So với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì các ngân hàng trong nước bất lợi hơn về mạng lưới hoạt động vì đa số các ngân hàng này đều có mạng lưới trên khắp thế giới. Khi thực hiện bao thanh toán cho một khách hàng ở quốc gia
41
nào thì chi nhánh ở quốc gia đó sẽ thu thập thông tin một cách dễ dàng, tiến hành đánh giá khách hàng và thẩm định khả năng thanh toán vì vậy giảm được rủi ro cho đơn vị bao thanh toán.
Việc mở chi nhánh ở nước ngoài là một vấn đề khó thực hiện đối với các ngân hàng Việt Nam bởi sự hạn chế khả năng tài chính cũng như phải có sự cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả mang lại. Hơn nữa, các ngân hàng trong nước cần phải thắng trên sân nhà thì mới có thể thắng trên đấu trường quốc tế.
Do đó để hoạt động bao thanh toán đạt hiệu quả và phát triển, các ngân hàng rất cần thiết phải mở rộng các quan hệ đai lý vì các lợi ích sau :
+ Ngân hàng đại lý sẽ cung cấp dịch vụ và tiện ích về lĩnh vực thanh toán, thông tin liên lạc.
+ Ngân hàng đại lý sẽ cung cấp thông tin khách hàng, thị trường xuất khẩu của Việt Nam nơi họ có trụ sở hoặc chi nhánh.
+ Mạng lưới ngân hàng đại lý sẽ giúp chúng ta giảm chi phí giao dịch, rút ngắn
thời gian giao dịch và do đó thu hút được khách hàng quan hệ tài trợ ngoại thương với ngân hàng.
+ Ngân hàng đại lý sẽ có những hỗ trợ về kinh nghiệm, đào tạo nhân sự.
Tổng kết chương 3: Trên đây là tập hợp các giải pháp đề xuất nhằm phát triển dịch vụ bao thanh toán tại Việt Nam. Đây mới chỉ là những giải pháp bước đầu giải quyết những hạn chế của hoạt động bao thanh toán hiện nay. Vì là một sản phẩm mới và còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề khó khăn, chúng ta nên tìm hiểu, học hỏi những kinh nghiệm của những quốc gia đã phát triển bao thanh toán trong khu vực để từng bước hoàn thiện bao thanh toán tại Việt Nam.
42
KẾT LUẬN
Tóm lại, bao thanh toán là một loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam hoạt động này còn găp rất nhiều vướng mắc cũng như là những cản trở xuất phát từ nhiều phía làm triệt tiêu đi những lợi ích mà bao thanh toán mang lại cho các bên tham gia.
Để chứng tỏ đây là một kênh cung ứng, hỗ trợ vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng Việt Nam nên có những chiến lược cụ thể để triển khai sản phẩm này. Bên cạnh đó cũng cần sự hợp tác từ phía các doanh nghiệp và Chính phủ để hoạt động bao thanh toán được thực hiện đồng bộ, nhất quán trên toàn hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Nhằm mục tiêu hiện đại hóa hệ thống tài chính ngân hàng, bên cạnh những sản phẩm tín dụng truyền thống như cho vay thì bao thanh toán là một loại hình tín dụng cần được quan tâm phát triển. Nó không chỉ mang lại tính chất đa dạng trong hệ thống sản phẩm mà còn góp phần hữu ích thúc đẩy nền kinh tế trong nước và hoạt đông xuất nhập khẩu ra nước ngoài.
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương, Nhà xuất bản Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2012.
2. Giáo trình Thanh toán quốc tế - PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Nhà xuất bản Thống kê.
3. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Sổ tay nghiệp vụ bao thanh toán 4. Báo cáo thường niên của Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI)
5. Báo cáo doanh thu hoạt động bao thanh toán của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
6. Một số tạp chí chuyên ngành ngân hàng.
7. Các website tham khảo : www.vietcombank.com.vn, www.nganhangonline.com,