Sự thay đổi của tỷ giá dẫn đến sự thay đổi giá trị ngoại hối, làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Do đó, tùy thuộc vào tình hình thực tế mà Ngân hàng cần đề ra chiến lƣợc kinh doanh cụ thể và phù hợp theo từng thời kỳ để duy trì vốn huy động bằng ngoại tệ ở mức hợp lý, đảm bảo khả năng cấp tín dụng và ổn định lợi nhuận cho Ngân hàng.

35

4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Chúng ta đã tiến hành phân tích tình hình huy động vốn thông qua cơ cấu nguồn vốn, vốn huy động theo kỳ hạn, theo đối tƣợng khách hàng và theo loại tiền và tìm hiểu sơ lƣợc tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Châu Đốc trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 bằng một số chỉ tiêu cơ bản (doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và tỷ lệ nợ xấu). Tuy nhiên, để có thể đánh giá rõ hơn hoạt động huy động vốn của Ngân hàng, ta cần phải tiếp tục phân tích một số chỉ số tài chính sau:

Bảng 4.11 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thƣơng Châu Đốc giai đoạn 2010 – T6/2013

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng Kế toán Ngân hàng Ngoại thương Châu Đốc, 2010 – T6/2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 VHĐ CKH Tr.đồng 77.753 163.080 195.508 109.743 79.252 Vốn huy động Tr.đồng 130.500 220.560 260.580 148.206 254.800 Tổng nguồn vốn Tr.đồng 693.000 896.529 957.109 948.657 987.501 Tổng nguồn vốn bình quân Tr.đồng - 794.765 926.819 922.593 972.305 Chi phí lãi Tr.đồng 61.000 79.300 117.000 53.900 51.900 Tổng chi phí Tr.đồng 75.500 96.350 137.500 64.174 66.500 Tổng dƣ nợ Tr.đồng 552.930 598.040 843.740 667.380 914.890 Số lƣợng CBHĐ Ngƣời 9 10 10 10 11 VHĐ/CBHĐ Trđ/Ngƣời 14.500 22.056 26.058 14.821 23.164 VHĐ/ Tổng nguồn vốn % 18,83 24,6 27,23 15,62 25,8 VHĐ CKH/ Tổng VHĐ % 59,58 73,94 75,03 74,05 31,10 VHĐ/ Tổng dƣ nợ % 23,60 37,44 30,88 22,21 27,85 Tốc độ tăng trƣởng VHĐ % - 69,01 18,14 - 71,92 Chi phí lãi bình quân % - 9,98 12,62 5,84 5,34 Chi phí lãi/ tổng chi phí % 80,8 82,3 85,1 84 78,05

36

4.4.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Phân tích chỉ tiêu này để thấy đƣợc tỷ trọng đóng góp của nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn và khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Từ bảng 4.11, nhìn chung tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2013, vốn huy động trên tổng nguồn vốn tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2012. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn liên tục tăng là một tín hiệu khá tốt vì điều đó chứng tỏ công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng vẫn chƣa cao, Ngân hàng còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên để đảm bảo lƣợng vốn cung cấp cho hoạt động tín dụng.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, nâng cao công tác huy động vốn là vấn đề sống còn trong hoạt động của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong hoạt động huy động vốn để giảm bớt chi phí nguồn vốn, tránh bị động về nguồn vốn gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Ngân hàng, góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh đồng thời củng cố và phát triển vị thế của Ngân hàng.

4.4.2 Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động

Đây là chỉ tiêu phản ánh tính ổn định, vững chắc trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bởi vì nguồn vốn huy động có kỳ hạn là nguồn vốn ít rủi ro mà Ngân hàng có thể sử dụng bất cứ lúc nào trong thời hạn gửi của khách hàng để chủ động hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh, nguồn vốn huy động có kỳ hạn càng lớn cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng nhƣ cơ hội đầu tƣ cho Ngân hàng càng cao.

