KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIA

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 39)

ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng đến khả năng hoạt động cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn để cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động và vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên.

Vốn huy động: Ngân hàng đƣợc toàn quyền sử dụng sau khi trích lập dự phòng theo tỷ lệ trích lập do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định, đồng thời có trách nhiệm trả gốc và lãi đúng hạn cho khách hàng.

Vốn điều chuyển: Chi nhánh chỉ sử dụng nguồn vốn này khi phần vốn huy động đƣợc phép sử dụng không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn tại địa phƣơng, khi đó Chi nhánh sẽ yêu cầu đƣợc Ngân hàng cấp trên điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng hoặc cao hơn lãi suất huy động bình quân tại thời điểm yêu cầu điều chuyển.

Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thƣơng Châu Đốc, ta xem xét hai bảng số liệu sau:

Bảng 4.3 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại Thƣơng Châu Đốc giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối % Tuyệt đối % VHĐ 130.500 18,83 220.560 24,60 260.580 27,23 90.060 69,01 40.020 18,14 VĐC 562.500 81,17 675.969 75,40 696.529 72,77 113.469 20,17 20.560 3,04 Tổng nguồn vốn 693.000 100 896.529 100 957.109 100 203.529 29,37 60.580 6,76

27

Bảng 4.4 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại Thƣơng Châu Đốc giai đoạn T6/2012 – T6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 6T 2013/6T 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối % VHĐ 148.206 15,62 254.800 25,80 106.594 71,92 VĐC 800.451 84,38 732.701 74,20 -67.750 -8,46 Tổng nguồn vốn 948.657 15,62 987.501 100 38.844 4,09

Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng Ngoại thương Châu Đốc, T6/2012 – T6/2013

Tổng nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm vốn huy động tại địa bàn và vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Nhìn chung, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tƣơng đối cao và luôn tăng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.

 Vốn huy động:

Số liệu cho thấy vốn huy động của Ngân hàng đều tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao.

Năm 2011, vốn huy động chiếm gần 20% trong tổng nguồn vốn, tăng hơn 90 tỷ đồng so với năm 2010. Đến năm 2012, vốn huy động chỉ tăng khoảng 18% so với năm 2011 nhƣng chiếm gần 30% trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Vốn huy động của Ngân hàng đặc biệt tăng mạnh trong 6 tháng đầu 2013, tăng thêm hơn 100 tỷ đồng, tức hơn 70% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do kinh tế địa phƣơng có nhiều chuyển biến tích cực, các ngành kinh doanh truyền thống đƣợc đầu tƣ mở rộng nhƣ chăn nuôi thủy sản, cụ thể là giống cá da trơn phục vụ nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu. Ngoài ra, phải kể đến một thế mạnh của Thành phố Châu Đốc nói riêng và tỉnh An Giang nói chung chính là du lịch, hoạt động du lịch đƣợc chính quyền các cấp quan tâm phát triển, nhiều hình thức kinh doanh xuất hiện vừa mang lại thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung. Trƣớc tình hình đó, Ngân hàng Ngoại thƣơng Châu Đốc chú trọng mở rộng quy mô huy động vốn bằng một số chƣơng trình khuyến mãi dành cho khách hàng gửi tiết kiệm để thu hút các nguồn vốn từ cá nhân, đồng thời ngày càng có nhiều doanh nghiệp thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng trong hoạt động mua bán nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và bảo đảm an toàn. Đây là dấu hiệu tốt mà Ngân hàng nên phát huy bởi vì nguồn vốn huy động tăng cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng ngày càng cao, khai thác một cách tối đa những nguồn vốn giá rẻ, giúp Ngân hàng tiết kiệm chi phí và có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn.

28

 Vốn điều chuyển:

Từ bảng 4.3 và bảng 4.4, ta thấy vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn của Ngân hàng và tốc độ tăng của nguồn vốn này giảm dần từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. Năm 2011, vốn điều chuyển tăng khoảng 20% tức tăng khoảng 113 tỷ đồng so với năm 2010. Đến năm 2012, tốc độ tăng chỉ còn 3% so với năm 2011. Mặc dù vốn điều chuyển giảm nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng (luôn cao hơn 70%) cho thấy Chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào Ngân hàng cấp trên, làm ảnh hƣởng đến sự chủ động trong hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh. Trong 6 tháng đầu năm 2013, nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng giảm giảm gần 9% so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân là do toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng nỗ lực tìm kiếm, thu hút những nguồn vốn chi phí thấp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Cho dù phải cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn nhƣng sự giảm đi của nguồn vốn điều chuyển đang là một tín hiệu tốt mà Chi nhánh nên phát huy. Việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển nhiều sẽ làm cho chi phí của Ngân hàng sẽ tăng cao do đó Ngân hàng cần nỗ lực nhiều hơn trong hoạt động huy động vốn nhằm hạn chế nguồn vốn điều chuyển, Ngân hàng nên đầu tƣ một số hình thức nhƣ quảng cáo, khuyến mãi, ƣu đãi lãi suất tƣơng ứng các thời hạn gửi tiền khác nhau để thu hút vốn huy động, góp phần cắt giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 39)