Đánh giá chung

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ BAO THANH TOÁN (Trang 29 - 31)

Nhu cầu của nghiệp vụ bao thanh toán xuất phát từ việc phát triển hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế và những hạn chế về các phương thức tài trợ của ngân hàng hiện nay. Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta ngày một phát triển, thể hiện qua kim ngạch xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng liên tục qua các năm. Từ đó, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp cũng tăng theo. Khi cần vốn, doanh nghiệp sẽ tìm đến nguồn tài trợ từ phía ngân hàng. Ngân hàng tài trợ vốn thông qua các hình thức cho vay là chủ yếu. Tuy nhiên, nguồn cung ứng vốn từ các nghiệp vụ tài trợ của ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển. Một nghiệp vụ được nghiên cứu đưa vào sử dụng tạo thêm kênh cung ứng vốn là bao thanh toán. Đây là kênh cung ứng vốn hữu hiệu. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của bao thanh toán, đến nay doanh số phát sinh bao thanh toán chưa cao. Các ngân hàng chỉ mới chủ yếu khai thác sản phẩm bao thanh toán nội địa. Số lượng các ngân hàng tham gia còn rất hạn chế.

Nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam bắt đầu manh nha từ những năm 1990, nhưng chưa có điều kiện phát triển. Ngày 6/9/2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. Sự ra đời của văn bản pháp lý này bước đầu đã

29

tạo động lực thúc đẩy các tổ chức tín dụng triển khai và phát triển dịch vụ bao thanh toán. Đến đầu năm 2005, bao thanh toán được chính thức triển khai tại Việt Nam. Và đi tiên phong trong việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán là Deutsche Bank tháng 1 năm 2005, Far East National Bank (FENB) tháng 3/2005, UFJ Bank , Citi Bank, HSBC, ngân hàng Mizuho, NHTM cổ phần Á Châu (ACB), NHTM Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NHTM cổ phần Kỹ Thương (Techcombank), ngân hàng Quốc tế (VIB)…

Hiện nay số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam triển khai thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán đã tăng lên. Trong đó có 4 ngân hàng đã tham gia vào Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI) : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

Bảng 1: Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam (Đơn vị : triệu euro)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nội địa 2 15 41 80 90 43 42 Quốc tế 0 1 2 5 5 22 25 Tổng doanh thu 2 16 43 85 95 65 67

(Nguồn : Báo cáo thường niên của FCI)

Theo số liệu thống kê của FCI, ta thấy doanh số bao thanh toán của Việt Nam có xu hướng phát triển theo chiều hướng đi lên từ năm 2005 đến năm 2011 và tốc độ tăng cũng rất ấn tượng. So với năm 2005 thì năm 2011 đã tăng 32.5%. Tuy nhiên tỷ trọng bao thanh toán quốc tế vẫn còn khá khiêm tốn so với bao thanh toán nội địa. Từ năm 2009 trở về trước doanh thu bao thanh toán quốc tế hầu như không đáng kể so với bao thanh toán nội địa. Năm 2010 và 2011, tỷ trọng bao thanh toán quốc tế có dấu hiệu tăng lên rõ ràng và tương đương 50% bao thanh toán nội địa. Điều này cho thấy một điểm sáng mới trong hoạt động bao thanh toán Việt Nam, bao thanh toán đang ngày càng thâm nhập vào thị trường giao thương quốc tế.

30

Nếu so sánh với một số nước Châu Á thì doanh số bao thanh toán của Việt Nam vẫn còn rất thấp.

Bảng 2: Doanh số bao thanh toán một số quốc gia châu Á (Đơn vị :triệu euro)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Trung Quốc 5830 14,300 32,976 55,000 67,300 154,550 274,870 Singapore 2880 2955 3270 4000 4700 5800 6670 Thái Lan 1640 1925 2240 2367 2107 2095 3080 Malaysia 532 480 468 550 700 1058 1050 Việt Nam 2 16 43 85 95 65 67

(Nguồn : Báo cáo thường niên của FCI)

Năm 2005, khi nghiệp vụ bao thanh toán mới manh nha ở nước ta thì tại một số quốc gia như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan,… đã khá phát triển rồi. Tuy rằng tốc độ tăng doanh số bao thanh toán của Việt Nam là khá ấn tượng nhưng so với các quốc gia khác thì quy mô nghiệp vụ bao thanh toán của nước ta còn khá nhỏ bé.

Nói tóm lại, chúng ta có thể nhận thấy rằng hoạt động bao thanh toán đang ngày càng phát triển ở Việt Nam. Mặc dù quy mô còn nhỏ bé nhưng trên đà phát triển hội nhập nền kinh tế thế giới, bao thanh toán sẽ là một phương tiện tạo động lực thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ BAO THANH TOÁN (Trang 29 - 31)