Nhìn chung tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động của Ngân hàng tăng mạnh từ năm 2010 đến năm 2012. Nguyên nhân là do giai đoạn này nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn. Trong năm 2012 NHNN nhiều lần giảm mức trần lãi suất huy động, theo TS. Nguyễn Văn Thạnh - Chủ tịch HĐQT Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, phản ứng tức thời của ngƣời dân khi ngân hàng giảm lãi suất là hạn chế gửi tiền ngân hàng. Tuy nhiên, các phản ứng này thƣờng chỉ ngắn hạn và mang tính thời điểm. Sau một thời gian ngắn, ngƣời gửi tiền thích ứng và chấp nhận điều kiện lãi suất mới nên họ lại có nhu cầu gửi tiền trở lại. Một lý do quan trọng khác mà ngƣời dân vẫn thích lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng vì đây một trong những cách đầu tƣ mang lại thu nhập ổn định và “đỡ đau đầu” nhất. Do đó, Ngân hàng cần tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn có kỳ hạn đặc biệt là đối với nguồn vốn trung – dài hạn để mang lại lợi ích cho Ngân hàng từ hoạt động cho vay và các khoản đầu tƣ lâu dài.

37

4.4.3 Vốn huy động trên tổng dƣ nợ

Theo số liệu từ bảng 4.11, ta thấy chỉ tiêu vốn huy động trên tổng dƣ nợ của Chi nhánh luôn nhỏ hơn 1, điều này cho thấy nguồn vốn huy động tại địa phƣơng không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, vốn điều chuyển đều tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ Chi nhánh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh tuy có tăng về số lƣợng nhƣng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn. Nhìn chung, tỷ lệ vốn huy động trên tổng dƣ nợ tăng từ năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng so với cùng kỳ năm trƣớc, nguyên nhân là do giai đoạn này Ngân hàng có nhiều chƣơng trình khuyến khích khách hàng gửi tiền nên làm cho vốn huy động tăng nhanh. Riêng năm 2012, vốn huy động trên tổng dƣ nợ giảm so với năm 2011, thời gian này tỷ lệ tăng của tổng dƣ nợ cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng vốn huy động do Ngân hàng đƣa ra những chính sách hỗ trợ lãi suất giúp doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng để đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần có những chiến lƣợc, chƣơng trình thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn để hạn chế phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên.

4.4.4 Chi phí lãi bình quân

Chi phí lãi bình quân cho biết tỷ lệ giữa chi phí Ngân hàng dùng để trả lãi với nguồn vốn bình quân của Ngân hàng trong mỗi thời kỳ. Đối với các NHTM, chỉ tiêu này càng thấp thì càng có lợi cho Ngân hàng bởi vì chi phí trả lãi tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm. Ngoài ra, lƣợng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn không chỉ làm tăng chi phí lãi mà còn cho thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh chƣa thực sự đạt hiệu quả. Nhìn chung chi phí lãi bình quân của Ngân hàng luôn ở mức phù hợp với lãi suất huy động và cho vay. Năm 2011, chi phí lãi bình quân là 9,98% nghĩa là bình quân trong 100 đồng vốn thì Ngân hàng phải bỏ ra gần 10 đồng chi phí để trả lãi và tỷ lệ này tăng lên 12,62% vào năm 2012. Ngân hàng nên duy trì tỷ lệ chi phí lãi bình quân ở mức hợp lý và cần linh hoạt hơn trong việc áp dụng lãi suất huy động để thu hút khách hàng đến gửi tiền làm tăng vốn huy động đồng thời giảm thiểu chi phí cho Ngân hàng. Năm 2012 là một năm đầy biến động của ngành Ngân hàng khi lãi suất huy động đƣợc điều chỉnh đến 6 lần, tính đến hết tháng 6 năm 2013, trần lãi suất huy động chỉ còn 7%/năm, việc lãi suất giảm tuy có phần gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn nhƣng giúp Ngân hàng tiết kiệm một lƣợng lớn chi phí trả lãi, nên đã làm cho chi phí lãi bình quân trong giai đoạn này giảm mạnh.

