Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ BAO THANH TOÁN (Trang 33 - 37)

a) Nguyên nhân khách quan

Tâm lý của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay gồm cả doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đều ưa thích sử dụng tín dụng truyền thống hơn là các dịch vụ mới như là bao thanh toán. Do các doanh nghiệp chưa hiểu rõ đầy đủ các ưu thế của bao thanh toán so với các

33

loại hình cấp tín dụng khác như không cần tài sản đảm bảo, giảm rủi ro cho doanh nghiệp đối với các khoản phải thu….Một phần nữa là khi thực hiện dịch vụ bao thanh toán các ngân hàng đã đưa ra các điều kiện làm triệt tiêu đi lợi thế của bao thanh toán như khoản ứng trước cần tài sản đảm bảo, bên bán phải chứng minh điều kiện tài chính của bên mua là tốt…

Yếu tố rủi ro trong hoạt động bao thanh toán

Môi trường thông tin của nền kinh tế chưa được minh bạch hóa, nguyên nhân chính xuất phát từ phía các doanh nghiệp. Do đó vẫn còn gây khó khăn hạn chế cho việc thực hiện bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại.

b) Nguyên nhân chủ quan

Về thông tin và thẩm định thông tin

Bao thanh toán không chỉ tham gia vào công đoạn đầu là cho vay đối với người bán, mà còn đi sâu vào các quá trình tiếp theo nhằm mục đích để cho đơn vị bao thanh toán có thể kiểm soát được cả bên mua và bên bán, nhất là kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam chưa muốn công khai tình hình hoạt động, tình hình tài chính, cũng như chưa có thói quen thực hiện kiểm toán. Chính điều này đã cản trở nghiệp vụ bao thanh toán tiếp xúc với các doanh nghiệp. Hơn nữa môi trường thông tin của nền kinh tế chưa minh bạch, cơ sở thông tin dữ liệu về khách hàng vẫn còn thiếu, yếu và chưa tập trung. Hiện nay mới chỉ có trung tâm thông tin tín dụng CIC là đầu mối tập trung thông tin nhiều nhất phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, vì một số lý do, thông tin từ CIC vẫn chưa phản ánh đúng mức độ an toàn tín dụng của khách hàng.

Về quy mô ngân hàng

Việc sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán đòi hỏi tổ chức bao thanh toán phải nắm rõ được khách hàng cả người nhập khẩu lẫn người xuất khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động xuyên biên giới nên rất khó cho đơn vị bao thanh toán thẩm định khách hàng. Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, thực hiện được việc thẩm

34

định khách hàng ngoài lãnh thổ là rất khó. Do đó, rủi ro khi cung ứng dịch vụ này của tổ chức bao thanh toán rất cao. Trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài có mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên các quốc gia, việc thẩm định khách hàng của họ ít gặp khó khăn. Bởi vì, họ có thể thẩm định khách hàng thông qua chi nhánh ngân hàng tại quốc gia mà người mua cư trú. Chính vì lý do này, các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ mới quan tâm đến nghiệp vụ bao thanh toán trong nước.

Về nguồn vốn để thực hiện

Tiềm lực về vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam yếu hơn rất nhiều so với hệ thống ngân hàng nước ngoài. Thêm vào đó, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng thương mại Việt Nam là rất cao. Tỷ lệ nợ quá hạn cao thể hiện mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng và rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng gia tăng theo. Và đây là điều mà các ngân hàng thương mại quan tâm trong hoạt động tín dụng. So với quy định của tiêu chuẩn quốc tế, tỷ lệ nợ khó đòi của các ngân hàng thương mại Quốc doanh cao hơn quy định Quốc tế khoảng 5%. Với cơ cấu tín dụng nhiều rủi ro như thế sẽ làm gia tăng rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng.