38

4.4.5 Chi phí lãi trên tổng chi phí

Nhìn chung tỷ lệ chi phí lãi trên tổng chi phícủa Ngân hàng luôn ở mức cao và tăng giảm không ổn định từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2010, tỷ lệ này khoảng 80% nghĩa là trong 100 đồng chi phí của Ngân hàng thì có 80 đồng dùng để trả lãi. Chichi phí lãi trên tổng chi phí tăng cao vào năm 2012, do giai đoạn này công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn vì lãi suất nhiều lần bị điều chỉnh, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng ít nên phải nhận nguồn vốn điều chuyển nhiều hơn để đảm bảo khả năng cấp tín dụng, điều này làm cho chi phí lãi tăng mạnh. Nhu cầu giao dịch qua Ngân hàng ngày càng tăng, trong 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng mạnh chủ yếu là tăng các khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, giúp Ngân hàng hạn chế vốn điều chuyển, tiết kiệm đáng kể chi phí trả lãi nên đã làm cho chi phí lãi trên tổng chi phi của Ngân hàng giảm xuống còn 78%. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần có những giải pháp cụ thể nhằm nhằm thúc đẩy tăng trƣởng vốn huy động, hạn chế nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên để tỷ lệ chi phí chi phí lãi trên tổng chi phí giảm xuống thấp hơn nữa.

4.4.6 Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động

Từ việc phân tích các chỉ tiêu về chi phí lãi bình quân, vốn huy động trên tổng nguồn vốn, dễ dàng nhận thấy tốc độ tăng trƣởng vốn huy động của Ngân hàng luôn tăng qua các năm. Năm 2011 tăng gần 70% so với năm 2010, nhƣng năm 2012, tốc độ tăng trƣởng vốn huy động chƣa đến 20% so với cùng kỳ năm trƣớc. Bởi vì trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nƣớc ra quy định giảm lãi suất huy động, cụ thể năm 2011 lãi suất huy động là 14% đối với tiền gửi có kỳ hạn nhƣng năm 2012 giảm còn 8% đối với tiền gửi ngắn hạn và 10,5% đối với tiền gửi trung – dài hạn nên làm cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng gặp không ít khó khăn. Mặt khác, giai đoạn này nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn dẫn đến tốc độ tăng trƣởng vốn huy động cũng bị ảnh hƣởng. Nhƣng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, tốc độ tăng trƣởng vốn huy động của Ngân hàng tăng hơn 70% so cùng kỳ năm 2012. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cao mặc dù lãi suất có nhiều biến động.

4.4.7 Vốn huy động trên mỗi cán bộ

Nhìn chung, chỉ tiêu này đều tăng trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. Số lƣợng vốn huy động trên mỗi cán bộ đặc biệt tăng nhiều vào năm 2011, tăng khoảng 8 tỷ đồng/cán bộ. Nguyên nhân là do sự gia tăng về nhân sự trong Chi nhánh đồng thời giai đoạn này lãi suất huy động vẫn còn ở mức cao nên thu hút đƣợc nhiều nguồn tiền gửi hơn. Năng suất huy động bình quân trên

39

mỗi cán bộ tăng cũng chƣa phản ánh đƣợc hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thực sự đạt hiệu quả, bởi vì thực tế Chi nhánh còn phải nhận lƣợng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên rất nhiều. Ngoài ra, lƣợng vốn huy động tăng còn phụ thuộc vào sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng. Do đó, trong tƣơng lai Ngân hàng sẽ mở rộng quy mô kinh doanh, bên cạnh việc gia tăng nhân sự cho hoạt động huy động vốn, Chi nhánh cần phải tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhằm đẩy mạnh khả năng huy động vốn trong Ngân hàng.

4.4.8 So sánh với tình hình huy động vốn của ngân hàng khác

Để đánh giá rõ hơn tình hình huy động vốn của Chi nhánh, ta cùng tìm hiểu và so sánh với tình hình huy động vốn của một Ngân hàng khác có lịch sử phát

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)