Mức độ rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được đánh giá thông qua hệ số an toàn vốn tối thiểu H3

H3 = Vốn tự có / Tài sản có rủi ro quy đổi

Tài sản có rủi ro quy đổi bao gồm cả tài sản nội bảng lẫn tài sản ngoại bảng. Việc tỷ lệ dư nợ quá hạn ngày càng tăng sẽ làm cho tài sản có rủi ro quy đổi sẽ tăng lên. Khi đó, hệ số an toàn vốn tối thiểu trong ngân hàng sẽ giảm xuống. Điều này bao hàm cả rủi ro trong kinh doanh ngân hàng sẽ gia tăng theo. Do đó, việc đưa dịch vụ bao thanh toán vào hoạt động làm tăng thêm rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất mà các ngân hàng đang phải đối đầu. Vì thế, quy định của quyết định 1096/2004 tại điều 7 “điều kiện để được hoạt động bao thanh toán” khỏan b quy định “tỷ lệ dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của 3 tháng gần nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng”, quy định này nhằm làm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.

35  Về khả năng quản lý

Một doanh nghiệp muốn phát triển tốt cần phải có người điều hành hay người quản lý giỏi. Khả năng quản lý được thể hiện thông qua các quyết định và xử lý công việc của một nhà quản lý. Dịch vụ bao thanh toán đã được các nước khác sử dụng rất nhiều, nhưng đối với chúng ta thì đây là một dịch vụ hoàn toàn mới do đó khả năng và kinh nghiệm quản lý chưa có. Việc thiếu kinh nghiệm quản lý có thể sẽ gây thiệt hại cho quá trình hoạt động của ngân hàng và sẽ làm gia tăng rủi ro.

Trình độ của nhân viên

Nhân viên là người chịu trách nhiệm thực hiện công việc liên quan từ khâu lựa chọn khách hàng, quyết định tài trợ đến thu hồi nợ, là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Do đó, yêu cầu đối với một nhân viên thực hiện nghiệp vụ là phải hiểu biết và am tường về nghiệp vụ mà mình phụ trách. Tuy nhiên, đối với chúng ta hiện nay, hầu hết các nhân viên ngân hàng hiểu rất ít hoặc còn rất mới lạ đối với nghiệp vụ bao thanh toán này. Chính vì lý do đó, nghiệp vụ bao thanh toán hiện nay chưa được các NHTM trong nước chú ý đến.

Tổng kết chương 2: Qua quá trình nghiên cứu tình hình hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam nói chung và tại Vietcombank nói riêng, ta có thể nhận thấy kết quả hoạt động bao thanh toán còn khá khiêm tốn, còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Hơn nữa, bao thanh toán là một sản phẩm còn rất mới, các đơn vị bao thanh toán chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ về sản phẩm này. Quá trình thực hiện bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay còn nhiều yếu kém, sai sót và ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy việc đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay là rất cần thiết.

36

CHƯƠNG3:GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI

VIỆT NAM.

3.1Nhóm giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động bao thanh toán 3.1.1 Các ngân hàng TMCP cần hoàn thiện văn bản quy định nội bộ cho việc thực

hiện hoạt động bao thanh toán của mình

+ Các ngân hàng TMCP cần hoàn thiện và ban hành Quy trình nghiệp vụ bao thanh toán. Quy trình nghiệp vụ là một trong những công cụ của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro, đặc biệt là rủi ro tác nghiệp trong hoạt động bao thanh toán. Quy trình cũng là cơ sở để thực hiện nghiệp vụ một cách thống nhất, hợp lý và chính xác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

+ Quy trình nghiệp vụ bao thanh toán cần thiết lập được các chốt kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo cơ chế kiểm tra chéo giữa các cá nhân, bộ phận.

+ Quy trình thực hiện quy trình cần có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và kịp thời chỉnh sửa các vướng mắc cũng như các khuyến khuyết có thể gây tổn thất hoặc nguy cơ rủi ro.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH vụ BAO THANH TOÁN (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)